Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Hen phế quản: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, đối tượng nguy cơ, phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị hen phế quản


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Hen phế quản là gì?
  2. Nguyên nhân gây hen phế quản là gì?
  3.    NGUYÊN NHÂN GÂY RA HEN PHẾ QUẢN (HEN SUYỄN) THEO TÂY Y
  4.    CĂN NGUYÊN SINH HEN PHẾ QUẢN (HEN SUYỄN) THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
  5. Triệu chứng của hen phế quản là gì?
  6.    DẤU HIỆU NGƯỜI BỆNH CẦN ĐI KHÁM ĐỄ XÁC ĐỊNH BỆNH LÝ HEN (NGƯỜI LỚN)
  7.    DẤU HIỆU NGƯỜI BỆNH CẦN ĐI KHÁM ĐỄ XÁC ĐỊNH BỆNH LÝ HEN (TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI)
  8.    HEN PHẾ QUẢN DẠNG HO (KHI HO LÀ TRIỆU CHỨNG DUY NHẤT)
  9. Đối tượng nguy cơ mắc hen phế quản
  10. Phòng hen phế quản như thế nào?
  11. Làm gì để chẩn đoán hen phế quản?
  12. Điều trị hen phế quản như thế nào?
  13.    BÁC SĨ CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN NHƯ THẾ NÀO?
  14.    ĐIỀU TRỊ CẮT CƠN NHƯ THẾ NÀO? LÀM GÌ KHI LÊN CƠN HEN CẤP TÍNH? KHI NÀO CẦN ĐI CẤP CỨU?
  15.    NHỮNG THUỐC CẮT CƠN THƯỜNG GẶP NHẤT
  16.    DỰ PHÒNG HEN PHẾ QUẢN, NGĂN NGỪA CƠN HEN TÁI PHÁT
  17.    THUỐC DỰ PHÒNG HEN PHẾ QUẢN THƯỜNG GẶP
  18.    NHỮNG TÁC DỤNG PHỤ THƯỜNG GẶP KHI PHẢI ĐIỀU TRỊ HEN KÉO DÀI
  19.    ĐÔNG Y CÓ CHỮA ĐƯỢC HEN PHẾ QUẢN KHÔNG?
  20. Chăm sóc bệnh nhân hen phế quản?

Hen phế quản còn gọi là hen suyễn hay bệnh suyễn (Asthma) là bệnh lý viêm mạn tính của phế quản trong đó có sự tham gia của nhiều tế bào và thành phần tế bào (Định nghĩa theo GINA).

 

Hen phế quản là gì?

 

Bệnh hen phế quản được biểu hiện bằng 3 cơ chế: viêm mạn tính đường thở, tăng đáp ứng đường thở; giới hạn luồng khí.

 

- Viêm mạn tính đường thở: Đây là tình trạng thường xuyên của hen phế quản ngay cả khi hen đã được kiểm soát. Tổn thương mạn tính không thể điều trị khỏi hoàn toàn chính là yếu tố chính khiến hen phế quản có thể tái phát sau nhiều năm khi sức đề kháng của người bệnh giảm và thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố gây khởi phát.

 

- Tăng đáp ứng đường thở: Khi tiếp xúc với các yếu tố khởi phát như dị nguyên, nhiễm khuẩn hô hấp, hít thuốc lá thụ động, ô nhiễm không khí, thay đổi thời tiết, gắng sức, yếu tố tâm lý thì cơ trơn bị co thắt, tăng tiết nhầy, phù nề niêm mạc đường thở.

 

- Giới hạn luồng khí: Khi đường thở tăng đáp ứng thì luồng khí thở ra bị hạn chế, biểu hiện thành các triệu chứng ho, khò khè, khó thở, nặng ngực.

 

Các yếu tố môi trường tác động trực tiếp đến bệnh lý hen gồm có: dị nguyên, nhiễm khuẩn hô hấp, hít thuốc lá thụ động và ô nhiễm không khí. Hen có 2 đặc tính then chốt: bệnh sử các triệu chứng hô hấp (cơn hen cấp tính) biến đổi theo thời gian và cường độ (mức độ nặng nhẹ khác nhau theo thời gian), và sự giới hạn luồng khí thở ra có thể thay đổi. Giữa các cơn hen thì người bệnh cảm thấy bình thường. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều người bệnh nghĩ rằng mình đã khỏi bệnh khi thấy các cơn hen không xuất hiện.

 

Vì viêm đường thở mạn tính (kể cả khi không có triệu chứng thì đường thở vẫn bị viêm) nên việc điều trị hen phế quản là “mạn tính”, nghĩa là cũng cần nhiều thời gian và một điều kém may mắn là cho đến nay chưa có loại thuốc nào chữa trị dứt điểm bệnh hen/suyễn hoàn toàn mà chỉ giúp kiểm soát bệnh này mà thôi.

 

Khi kiểm soát bệnh tốt nghĩa là:

 

- Không có triệu chứng hen/suyễn ban ngày.

 

- Không thức giấc vào ban đêm do hen/suyễn.

 

- Biết xử trí cơn hen/suyễn tại nhà, không phải đi cấp cứu, bệnh viện vì cơn hen

 

- Hoạt động thể lực và gắng sức bình thường, không nghỉ học do hen/suyễn.

 

- Chức năng phổi trở về bình thường. 

 

Khi hen được kiểm soát người bệnh có cuộc sống như người bình thường nhưng không phải người bệnh nào cũng có đủ kiến thức về bệnh và quan tâm đúng mức đến việc điều trị và dự phòng hen. Đó là nguyên nhân chính dẫn tới trung bình có 3000 người tử vong mỗi năm do hen. Con số này đang tăng nhanh và chỉ đứng sau số tử vong do ung thư, vượt lên trên các bệnh về tim mạch. Thành phố Hồ Chí Minh được coi là "Thủ Đô" của bệnh hen phế quản tại Châu Á với trung bình cứ 10 trẻ thì có 3 trẻ mắc bệnh hen phế quản. Hen làm cho 25% bệnh nhân hen phải nhập viện, 42% trẻ nghỉ học, 29% người lớn nghỉ làm. Chi phí cho bệnh hen phế quản bằng cả hai căn bệnh thế kỷ là LAO và HIV/AIDS cộng lại.

 

Nguyên nhân gây hen phế quản là gì?

 

NGUYÊN NHÂN GÂY RA HEN PHẾ QUẢN (HEN SUYỄN) THEO TÂY Y

 

Căn nguyên sinh bệnh hen có thể là kết quả của sự phối hợp nhiều yếu tố nguy cơ, gồm yếu tố bản thân và yếu tố môi trường. Các yếu tố có thể là nguyên nhân dẫn tới hen phế quản bao gồm:

 

1. Ô nhiễm không khí

 

Ô nhiễm không khí không chỉ là do bụi bẩn. Một số yếu tố khác góp phần gây ô nhiễm không khí. Thuốc lá là một yếu tố nguy hiểm gây ra bệnh hen dù là hút thuốc thụ động hay chủ động.

Ô nhiễm không khí do khói bụi, cháy rừng, than củi, ozon,… cũng là những nguyên nhân gây bệnh hen.

Một số hóa chất lẫn trong không khí cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Những người mẫn cảm với xà bông, mùi nước hoa, mùi xăng hoặc sơn cũng có thể mắc bệnh hen.

 

2. Các rối loạn hô hấp

 

Các rối loạn hô hấp thường gặp như lạnh, viêm họng, đau họng, cúm, viêm xoang và viêm phổi nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến hen. Ở trẻ nhỏ, các rối loạn hô hấp trên là nguyên nhân phổ biến gây bệnh hen.

 

3. Yếu tố thời tiết

 

Thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt là không khí lạnh và gió khô cũng có thể gây bệnh hen.

 

4. Thể hiện cảm xúc

 

Khi bạn cố gắng thế hiện cảm xúc như cười lớn, phấn khích, sợ hãi, khóc, tức giận hoặc la hét, bạn sẽ cảm thấy hơi thở thay đổi, kể cả nếu bạn là người không bị bệnh.

 

5. Tập thể dục

 

Chúng ta đều biết tập thể dục là hoạt động thể chất tốt. Tuy nhiên, nếu bạn tập luyện trong không khí lạnh và bạn dễ bị hen, việc thở sâu và không khí lạnh có thể dẫn đến tái phát bệnh hen. Do đó, bạn cần điều trị thích hợp, không cần hạn chế tham gia các hoạt động thể chất nhưng nên lưu ý điều kiện môi trường xung quanh.

 

6. Dị ứng

 

Tác nhân dị ứng thông thường dẫn đến bệnh hen bao gồm gián, nhện, phấn hoa, các loài gặm nhấm và nấm mốc.

 

Nếu bạn nuôi thú cưng, bạn cần giữ chúng sạch sẽ vì lông động vật đã được chứng minh là nguyên nhân gây bệnh hen suyễn.

 

7. Các yếu tố khác

 

Một số loại thuốc như aspirin và các thuốc chẹn beta là nguyên nhân gây bệnh hen.

 

Ở bệnh nhân đã mắc hen phế quản, khi tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng đường thở từ môi trường có thể làm khởi phát cơn hen cấp. Một số tác nhân cơ bản thường gây cơn hen cấp tính là:

 

- Thay đổi thời tiết, ban đêm.

- Phấn hoa theo mùa

- Bụi, nấm mốc,vật nuôi, các thành phần của côn trùng

- Thực phẩm như cá, trứng, đậu phộng, sữa bò, đậu nành

- Nhiễm trùng hô hấp: chẳng hạn như cảm cúm, viêm phế quản, viêm xoang

- Thuoc: Như as-pi-rin, các thuoc kháng viêm không stê rôid khác…

- Hút thuốc lá, khói, mùi hóa chất, nước hoa.

- Bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản (GERD)

- Gắng sức, cảm xúc như: cười, khóc, hò hét, đau buồn...

 

Không phải tất cả những người bị hen phế quản đều bị phản ứng với cùng một tác nhân, hay nói cách khác tác nhân đối với người này nhưng chưa chắc đã phải là tác nhân của người khác.

 

CĂN NGUYÊN SINH HEN PHẾ QUẢN (HEN SUYỄN) THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

 

Trong y học cổ truyền phương Đông, từ những y văn cổ kinh điển như “Hoàng đế - Nội kinh” thế kỷ thứ V-III trước CN đã đề cập tới một tình trạng bệnh lý: biểu hiện trên lâm sàng khó thở, khó thở từng cơn, khi thở thì gấp gáp, hơi đưa lên thì nhiều, hơi đưa xuống thì ít và được gọi là suyễn, với đặc điểm nữa là khi thở còn phát ra tiếng cò cử ở trong cổ họng. Tình trạng bệnh lý này thường đi cùng với nhau và được gọi dưới một tên chung là háo suyễn. Háo suyễn với những biểu hiện lâm sàng rất gần với hen phế quản của y học hiện đại.

 

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của chứng háo suyễn dưới góc độ của Đông y đã được nhiều y giả đời xưa bàn đến qua các y văn của mình.

 

Sách “Thánh tế phương” từ thế kỷ XII-XIII có ghi lại: “thở ra là theo dương mà ra nên khí đưa lên. Thở vào là theo âm mà vào nên khí giáng xuống. Một lần lên, một lần xuống thì âm dương điều hoà. Khi bị bệnh sẽ làm khí nghịch lên, không giáng xuống được mà sinh ra háo suyễn”.

 

Lưu Hà Gian - một danh y Trung Quốc trong tác phẩm “Hà gian lục thư” đã viết” “Lấy sự tương đối của âm dương mà nói, giữa hình và khí thì hình là âm, khí là dương. Giữa hàn và nhiệt thì hàn là âm, nhiệt là dương. Giữa thăng và giáng thì thăng là dương, giáng là âm. Trong háo suyễn có sự rối loạn cân bằng âm dương - rối loạn thăng giáng khí”.

 

Theo Chu Đan Khê: “Háo suyễn chủ yếu là do đàm”.

 

Từ những đàm luận trong  các y văn của y học cổ truyền với thực tế lâm sàng, người đã khái quát lại nguyên nhân phát sinh ra chứng háo suyễn có 2 vấn đề:

 

Ngoại tà xâm nhập: thường do thời tiết khí hậu trái thường, lục khí sẽ biến thành lục dâm, xâm nhập vào cơ thể mà gây bệnh. Trong đó, những yếu tố ngoại tà đưa đến chứng háo suyễn hay gặp nhất là phong hàn thấp và phong nhiệt thấp. Điều này đã nói rõ những bệnh nhân mắc bệnh này rất nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết khí hậu, nó thường là những nguyên nhân khởi phát hay làm bùng nổ những cơn cấp trong chứng háo suyễn.

 

Phế - Thận – Tỳ hư nhược:

 

-  Tỳ hư mất đi sự kiện vận, tích thấp sinh đàm, dần dần tích luỹ từ trung tiêu mà đưa lên phế, làm phế trướng mãn và phế khí không tuyên thông, khó hạ giáng, làm hô hấp bị trở ngại mà phát thành suyễn. Tỳ hư sinh đàm, đàm dưới dạng nhầy, đục, đặc, do nôn, do khạc ra hay nghe thấy tiếng lọc xọc trong cổ, trong ngực khi ho, khi thở...

 

-  Phế - thận hư nhược: do chức năng chủ yếu của tạng phế là chủ khí và điều hành hô hấp, cho nên trong Hoàng đế - Nội kinh có nói “hễ là khí cấp - suyễn thở các bệnh chứng thuộc khí phận, ngực, tức đều thuộc phế”. Hô hấp bình thường ngoài dựa vào phế khí túc giáng ra, còn yêu cầu quyền nhiếp nạp của tạng thận. Thận chủ nạp khí, thận có tác dụng hỗ trợ phế khí hít khí và giáng khí. Một khi nguyên khí của thận bị tổn thương, khí mất đi sự nhiếp nạp, thì thở vào không về tới gốc, khí nghịch dồn lên mà thành suyễn. Trong “chứng trị chuẩn thằng” đã nói: “chân nguyên hao tổn, suyễn sinh ra do thận khí dồn lên trên”. Biện chứng háo suyễn đầu tiên cần phải phân  biệt rõ về hư - thực. Trong “Cảnh Nhạc toàn thư” đã chỉ rõ: “Thực suyễn có tà, tà khí thực. Hư suyễn vô tà, nguyên khí hư”. Nhìn dưới góc độ lâm sàng mà nói: thực chứng là chỉ bệnh tương đối ngắn, khó thở, tiếng thở thô, nghe có tiếng đờm lọc xọc. Trị thực chứng cần phải theo pháp điều trị là: định suyễn, giáng khí, hoá đàm với sự quan tâm của hai tạng phế-tỳ. Hư chứng bệnh bắt đầu tương đối hoãn, quá trình bệnh tương đối dài, người bệnh khó thở thường xuyên, khi vận động thì khó thở tăng lên. Trị thể hư chứng chủ yếu lấy bồi bổ nhiếp nạp ở hai tạng phế-thận.

 

Dù theo quan niệm của Đông y hay Tây y thì các yếu tố môi trường đều có tác động trực tiếp đến bệnh lý hen phế quản (hen suyễn). Vậy nên để kiểm soát hen, ngoài việc dùng thuốc thì việc đầu tiên người bệnh cần làm là hạn chế tiếp xúc với các tác nhân môi trường khiến bệnh hen tiến triển.

 

Triệu chứng của hen phế quản là gì?

 

Bệnh hen là tình trạng viêm mạn tính đường thở làm đường thở hẹp lại gây tắc nghẽn luồng không khí vào và ra khỏi phổi. Vì viêm là mạn tính nói đến bệnh hen là nói đến quá trình bệnh lâu dài. Trên nền viêm mạn tính ấy, tức là trên nền bệnh hen mạn tính ấy, thỉnh thoảng khi cơ thể tiếp xúc một yếu tố gây kích phát cơn hen từ môi trường, tình trạng viêm đường thở nặng hơn, tình trạng co thắt đường thở nhiều hơn làm đường thở hẹp nhiều hơn nữa, gây tắc nghẽn nặng hơn nữa, lúc đó chúng ta có cơn hen cấp. Như vậy có thể nói bệnh hen đóng vai trò là một nền viêm dai dằng bên dưới, còn cơn hen đóng vai trò như một biến cố cấp tính xuất hiện trên nền bệnh mạn tính đó.

 

Khi nói về triệu chứng của hen phế quản là nhắc tới các triệu chứng khi xuất hiện khi lên cơn hen cấp tính.  Sau đây là 4 triệu chứng thường thấy nhất ở bệnh nhân hen phế quản khi lên cơn hen cấp tính:

- Khò khè: tiếng rít thường nghe được khi thở ra. Tiếng rít này dễ dàng được nhận ra bởi bác sĩ của bạn hay chính bạn cũng có thể nhận ra.

- Ho nhiều: ho có thể kéo dài và thường hay xảy ra. Ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn hen ban đêm. Ho rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Đặc biệt ở Việt Nam, một số bệnh nhân bị ho do hen phế quản dễ bị chuẩn đoán nhầm là viêm phế quản, viêm họng hay thậm chí bị chuẩn đoán là ho lao.

- Nặng ngực: cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt.

- Khó thở: thở nhanh, ngắn và thấy khó khăn, đặc biệt là khi thở ra.

 

Các triệu chứng của hen phế quản biểu hiện khác nhau ở mỗi người và trên cùng một người chúng cũng biểu hiện khác nhau tùy theo từng thời điểm. Khi không có các triệu chứng này không có nghĩa là bệnh đã khỏi mà tình trạng viêm mạn tính của đường thở vẫn đang tiếp tục dai dẳng. Khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên, các triệu chứng sẽ quay trở lại.

 

DẤU HIỆU NGƯỜI BỆNH CẦN ĐI KHÁM ĐỄ XÁC ĐỊNH BỆNH LÝ HEN (NGƯỜI LỚN)

 

Dấu hiệu nào giúp nghi ngờ bệnh hen phế quản (suyễn)? Có phải cứ đầy đủ 4 triệu chứng điển hình trên thì mới đi khám? Câu trả lời là KHÔNG. Khi có nhiều hơn 1 triệu chứng và thời điểm xuất hiện các triệu chứng này thuộc các trường hợp sau thì bạn nên đi khám để được chẩn đoán có mắc hen hay không:

 

- Có nhiều hơn một triệu chứng điển hình thuộc nhóm 4 triệu chứng điển hình KHÒ KHÈ, KHÓ THỞ, NẶNG NGỰC, HO.

 

- Các triệu chứng xảy ra thay đổi theo thời gian và cường độ

 

- Các triệu chứng thường nặng hơn về đêm hoặc lúc thức giấc

 

- Các triệu chứng thường bị kích phát bởi vận động, cười, dị nguyên, khí lạnh

 

- Các triệu chứng thường xuất hiện và trở nặng khi nhiễm vi rút.

 

DẤU HIỆU NGƯỜI BỆNH CẦN ĐI KHÁM ĐỄ XÁC ĐỊNH BỆNH LÝ HEN (TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI)

 

Riêng với đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi thì cân nhắc các triệu chứng sau để cho trẻ đi khám sớm:

 

- Có khò khè kèm 1 trong các triệu chứng ho hay khó thở

 

- Các triệu chứng này tái phát thường xuyên

 

- Nặng hơn về đêm và sáng sớm

 

- Xảy ra khi gắng sức, cười, khóc hay tiếp xúc với khói thuốc lá, không khí lạnh, thú nuôi....

 

- Xảy ra khi không có nhiễm khuẩn hô hấp (viêm mũi họng, viêm phế quản...)

 

- Có tiền sử dị ứng

 

- Có tiền sử gia đình có người bị hen dị ứng

 

- Có ran rít/ngáy khi nghe phổi

 

- Đáp ứng với thuốc điều trị hen

 

HEN PHẾ QUẢN DẠNG HO (KHI HO LÀ TRIỆU CHỨNG DUY NHẤT)

 

Việc chẩn đoán bệnh hen phế quản dạng ho không phải là điều dễ dàng bởi bệnh này chỉ có một triệu chứng duy nhất là ho mạn tính. Nếu xuất hiện tình trạng ho liên tục trong 8 tuần mà không rõ nguyên nhân, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán bệnh một cách chính xác.

 

Khi nghi ngờ bạn mắc bệnh hen phế quản dạng ho nhưng kết quả chụp X-quang ngực và hô hấp ký bình thường thì bác sĩ sẽ tiếp tục tiến hành xét nghiệm methacholine. Methacholine là một chất kích thích cơn hen, khiến bạn bộc phát các cơn ho và co thắt phế quản. Nếu bạn phản ứng với methacholine thì chứng tỏ bạn đang mắc bệnh hen phế quản.

 

Đối tượng nguy cơ mắc hen phế quản

 

Các yếu tố nguy cơ của hen phế quản:

 

 + Yếu tố cơ địa

 

- Di truyền: gặp 35 - 70% ở bệnh nhân hen phế quản.

 

- Tạng Atopy (cơ địa dị ứng): Là yếu tố nguy cơ quan trọng phát triển hen phế quản, khoảng 50% bệnh nhân hen phế quản có tạng Atopy.

 

- Giới tính: Giới tính nam là yếu tố nguy cơ hen phế quản trẻ em (trẻ em tỷ lệ mắc hen phế quản ở bé trai nhiều hơn bé gái). Khi trưởng thành tỉ lệ mắc HPQ ở nữ nhiều hơn nam.

 

- Chủng tộc: Người da đen có tỷ lệ mắc hen phế quản cao hơn người da trắng.

 

- Béo phì cũng là yếu tố nguy cơ hen phế quản.

 

+ Yếu tố môi trường: Tiếp xúc với phấn hoa, nấm, bụi trong môi trường sinh hoạt và lao động, lông vật nuôi (chó, mèo), ô nhiễm không khí, khói thuốc lá, các chất hóa học độc hại trong công nghiệp,...

 

+ Nhiễm trùng hô hấp: Giả thuyết nhiễm trùng là yếu tố nguy cơ đã được chứng minh ở người hen phế quản không có cơ địa dị ứng. Hay gặp nhiễm virus hô hấp (Rhinovirus, Coronavirus, Influenza virus, Respiratory syncytial virus, Adenovirus), nhiễm khuẩn (Chlamydiae pneumoniae, Mycobarterium bovis), nhiễm ký sinh trùng.

 

+ Các yếu tố khác: Tình trạng kinh tế xã hội chưa phát triển, gia đình đông người, chế độ ăn kiêng, dùng thuốc.

 

CÁC NHÓM ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ MẮC HEN

 

Dựa trên dịch tễ học và sinh lý học của bệnh hen phế quản, có 3 nhóm người có nguy cơ cao mắc hen phế quản:

 

(1) Liên quan đến yếu tố gia đình (nếu một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có ba và mẹ không bị hen phế quản thì nguy cơ bị hen của trẻ thấp (khoảng 10%), nguy cơ đó sẽ tăng lên 25% nếu có một trong 2 người ba hoặc mẹ bị hen và tăng lên 50% nếu cả ba lẫn mẹ bị hen)

 

(2) Liên quan đến cơ địa dị ứng (những người bị chàm, mề đay, viêm mũi dị ứng hay mắc các bệnh dị ứng khác).

 

(3) Trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp tái đi tái lại có thể gây ra tình trạng viêm mạn tính đường thở. Nếu có sẵn cơ địa dị ứng thì có thể dẫn tới nguy cơ mắc hen phế quản.

 

Ngoài ra, những người sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi và hóa chất  như giáo viên, công nhân xây dựng, người khai thác khoáng sản,... cũng rất dễ trở thành đối tượng của bệnh hen phế quản/suyễn.

 

Phòng hen phế quản như thế nào?

 

Sự phát triển và diễn tiến kéo dài của bệnh lý hen phế quản là do sự tương tác gen - môi trường. Vì vậy cần lưu ý các yếu tố sau để giảm nguy cơ mắc hen phế quản ở trẻ:

 

- Tránh phơi nhiễm khói thuốc lá trong môi trường lúc mang thi và năm đầu đời

 

- Khuyến khích sinh qua âm đạo

 

- Khuyên nuôi con bằng sữa mẹ vì các lợi ích sức khỏe chung

 

- Nếu có thể, hạn chế sử dụng paracetamol và kháng sinh phổ rộng trong năm đầu đời

 

- Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm các đợt khò khè lúc mới sinh

 

- Tiếp nhận bổ sung Vitamin D qua thức ăn hoặc ánh sáng mặt trời hoặc chỉ định của bác sỹ

 

Ngoài ra, đối với mọi đối tượng nói chung, để phòng bệnh hen phế quản, mọi người cần có một lối sống khoa học. Chủ động tránh ở những nơi bụi bẩn, ô nhiễm, nhiều khói; hoặc phải có trang bị bảo hộ. Hạn chế tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng như: phấn hoa, bụi bẩn, súc vật trong nhà, hóa chất. Luôn lau chùi, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, chống ẩm mốc. Không sử dụng hay tiếp xúc với người sử dụng các loại thuốc lá.

 

Khi bị viêm nhiễm đường hô hấp thì phải điều trị ngay, không để kéo dài và tái phát nhiều lần. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe và tập thể dục điều đặn để tăng cường sức đề kháng, nhất là tập thở.

 

Làm gì để chẩn đoán hen phế quản?

 

Nếu nghi ngờ bị hen phế quản, bạn nên đến gặp bác sĩ để được xác định chẩn đoán. Khi đó, ngoài thăm khám và một số xét nghiệm như chụp X-quang phổi, Xét nghiệm lẩy da hay định lượng IgE đặc hiệu, Đo FeNO thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn đo chức năng phổi bằng máy hô hấp ký hay lưu lượng đỉnh kế. Cho đến thời điểm hiện nay, hô hấp ký vẫn là công cụ có giá trị nhất để chẩn đoán hen/suyễn và được chấp nhận như là tiêu chuẩn vàng. Nếu đo hô hấp ký thì bạn sẽ được cho ngậm một ống thổi và sẽ phải hít vào thở ra theo hướng dẫn của kỹ thuật viên. Nếu bác sĩ cho bạn chỉ định thử thuốc dãn phế quản thì sau khi đã đo hoàn tất hô hấp ký lần 1, bạn sẽ được cho xịt thuốc dãn phế quản (Ventolin) rồi đo lại lần hai để tìm hiểu sự thay đổi giữa hai lần đo qua đó giúp bác sĩ tìm ra chẩn đoán.

 

Đây là một xét nghiệm không xâm lấn (không làm bệnh nhân đau) và hoàn toàn không độc hại. Khi phân tích kết quả, các bác sĩ sẽ xác định xem bạn có bị tắc nghẽn đường thở hay không, mức độ tắc nghẽn nặng hay nhẹ và có đáp ứng với thuốc dãn phế quản hay không. Dựa vào những thông tin này (kết hợp với hỏi bệnh sử và khám lâm sàng) các bác sĩ sẽ quyết định bạn có bị hen phế quản hay không. Nếu bạn đến khám ở những nơi không có hô hấp kế mà chỉ có lưu lượng đỉnh kế (một công cụ rất đơn giản để đo sức mạnh hơi thở ra của bạn) thì bạn sẽ được cho đo chỉ số lưu lượng đỉnh 2 lần mỗi ngày trong một thời gian để xem sự thay đổi của chỉ số này. Sự biến thiên (thay đổi) từ 20% trở lên trong 3 ngày/tuần liên tiếp 2 tuần là dấu hiệu rất tốt để gợi ý bệnh hen phế quản.

 

Riêng với trẻ em, ngoài các xét nghiệm, thăm khám, các bác sĩ có thể chỉ định điều trị thử, nếu có đáp ứng thuốc giãn phế quản và hoặc đáp ứng với Điều trị thử (4-8 tuần) và xấu đi khi ngưng thuốc thì có thể dùng làm căn cứ chẩn đoán hen.

 

Mặc dù không phải người có chuyên môn nhưng người bệnh cũng cần biết những thông tin cơ bản về bệnh lý của mình và những xét nghiệm có thể mình sẽ phải thực hiện để khi đi thăm khám có thể trao đổi thêm với bác sỹ. Ngoài kết quả chẩn đoán của bác sỹ có thể tham vấn thêm thông tin của các bác sỹ chuyên khoa hô hấp qua tổng đài 1800 5454 35 để tăng tính khách quan và chính xác khi chẩn đoán bệnh cũng như tăng cơ hội điều trị và hiệu quả điều trị.

 

Điều trị hen phế quản như thế nào?

 

BÁC SĨ CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN NHƯ THẾ NÀO?

 

Bạn nghĩ rằng khi hết cơn khó thở là hết bệnh?

 

Bạn nghĩ rằng chỉ cần dùng thuốc xịt, uống mỗi khi khó thở là đang điều trị bệnh?

 

Bạn nghĩ rằng bệnh hen sẽ chữa khỏi hoàn toàn? Bạn tin vào những thông tin như "CAM KẾT KHỎI HOÀN TOÀN" sau khi điều trị?

 

Nếu câu trả lời cho ba câu trên là đúng thì có nghĩa bạn đang hiểu sai hoàn toàn về BẢN CHẤT của căn bệnh hen phế quản/hen suyễn.

 

Bệnh hen là tình trạng viêm mạn tính đường thở làm đường thở hẹp lại gây tắc nghẽn luồng không khí vào và ra khỏi phổi. Vì viêm là mạn tính nói đến bệnh hen là nói đến quá trình bệnh lâu dài. Trên nền viêm mạn tính ấy, tức là trên nền bệnh hen mạn tính ấy, thỉnh thoảng khi cơ thể tiếp xúc một yếu tố gây kích phát cơn hen từ môi trường, tình trạng viêm đường thở nặng hơn, tình trạng co thắt đường thở nhiều hơn làm đường thở hẹp nhiều hơn nữa, gây tắc nghẽn nặng hơn nữa, lúc đó chúng ta có cơn hen cấp. Như vậy có thể nói bệnh hen đóng vai trò là một nền viêm dai dằng bên dưới, còn cơn hen đóng vai trò như một biến cố cấp tính xuất hiện trên nền bệnh mạn tính đó.

 

Điều trị hen ngoài hạn chế tiếp xúc với dị nguyên cần giải quyết được hai vấn đề:

 

- Điều trị cắt cơn hen cấp tính

 

- Điều trị dự phòng làm giảm tình trạng viêm vốn có của đường thở, khi tình trạng viêm của đường thở được kiểm soát thì dù có gặp các yếu tố thuận lợi cơn hen cũng sẽ không xuất hiện.

 

ĐIỀU TRỊ CẮT CƠN NHƯ THẾ NÀO? LÀM GÌ KHI LÊN CƠN HEN CẤP TÍNH? KHI NÀO CẦN ĐI CẤP CỨU?

 

Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của cơn hen cấp tính, việc cần làm đầu tiên là tránh xa (nếu có thể được) những yếu tố làm cơn hen xuất hiện, đó là những yếu tố gây nên tình trạng dị ứng ví dụ như phấn hoa, lông thú vật, mùi khói thuốc lá, hóa chất...

 

Tiếp theo là sử dụng thuốc cắt cơn tùy theo mức độ cơn hen cấp tính.

 

Nếu cơn hen phế quản nhẹ hoặc vừa (các triệu chứng chỉ có khi hoạt động, khi gắng sức): Dùng ngay thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh (phổ biến nhất là Salbutamol dạng hít, xịt):

 

- Xịt họng 1-2 nhát

 

Nếu bệnh nhân không thể tự sử dụng đúng cách bình xịt được thường là trẻ em, người lớn tuổi thì phải dùng buồng đệm, hay sử dụng máy phun khí. Tiếp theo nới lỏng quần áo và ngồi yên trong một giờ và theo dõi xem có dễ thở hơn không? Có giảm khò khè? Có giảm ho? Có bớt nặng ngực không?

 

- 20 phút sau, nếu vẫn không giảm thì lặp lại lần 2 (2 nhát/lần)

 

- 20 phút vẫn không giảm thì xử trí như cơn hen phế quản nặng

 

Nếu cơn hen phế quản nặng (các triệu chứng không giảm hoặc nặng hơn sau khi hít thuốc dãn phế quản, khó thở cả khi nghỉ ngơi, không thể nói hết câu): gọi điện ngay cho bác sĩ hoặc đi đến bệnh viện, trong khi đó vẫn tiếp tục xịt 2 liều thuốc giãn phế quản và uống 1 liều thuốc corticoid.

 

Nếu cơn hen phế quản là rất nặng (tím môi, lú lẫn, tháo mồ hôi, không thể đứng, không thể nói): gọi ngay cấp cứu, uống ngay corticoid + xịt 2 liều thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh.

 

NHỮNG THUỐC CẮT CƠN THƯỜNG GẶP NHẤT

 

- Thuốc cắt cơn hen là các thuốc giãn đường dẫn khí (phế quản) tác dụng ngắn (nhanh). Đây là các thuốc đồng vận beta 2 tác dụng ngắn.

 

- Các hoạt chất giãn phế quản tác dụng ngắn thường được sử dụng:

 

+ Salbutamol;

 

+ Fenoterol;

 

+ Terbutalin.

 

- Lưu ý khi dùng:

 

+ Không dùng hàng ngày;

 

+ Chỉ dùng khi lên cơn hen;

 

+ Đảm bảo luôn mang thuốc bên người.

 

- Một số thuốc thường dùng hiện nay:

 

+ Ventolin: Chứa salbutamol

 

+ Berotec: Chứa fenoterol

 

+ Bricanyl: Chứa terbutalin

 

Bệnh nhân tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc cắt cơn. Trong trường hợp có cơn hen phế quản nhiều lần trong một tuần có nghĩa là bệnh hen chưa được kiểm soát, khi đó nên đến bác sĩ chuyên khoa để được khám, tư vấn và chỉnh liều thuốc điều trị duy trì phù hợp.

 

DỰ PHÒNG HEN PHẾ QUẢN, NGĂN NGỪA CƠN HEN TÁI PHÁT

 

Bệnh hen phế quản được thể hiện bằng 3 cơ chế: Đầu tiên là viêm, gây ra tăng tiết, nhiều đờm, có dấu hiệu lâm sàng là ho khạc đờm nhiều. Thứ hai, co thắt phế quản, làm cho bệnh nhân khó thở và gây ra tiếng rít khi thở. Thứ ba, vì bị viêm nên lòng phế quản dễ bị kích thích, phản ứng với các yếu tố lạ khi tiếp xúc với nó. Tất cả những cơ chế trên sẽ làm cho bệnh hen xuất hiện với 4 triệu chứng: ho, khò khè, tức ngực, khó thở.

 

Khi hết cơn hen không có nghĩa là hết bệnh, không cần điều trị nữa, việc điều trị cần kéo dài để chắc chắn rằng tình trạng viêm mạn tính của đường thở được kiểm soát. Điều này đồng nghĩa với việc ngay cả khi phải tiếp xúc với dị nguyên, cơn hen cũng không xuất hiện trở lại.

 

Điều trị dự phòng là chìa khóa giúp hen phế quản không tái đi tái lại.

 

THUỐC DỰ PHÒNG HEN PHẾ QUẢN THƯỜNG GẶP

 

 Thuốc điều trị dự phòng hen là các thuốc dùng dài hạn giúp dự phòng các triệu chứng hen suyễn. Nếu dùng đều đặn và đầy đủ, chúng sẽ làm giảm co thắt đường dẫn khí hoặc làm giảm viêm đường dẫn khí hoặc cả hai.

 

- Các thuốc dự phòng hen suyễn bao gồm corticosteroid dạng hít, các thuốc giãn đường dẫn khí (thuốc đồng vận beta 2) tác dụng kéo dài, các kháng thụ thể leukotrien, theophylin, tiotropium,…

 

- Trong đó 2 loại chính là: Corticosteroid dạng hít và các thuốc giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài.

 

- Các hoạt chất corticosteroid hít thường được sử dụng:

 

+ Beclomethasone

 

+ Budesonide

 

+ Fluticasone

 

- Các hoạt chất giãn đường dẫn khí tác dụng kéo dài thường được sử dụng:

 

+ Salmeterol

 

+ Formoterol

 

- Kháng thụ thể leukotrien thường được sử dụng:

 

+ Montelukast

 

- Một số thuốc thường dùng hiện nay:

 

+ Seretide Evohaler: phối hợp salmeterol và fluticasone

 

+ Symbicort Turbuhaler: phối hợp formoterol và budesonide

 

+ Singulair viên uống/nhai: chứa montelukast

 

+ Pulmicort: chứa budesonide

 

Khi điều trị dự phòng kiểm soát hen theo Tây y cần phải tuẩn thủ thời gian điều trị dự phòng liên tục dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, tái khám trong 1 - 3 tháng sau khi bắt đầu điều trị và 3 - 12 tháng sau đó, sau mỗi đợt kịch phát tái khám kiểm tra việc điều trị dự phòng......Thông thường việc giảm bệnh điều trị phải cách mỗi 2 - 3 tháng, với những bệnh nhân mắc hen bậc 3, 4 và COPD việc điều trị dự phòng gần như là thường xuyên từ năm này sang năm khác. Trong suốt quá trình điều trị cần có sự theo dõi của bác sĩ để hạn chế mức thấp nhất ảnh hưởng của tác dụng phụ và xu hướng nặng lên của bệnh theo thời gian (nhờn thuốc).

 

NHỮNG TÁC DỤNG PHỤ THƯỜNG GẶP KHI PHẢI ĐIỀU TRỊ HEN KÉO DÀI

 

Nhược điểm lớn của thuoc tân dược là gây ra những hậu quả xấu do việc lạm dụng thuoc giãn phế quản, thuoc chống viêm hay chống dị ứng. Corticoid có tác dụng phụ gây loét dạ dày - tá tràng, loãng và xốp xương, ức chế miễn dịch và giảm sức đề kháng của cơ thể.

 

Đôi khi có thể xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng hơn hiệu quả. Khi điều này xảy ra, nó có thể châm ngòi một loạt các phản ứng phụ khác, dẫn đến việc bỏ thuốc và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Nhìn chung, những người hiểu các tác dụng phụ của một loại thuốc trước khi uống sẽ ít khả năng bỏ thuốc khi tác dụng phụ xảy ra. Đồng thời, cho phép  phát hiện các triệu chứng nghiêm trọng và điều trị trước khi trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Sau đây là một số tác dụng phụ thường gặp của các thuốc dùng trong điều trị hen:

 

Corticosteroids dạng hít

 

Corticoid dạng hít có thể gây ra các phản ứng phụ cục bộ (giới hạn ở một phần cơ thể) và các phản ứng phụ toàn thân (ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể).

 

Các phản ứng phụ toàn thân có khuynh hướng nghiêm trọng hơn và thường liên quan đến việc sử dụng lâu dài. Trong số các tác dụng phụ có thể xảy ra:

 

Nhiễm nấm miệng (tưa miệng)

 

Khàn giọng (thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn)

 

Viêm họng miệng

 

Gây ho hoặc co thắt khí quản

 

Làm chậm quá trình tăng trưởng ở trẻ em

 

Giảm mật độ xương ở người lớn

 

Dễ bầm tím

 

Đục thủy tinh thể

 

Tăng nhãn áp

 

Việc sử dụng tấm chắn có thể làm giảm một số tác dụng phụ tại chỗ. Bạn cũng có thể súc miệng nếu viêm, nhưng nhớ là không bao giờ được nuốt thuốc này vì khi thuốc đi vào máu sẽ gây ra những triệu chứng trầm trọng hơn.

 

Thuốc chẹn beta tác dụng ngắn và dài

 

Thuốc đối kháng beta tác dụng ngắn (SABA) như albuterol, thường được sử dụng làm thuốc cấp cứu giúp giảm nhanh các triệu chứng hen. Ngược lại, các thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài (LABAs) tiếp tục hoạt động trong 12 giờ hoặc nhiều hơn. Tác dụng phụ rất giống nhau vì hai loại thuốc có cùng cơ chế hoạt động. Tác dụng phụ bao gồm:

 

Tăng nhịp tim

 

Đau đầu

 

Chóng mặt

 

Lo âu

 

Buồn nôn hoặc run

 

Phát ban

 

Tương tự như tác dụng của thuốc với bệnh hen,  tác dụng phụ của thuốc chủ vận beta kéo dài cũng lâu hơn so với  thuốc đối kháng beta tác dụng ngắn. Lạm dụng các thuốc điều trị dạng hít có thể dẫn tới những ảnh hưởng trầm trọng thậm chí là tử vong.

 

Tác dụng phụ của steroid uống

 

Tác dụng phụ của steroid đường uống cũng tương tự như đối với steroid dạng hít, mặc dù phổ biến hơn và nghiêm trọng hơn bao gồm:

 

Tăng cân

 

 Phù

 

Tăng huyết áp

 

Tăng lượng đường trong máu

 

Ức chế tăng trưởng ở trẻ em

 

Loãng xương ở người lớn

 

Yếu cơ

 

Đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp

 

Bệnh tiểu đường

 

Nếu bạn được kê đơn corticoid đường uống 2-3 lần một năm có nghĩa là tình trạng hen không được kiểm soát tốt.

 

Leukotriene

 

Singulair (montelukast) và các chất giống leukotriene khác làm việc bằng cách ức chế cạnh tranh với leukotriene tại  thụ thể,  ngăn chặn leukotriene gây ra các triệu chứng của hen. Thuốc  giống Leukotriene  nói chung  là dung nạp tốt nhưng có một số tác dụng phụ thường gặp, bao gồm:

 

Đau dạ dày

 

Đau đầu

 

Các triệu chứng giống như cúm

 

Lo âu

 

Buồn nôn hoặc nôn mửa

 

Nghẹt mũi

 

Phát ban

 

Thuốc ổn định tế bào mast

 

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải như:

 

Để lại dư vị khó chịu ở miệng

 

Ho

 

Ngứa hoặc đau họng

 

Đau đầu

 

Nghẹt mũi

 

Shock phản vệ (hiếm khi xảy ra)

 

Shock phản vệ là phản ứng toàn thân,  gây ra tình trạng  sưng phù, suy hô hấp, shock, thậm chí tử vong.

 

Thuốc điều chỉnh miễn dịch (Xolair)

 

Xolair thuốc điều chỉnh miễn dịch dạng tiêm. Mục đích của thuốc là để điều chỉnh cách mà hệ thống miễn dịch phản ứng với một cơn hen gây ra, chủ yếu là ngăn ngừa cơn hen phản ứng quá mức. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

 

 Sưng và đau tại chỗ tiêm

 

 Bệnh do virut

 

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

 

Viêm xoang

 

 Đau đầu

 

 Viêm họng

 

 Shock phản vệ, hiếm gặp

 

ĐÔNG Y CÓ CHỮA ĐƯỢC HEN PHẾ QUẢN KHÔNG?

 

Hen Phế Quản theo đông y thuộc chứng Háo Suyễn - Háo Rỗng, tức là khí không được liễm nạp về thận, tỳ dương hư yếu thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm. Trong cổ họng phát ra tiếng gọi là háo (hen) thở hít gấp gáp, khí đưa lên nhiều mà đưa xuống ít gọi là (suyễn).

 

Nguyên nhân gây bệnh hen do ngoại cảm phải ngoại tà bên ngoài, ăn uống tình chí thất thường, làm việc quá sức. Về tạng phủ, hen phế Quản liên quan trực tiếp tới 3 Tạng Tỳ - Phế - Thận, do 3 tạng này suy yếu và không được điều hòa gây nên, cụ thể:

 

- Tạng Phế: Phế có công năng chủ xuất nhập khí. Phế rối loạn làm khí xuất nhập rối loạn gây nên  khó thở. Cho nên trong bệnh hen phế quản, triệu chứng điển hình dễ thấy là cơn khó thở, khó thở ra, khó thở có chu kỳ, cơn khó thở bùng phát khi gặp các yếu tố kích thích như gió, ẩm, lạnh, bụi, mùi lạ, căng thẳng, mệt nhọc...

- Tạng Tỳ: Có chức năng vận hóa, chuyển biến hóa thức ăn. Khi lo nghĩ quá nhiều làm rối loạn công năng của tỳ. Chức năng chuyển hóa thức ăn của Tỳ rối loạn sẽ sinh đờm. Đờm dừng ở phế sẽ làm tắc nghẽn gây khó thở.

- Tạng Thận: Chủ nạp khí. Công năng thận rối loạn cơ thể yếu từ lúc mới sinh (gọi là tiên thiên bất túc). Thận không nạp khí nên khí ngược lên gây khó thở

 

Nguyên tắc điều trị hen theo đông y:

 

Mục đích của điều trị thuốc Đông y là điều trị toàn diện và mang tính tổng thể cao, đem lại sự cân bằng cho toàn thân, tăng sức đề kháng của cơ thể, đồng thời quan tâm đến bài trừ nguyên nhân bệnh, vì thế hen phế quản mới khỏi dứt điểm được.

 

Thuốc Đông y thường có tác dụng tán hàn, giáng khí, tiêu đờm, trừ thấp, bổ hư. Thuốc nâng cao chức năng các Tạng Tỳ - Phế - Thận bị suy yếu và điều hòa hoạt động giữa các Tạng.

 

Trong điều trị bệnh hen phế quản bằng thuốc Đông y không chỉ là làm giảm triệu chứng, đó còn là kết quả quá trình cân bằng giữa các tạng phủ, nâng cao sức đề kháng, phòng chống tái phát.

 

Một số bài thuốc đông y cổ phương hiện nay có hiệu quả cao trong điều trị hen là: “Nhị trần thang hợp tam tử thang gia giảm”, “Tiểu thanh long gia giảm”, “Tiền hồ thang gia vị”… Trong đó nổi bật nhất là bài thuốc “Tiểu thanh long thang”. Và trên thị trường đã có thuốc hen P/H được bào chế từ bài thuốc này.

 

Thuốc hen P/H là thuốc thảo dược duy nhất trên thị trường đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị hen phế quản, viêm phế quản co thắt, viêm phế quản mạn tính, COPD. Thuốc được bào chế dựa theo bài thuốc 1500 tuổi “Tiểu thanh long thang” của Trương Trọng Cảnh; được bào chế trên dây truyền hiện đại đạt tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới GMP – WHO cho hiệu quả cao trong điều trị hen phế quản bởi thuốc giải quyết được 3 vấn đề:

 

- Giảm ho, tiêu đờm giúp thông thoáng phế quản: Trong thuốc hen P/H có sự phối hợp của ba vị thuốc can khương, tế tân và bán hạ tác động trực tiếp tới tạng Tỳ giúp tiêu trừ đàm thấp (dịch nhầy) và phục hồi công năng Phế giúp khử đờm và tống xuất ra ngoài. Kết hợp thêm Quế chi và Ma hoàng có tác dụng như các thuốc chống co thắt giúp giãn phế quản, tạo thông thoáng để dịch nhầy có thể tống xuất ra ngoài tốt hơn.

 

- Hết co thắt, tiêu viêm, phục hồi phế quản bị tổn thương: Thuốc hen P/H với sự phối hợp của các vị bạch thược, cam thảo, quế chi, tế tân có tác dụng giúp tiêu viêm, tạo lớp lá chắn bảo vệ niêm mạc phế quản, giúp tình trạng viêm không tái phát, phục hồi lại sức đàn hồi của phế nang, phục hồi chức năng của phế quản bị tổn thương, làm cho bệnh nhân không còn khó thở ngay cả khi tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng.

 

- Tăng sức đề kháng, ngăn ngừa tái phát: Thuốc hen P/H tập chung vào điều hòa - phục hồi - nâng cao công năng của ba tạng Tỳ - Phế - Thận nên giúp cho các tạng phủ hoạt động hài hòa, sức miễn dịch và khả năng giải dị ứng của người bệnh được nâng cao tổng thể.

 

Thuốc hen P/H được bào chế dưới dạng cao lỏng và viên hoàn vừa tiện dùng, vừa giữ đảm bảo được công năng của bài thuốc gốc. Sản phẩm này hiện đã được lưu hành rộng rãi tại hệ thống các nhà thuốc trên toàn quốc và được dùng tại chuyên khoa y học cổ truyền một số bệnh viện.

 

Chăm sóc bệnh nhân hen phế quản?

 

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, các liệu pháp và phương pháp khác có thể được cân nhắc để giúp cải thiện việc kiểm soát hen phế quản. Một số can thiệp không dùng thuốc cần xem xét như sau:

 

1. NGƯNG HÚT THUỐC LÁ hoặc phơi nhiễm khói thuốc lá trong môi trường.

 

2. TĂNG CƯỜNG CÁC HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT. Ngoài khuyến khích người bệnh tăng cường tập luyện và tham gia các hoạt động thể chất thì bác sỹ sẽ tư vấn về phòng ngừa khởi phát cơn hen do vận động.

 

3. TRÁNH PHƠI NHIỄM NGHỀ NGHIỆP: xác định và loại bỏ các dị nguyên làm khởi phát cơn hen trong môi trường làm việc càng sớm càng tốt.

 

4. TRÁNH CÁC THUỐC CÓ THỂ LÀM HEN TRỞ NẶNG. Khi dùng thuốc điều trị các bệnh lý khác, người bệnh cần thông báo với bác sỹ về mức độ kiểm soát hen để chắc chắn rằng thuốc không làm tăng nặng tình trạng hen phế quản.

 

5. TRÁNH DỊ NGUYÊN TRONG NHÀ: giữ nhà cửa sạch sẽ, không nuôi thú vật, hạn chế dùng chất tẩy rửa....

 

6. KỸ THUẬT THỞ: Bác sỹ sẽ hướng dẫn kỹ thuật thở đúng cách giúp người bệnh tăng cường chức năng phổi.

 

7. THỰC ĐƠN LÀNH MẠNH: bệnh nhân nên có chế độ dinh dưỡng giàu rau quả để tăng cường sức đề kháng chung của cơ thể.

 

8. GIẢM CÂN: Đưa việc kiểm soát cân nặng vào kế hoạch điều trị hen đối với bệnh nhân béo phì.

 

9. TIÊM NGỪA: Khuyến khích bệnh nhân tiêm phòng cúm và phế cầu hàng năm.

 

10. ĐỐI PHÓ VỚI CĂNG THẲNG, STRESS: bác sỹ khuyến khích bệnh nhân xác định mục đích và phương pháp đối phó với stress cằng thẳng nếu nó làm hen trở nặng

 

11. TRÁNH DỊ NGUYÊN NGOÀI TRỜI, Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ.

 

12. TRÁNH THỨC ĂN CÓ HÓA CHẤT và chất bảo quản thực phẩm

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát