Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Hen suyễn ở trẻ có nguy hiểm không?


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Hen suyễn ở trẻ là gì? Những dấu hiệu cho thấy trẻ mắc hen suyễn
  2. Hen suyễn ở trẻ có nguy hiểm không?
  3. Cho trẻ đi khám sớm khi có các dấu hiệu của hen suyễn
  4. Chăm sóc trẻ mắc hen suyễn đúng cách
  5.    Biết cách cấp cứu cho trẻ khi trẻ lên cơn hen suyễn
  6.    Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay?

Hen suyễn ở trẻ là một vấn đề cần được quan tâm đúng mức bởi đây chính là bệnh hô hấp mạn tính thường gặp nhất ở trẻ em. Tính riêng tại TP HCM, trung bình cứ 10 trẻ thì đã có đến 3 trẻ mắc hen. Chuẩn đoán hen suyễn ở trẻ thường rất khó khăn. Chẩn đoán khó khăn, dùng thuốc không phù hợp có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự trưởng thành của trẻ. Vậy làm thế nào khi trẻ có triệu chứng của hen suyễn? Hen suyễn ở trẻ có nguy hiểm không? Nếu có thì nguy hiểm như thế nào? Làm gì để hạn chế những ảnh hưởng của hen suyễn ở trẻ? Hãy cũng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau.

 

Hen suyễn ở trẻ là gì? Những dấu hiệu cho thấy trẻ mắc hen suyễn

 

Hen suyễn là một bệnh lý mạn tính có yếu tố viêm mạn tính đường thở là trung tâm. Tình trạng viêm này làm cho đường thở trở nên rất nhạy cảm với các chất kích thích khác nhau có trong môi trường. Khi tiếp xúc với các chất kích thích này, đường thở (chủ yếu là phế quản) sẽ phù nề, co thắt, chứa đầy chất nhầy nên bị tắc nghẽn khiến cho bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như ho, khò khè, khó thở, nặng ngực.

 

Khi nào cần nghĩ đến có thể con bạn đã mắc hen suyễn? Hãy cân nhắc đến hen suyễn khi trẻ có các dấu hiệu như:

 

- Có những cơn khò khè tái phát nhiều lần

- Cơn ho về đêm tái phát nhiều lần

- Có ho, khò khè, khó thở và nặng ngực khi tiếp xúc với một số dị nguyên hay khói ô nhiễm.

- Các triệu chứng của bệnh có thể cải thiện khi dùng thuốc điều trị hen.

- Các triệu chứng xuất hiện và nặng lên về đêm hay sáng sớm hoặc khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên.

- Người bệnh có các yếu tố nguy cơ (chủ thể người bệnh) như trong gia đình có người mắc hen hay các bệnh dị ứng, có cơ địa dị ứng, sinh non, béo phì, suy dinh dưỡng.....

 

Các yếu tố dị nguyên có thể làm khởi phát hen suyễn ở trẻ bao gồm:

 

- Dị nguyên trong nhà như mạt bụi nhà, lông thú nuôi, nấm mốc, hóa chất....

- Dị nguyên ngoài nhà như bụi, phấn hoa, khói hương...

- Nhiễm trùng: chủ yếu là nhiễm virus

- Các yếu tố nghề nghiệp: than, bụi bông....

- Thuốc lá: hút thuốc lá bị động từ người lớn trong gia đình

- Ô nhiễm môi trường không khí: khí thải phương tiện giao thông...

 

Các triệu chứng hen suyễn ở trẻ thường không điển hình, khó xác định. Có những trường hợp trẻ mắc bệnh hen suyễn nhưng chỉ biểu hiện bằng những cơn ho về đêm (lắm khi nhiều đến mức làm trẻ không thể ngủ được) mà không hề có triệu chứng gợi ý nào khác và ban ngày trẻ lại hoàn toàn bình thường. Một số nhà chuyên môn thường goị đây là “hen dạng ho” – một thể khá đặc biệt của bệnh và thường bị bỏ sót. Là những người trực tiếp chăm sóc trẻ, bố mẹ cần theo dõi thật kỹ các dấu hiệu bệnh của con để kịp thời cho trẻ đi thăm khám và điều trị.

 

hen suyễn ở trẻ co nguy hiểm không

 

Hen suyễn ở trẻ có nguy hiểm không là băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh

 

Hen suyễn ở trẻ có nguy hiểm không?

 

Câu trả lời là có. Hen suyễn ở trẻ có nguy hiểm. Hen suyễn ở trẻ nguy hiểm không chỉ bởi nội tại căn bệnh, những biến chứng cấp tính, lâu dài của bệnh mà còn bởi những tác dụng phụ khi phải dùng thuốc điều trị hen kéo dài.

 

Hen suyễn là  một trong những nguyên nhân quan trọng gây bệnh và tử vong ở trẻ em. Các trường hợp tử vong ở trẻ tỷ lệ lớn là do trẻ không qua được cơn hen cấp tính. Đặc biệt những đối tượng sau sẽ có nguy cơ cao hơn khi các cơn hen cấp tính xảy ra:

 

- Trẻ đã từng có cơn hen suýt tử vong phải giúp thở bằng máy.

- Trẻ phải nhập viện 2 lần hay 3 lần cấp cứu trong năm vừa qua vì hen suyễn.

- Phải nhập viện vì hen suyễn trong tháng vừa qua.

- Hiện uống hay vừa mới ngưng thuốc chứa glucocorticosteroid.

- Quá lệ thuộc vào thuốc cắt cơn, đặc biệt khi dùng hơn một hộp ventolin hoặc thuốc tương đương trong hơn một tháng.

- Có lịch sử không tuân thủ điều trị.

 

Ngoài biến chứng nguy hiểm nhất là suy hô hấp dẫn đến tử vong ở trẻ thì khi mắc hen phế quản mạn tính, trẻ còn có thể gặp các biến chứng nguy hiểm khác như:

 

- Viêm phế quản: Trẻ dễ bị bội nhiễm trên nền hen suyễn. Ngoài các triệu chứng điển hình của hen suyễn như ho, khò khè, khó thở, trẻ gặp thêm các các triệu chứng khác như khó thở tăng, đờm nhiều, thường có màu vàng hoặc xanh do nhiễm khuẩn, xét nghiệm đờm thấy bạch cầu thoái hóa và tạp khuẩn. Hen kèm theo bội nhiễm khó điều trị hơn, đặc biệt nếu kèm theo viêm phổi thì cực kỳ nguy hiểm cho trẻ.  

 

- Tâm phế mạn tính: Biến chứng này thường gặp ở người cao tuổi nhưng cũng không loại trừ những trường hợp trẻ em bởi thời gian để người bệnh gặp phải biến chứng này có thể sau khi mắc hen lâu năm (có thể từ 5, 10 năm...), hen ở mức độ nặng (hen bậc 3, 4). Triệu chứng điển hình là thở gắng sức, tím tái, gan có thể to hoặc mấp mé bờ sườn, đau vùng hạ sườn phải.

 

- Ngừng hô hấp kèm theo tổn thương não: Tình trạng suy hô hấp kéo dài khiến não thiếu oxy, trong các thể hen nặng, có lúc ngừng hô hấp hay tim ngừng đập. Những trường hợp này bệnh nhân thường lên cơn ngạt thở đột ngột, làm tăng CO2 trong máu, dẫn đến hôn mê. Nếu cấp cứu kịp thời thì có thể tránh được tử vong nhưng trẻ có thể gặp phải tổn thương não. 

 

- Xẹp phổi: Hơn 1/3 trẻ gặp biến chứng xẹp phổi khi mắc bệnh hen suyễn.

 

- Phổi tắc nghẽn mạn tính: Theo thống kê thì đối tượng mắc phổi tắc nghẽn mạn tính chủ yếu là người lớn có hút thuốc lá nhưng cũng không loại trừ trường hợp có trẻ mắc hen đã gặp biến chứng COPD do phơi nhiễm khói thuốc lá trong môi trường sống trong thời gian dài.

 

- Tràn khí màng phổi: Lúc này các phế nang giãn rộng, tại những vùng phế nang giãn mạch máu thưa thớt, áp lực trong phế nang tăng mạnh. Khi người bệnh ho mạnh hay hoạt động quá sức, các thành phế nang dễ bị bục vỡ.

 

Ngoài những biến chứng trực tiếp do cơn hen cấp tính không được xử trí kịp thời hay bệnh hen diễn tiến kéo dài gây ảnh hưởng tới chức năng phổi thì một trong những mối nguy hiểm trẻ mắc hen suyễn phải đối mặt chính là những tác dụng phụ của thuốc điều trị hay những sai lầm trong điều trị hen ở trẻ.

 

Theo phác đồ điều trị hen ở trẻ được Bộ Y tế và tổ chức y tế thế giới khuyến cáo thì mục tiêu điều trị hen ở trẻ nhằm kiểm soát bệnh (không phải chữa khỏi hoàn toàn bệnh, chữa dứt điểm bệnh như nhiều hãng TPCN đang quảng cáo).

 

7 mục tiêu chính trong điều trị kiểm soát hen bao gồm:

 

- Không có triệu chứng hen suyễn vào ban ngày.

- Không thức giấc vào ban đêm do hen suyễn.

- Biết xử trí cơn hen suyễn cấp tính tại nhà, không phải đi cấp cứu vì cơn hen suyễn.

- Hoạt động thể lực và gắng sức bình thường, không nghỉ học.

- Chức năng phổi trở về bình thường.

 

Để đạt 7 mục tiêu kiểm soát hen suyễn ở trẻ cần phối hợp giữa hai nhóm thuốc:

 

- Thuốc cắt cơn hen suyễn cấp tính: chất chủ vận beta2 tác dụng ngắn (SABA).

- Thuốc dự phòng hen suyễn giúp hạn chế nguy cơ tái phát cơn hen suyễn trong tương lai: Corticocoid hít (ICS)/Kháng Leucotrien/Corticosteroid đường uống (OCS)/Thuốc hen P/H

 

Trong các thuốc dùng trong điều trị cắt cơn và dự phòng hen suyễn ở trẻ thì nhiều phụ huynh và các bác sĩ lo lắng khi cho trẻ dùng steroid, bởi một số nghiên cứu trước đây cho thấy steroid có thể ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ.

 

Tổng hợp kết quả nghiên cứu thống kê thực hiện trên 8.500 trẻ bị hen nhẹ đến trung bình, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trẻ sử dụng steroid dạng hít trong năm đầu tiên tăng chậm hơn trung bình một nửa cm so với những trẻ em sử dụng giả dược hoặc thuốc dạng hít khác. Trong năm thứ hai và thứ ba của quá trình điều trị, đã có ít, hoặc không có sự khác biệt về phát triển chiều cao ở hai nhóm.

 

Các bác sĩ cũng tìm thấy một số bằng chứng cho thấy beclometasone và budesonide có thể ảnh hưởng nhiều hơn đến chiều cao so với fluticasone, nhưng không có đủ nghiên cứu tốt để chắc chắn về những phát hiện này. Họ cũng phát hiện ra rằng steroid liều thấp hơn dường như ít ảnh hưởng đến chiều cao hơn.

 

Hen suyễn ở trẻ có nguy hiểm không? Có lẽ đọc đến đây nhiều bậc phụ huynh đã có câu trả lời cho mình. Vậy làm thế nào để hạn chế những ảnh hưởng của hen suyễn đối với trẻ. Tiếp tục tìm hiểu qua nội dung tiếp theo nhé!

 

Cho trẻ đi khám sớm khi có các dấu hiệu của hen suyễn

 

Với các triệu chứng điển hình như phần trên đã nói tới thì các bậc phụ huynh thường có thể tự nhận biết được tình trạng bệnh của trẻ và cho con đi khám sớm. Nhưng làm thế nào để chẩn đoán khi trẻ không lên cơn hay khi trẻ có biểu hiện không điển hình? Nếu trẻ chỉ ho, khò khè, liệu có nên đưa trẻ đi khám không? Câu trả lời là có.

 

Không chỉ dựa vào triệu chứng, tiền sử bệnh và tiền sử gia đình, các bác sĩ có thể phải thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán xác định hen suyễn ở trẻ.

 

Trong các xét nghiệm này, đo hô hấp ký là một nghiệm pháp không quá đắt tiền có thể giúp chẩn đoán hen khi nghi ngờ hen, khi bệnh nhân không lên cơn hoặc khi có biểu hiện không điển hình, không rõ ràng mà một số thầy thuốc goị là “hen dấu mặt“. Tuy nhiên, đây là một nghiệm pháp gắng sức đòi hỏi bệnh nhân phải biết hợp tác nên thường khó thực hiện được cho trẻ dưới 6 tuổi.

 

Chăm sóc trẻ mắc hen suyễn đúng cách

 

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố có thể làm khởi phát cơn hen:

 

- Không nuôi thú vật (chó, mèo...) nếu xác định trẻ bị dị ứng lông chó mèo.

- Không hút thuốc lá trong nhà và ở nơi gần trẻ.

- Không để những chất nặng mùi trong nhà.

- Tránh dùng các loại thuốc xịt như nước hoa xịt phòng , thuốc xịt muỗi, côn trùng .

- Tránh khói hương quá nhiều, thường xuyên.

- Dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp nơi ngủ của trẻ, không nên trải thảm. Thường xuyên giặt khăn trải giường và chăn mền, phơi khô ngoài nắng. Không nên cho trẻ chơi thú nhồi bông cũng như không cho thú vật vào nơi trẻ ngủ.

- Nếu trẻ bị dị ứng thực phẩm thì cần hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm gây dị ứng, có thể kiêng hoàn toàn càng tốt.

 

Biết cách cấp cứu cho trẻ khi trẻ lên cơn hen suyễn

 

Cần nhận biết sớm các dấu hiệu cho biết một cơn hen đang đến: ho, khò khè, nặng ngực, khó thở, thức giấc về đêm. Cho trẻ dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh (dưới dạng hít hay xông). Dù trẻ tốt lên cũng cần cho trẻ nghỉ ngơi, không hoạt động trong vòng 1 giờ.

 

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay?

 

- Thuốc cắt cơn hen suyễn cấp tính ở trẻ không có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng ngắn , trẻ vẫn còn khó thở

- Trẻ nói năng khó nhọc, không rõ câu, rõ chữ.

- Trẻ phải ngồi thở, co kéo vùng xung quanh xương sườn và cổ khi thở, cánh mũi phập phồng

- Tím tái môi hay đầu ngón tay: Đây là dấu hiệu rất nguy kịch

 

Trẻ em là đối tượng vô cùng nhạy cảm, nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, quá trình chăm sóc không được chú ý đúng mức thì tình trạng hen suyễn của trẻ có thể tiến triển nhanh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, học tập của trẻ.

 

Hi vọng qua nội dung bài viết này, các bậc phụ huynh không chỉ trả lời được câu hỏi hen suyễn ở trẻ có nguy hiểm không mà còn có thể biết thêm những kiến thức cần thiết để cùng đồng hành cùng con yêu trong cuộc chiến đẩy lùi bệnh hen suyễn.

 

Bác sĩ tổng đài hô hấp 1800 5454 35

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát