Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Bệnh nhân hen phế quản, viêm phế quản mạn, COPD và nguy cơ nhiễm virus Corona


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Số liệu báo động về dịch Corona
  2. Virus Corona ảnh hưởng như thế nào đến những người mắc các bệnh hô hấp mạn tính
  3. Thuốc hen P/H giúp dự phòng hen và nâng cao miễn dịch (sức đề kháng) cho cơ thể như thế nào?

Viêm phổi do virus corona chủng mới đang hoàng hành được WHO cảnh báo ở mức độ rất nghiêm trọng. Hiện nay chưa có phác đồ điều trị chuẩn, vaccine (văcxin) phòng ngừa và số người tử vong do dịch bệnh này gây ra vẫn không ngừng tăng. Tỷ lệ tử vong chủ yếu tập chung ở đối tượng người cao tuổi và mang bệnh nền sẵn, sức khỏe kém. Vậy với những bệnh nhân mắc hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, COPD gặp những nguy cơ nào khi dịch bệnh đang lan nhanh? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

 

Số liệu báo động về dịch Corona

 

Theo số liệu cập nhật lúc 11h00 ngày 3-2-2020, trên thế giới đã có 17.389 người mắc, 362 người tử vong, 2296 người nguy kịch.

 

Virus corona có khả năng lan truyền nhanh và hiện chưa có phác đồ điều trị chính thống. Viêm phổi do virus corona thuốc kháng sinh không có tác dụng, các loại thuốc chống virus hiện tại được dùng cho bệnh cúm thông thường cũng không hiệu quả. Cách tốt nhất khi có các triệu chứng của viêm phổi do virus corona vẫn là nhập viện theo dõi. Đến nay, đa phần người chết do virus corona mới đều cao tuổi và mang bệnh nền sẵn, sức khỏe kém.

 

Tại Việt Nam, tính đến 11h ngày 4/2 đã có 9 người được xác nhận dương tính với virus corona. Điều này khiến người dân vô cùng lo lắng đến sức khỏe của bản thân, đặc biệt là sức khỏe của trẻ nhỏ - đối tượng có hệ miễn dịch yếu và những đối tượng vốn có chức năng phổi kém như hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, viêm phế quản tái đi tái lại, COPD (phổi tắc nghẹn mạn tính).

 

bệnh viêm phổi do virus corona

 

Virus Corona ảnh hưởng như thế nào đến những người mắc các bệnh hô hấp mạn tính

 

Tại Việt Nam, theo Nguyễn Thị Xuyên và cộng sự (2009), tỷ lệ mắc phổi tắc nghẹn mạn tính nói chung, trên đối tượng có tuổi từ 40 trở lên là 4,2%, trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là 7,1% và nữ giới là 1,9%. Nghiên cứu Thực trạng hen phế quản ở Việt Nam năm 2010 – 2011 của Trần Thúy Hạnh, Nguyễn Văn Đoàn và cộng sự, kết quả khảo sát 19.461 đối tượng phát hiện có 751 người mắc hen thuộc tất cả các nhóm tuổi, chiếm tỷ lệ 3,9%, riêng ở đối tượng trẻ em, trung bình cứ 10 trẻ thì có 3 trẻ bị hen.

 

Các đối tượng mắc các bệnh lý về phổi mạn tính này đang trở thành đối tượng có nguy cơ hàng đầu nhiễm Corona (nCOV). Vậy "Người lớn/trẻ nhỏ thường xuyên mắc viêm phổi, viêm phế quản hay mắc các bệnh mạn tính như hen phế quản, COPD thì rủi ro nhiễm virus corona là bao nhiêu %? Có cao hơn những người bình thường hay không?".

 

Trả lời về vấn đề này trong chương Giao lưu trực tuyến trên báo điện tử VTV, BS Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, Cố vấn Cao cấp Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC) cho biết chúng ta không thể biết được những trường hợp như vậy có bao nhiêu % nhiễm virus corona vì chưa có số liệu thống kê cụ thể.

 

Điều đó có nghĩa là không phải cứ em bé nào hay bị viêm phổi thì sẽ nhiễm corona hơn những bé khác. Tuy nhiên người bệnh cần nhận thức được rằng, với những người đã mắc các bệnh lý hô hấp mạn tính như hen phế quản, viêm phế quản mạn tính hay COPD thì chức năng phổi thường kém, cấu trúc của phổi bị tổn thương lâu dài cộng thêm đường thở tắc nghẽn liên tục, tăng tiết đàm nhớt cũng chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn cư trú và sinh bệnh tái đi tái lại. Đây có thể trở thành yếu tố nguy cơ khiến virus tấn công nhanh hơn.

 

Cũng theo chuyên gia, người lớn/trẻ nhỏ có cơ địa suyễn/hen phế quản, COPD, thường xuyên nhiễm bệnh lý hô hấp tái đi tái lại như viêm phế quản thì nếu chẳng may nhiễm virus corona thì tình trạng bệnh sẽ dễ chuyển biến xấu nhanh hơn so với người khác. 

 

Vậy những bệnh nhân hen phế quản, trẻ mắc viêm phế quản tái đi tái lại, COPD cần làm gì để giảm thiểu nguy cơ? Một số việc người bệnh hen nói riêng và cộng đồng nói chung cần làm để phòng tránh viêm phổi do corona bao gồm:

 

- Chủ động nâng cao sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, chú ý nghỉ ngơi, tránh gió lạnh, tránh mưa, tránh để cơ thể mệt mỏi quá mức. Bỏ thuốc lá và bỏ uống rượu, nên uống nhiều nước, ít nhất 2000 ml mỗi ngày, thường xuyên tập luyện thể thao.

- Phòng tránh lây nhiễm bằng cách đeo khẩu trang đúng cách, rửa tay thường xuyên.

- Nếu đang mắc các bệnh lý mạn tính như hen phế quản, COPD cần thực hiện tốt việc dự phòng, kiểm soát bệnh.

 

Thuốc hen P/H giúp dự phòng hen và nâng cao miễn dịch (sức đề kháng) cho cơ thể như thế nào?

 

Hệ thống miễn dịch bao gồm cả miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng, là cơ chế bảo vệ quan trọng của cơ thể giúp chống lại nhiễm trùng và cũng là hệ thống chịu tránh nhiệm về các phản ứng dị ứng với các chất vô hại.

 

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính của đường dẫn khí, tình trạng viêm này tiếp tục kéo dài cho tới khi gặp các yếu tố thúc đẩy (dị ứng nguyên như nấm mốc, phần hoa, khói thuốc lá...) làm tình trạng viêm nặng lên và biểu hiện thành các triệu chứng.

 

Nếu nâng cao được miễn dịch nói chung và miễn dịch hô hấp nói riêng khả năng nhận diện và đáp ứng chống lại các vi khuẩn, virus xâm nhập sẽ tăng lên, đồng nghĩa với việc các dị nguyên không thể tác động tiêu cực lên đường thở, làm tăng nặng tình trạng viêm vốn có của đường thở. Khi không còn những tác động từ bên ngoài thì đường thở có thể phục hồi, các cơn hen sẽ không xuất hiện nữa. Vậy thuốc nào có thể giúp nâng cao miễn dịch một cách tự nhiên?

 

 “Tiểu thanh long thang” là bài thuốc cổ phương được biết đến đầu tiên trong cuốn Thương hàn luận của Thánh y Trương Trọng Cảnh cách đây hơn 1500 năm. Trong quá trình ứng dụng trong thực tế điều trị, bài thuốc được gia giảm để tăng cường công năng bài thuốc; thuốc hen P/H là chế phẩm thuốc thảo dược đóng chai được gia giảm theo bài Tiểu Thanh Long thang đã có mặt trên thị trường hơn 15 năm nay.

 

Dưới góc nhìn của y học cổ truyền thì thuốc hen P/H gia giảm theo bài thuốc gốc vẫn đảm bảo được tính vị theo Quân – Thần – Tá – Sứ và việc gia giảm chủ yếu là để tập chung vào việc nâng cao công năng Tạng – Phủ, điều hòa hoạt động Tạng – Phủ để nâng cao miễn dịch một cách tự nhiên.

 

Trên quan điểm của Tây y, sở dĩ thuốc hen P/H giúp giảm triệu chứng của hen phế quản và tăng cường được miễn dịch hô hấp là nhờ các hoạt chất có trong từng vị thuốc với tác dụng dược lý tác động trực tiếp lên hệ thống miễn dịch, mà cụ thể:

 

+ Vị thuốc Bán hạ: ngoài trị ho, đờm do có chứa hoạt chất Pilocarpine, bán hạ còn được nghiên cứu là có công dụng giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ ung thư, tăng cường hệ miễn dịch nhờ có thành phần saponin.

 

+ Ngũ vị tử có giá trị quý như Nhân sâm vì trong ngũ vị tử có hoạt chất giúp điều hoà các chức năng khác nhau của cơ thể, tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể đối với các kích thích không đặc hiệu. Trên thực nghiệm cũng chứng minh hoạt chất có trong ngũ vị tử có tác dụng tăng chức năng của tế bào miễn dịch, gia tăng quá trình tổng hợp phân giải glycogen, cải thiện sư hấp thu đường của cơ thể (Trung Dược Học).

 

+ Hạnh nhân chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng gồm các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cần thiết cho cơ thể. Tuy không nổi bật nhưng hạt hạnh nhân có một lượng nhỏ selen chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho chức năng của tuyến giáp hoạt động bình thường và giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh.

 

+ Tỳ bà diệp chứa hoạt chất n-BuOH, vừa có khả năng kháng khuẩn rất cao, vừa có khả năng tìm và diệt virus hiệu quả, đồng thời tăng sản xuất Interferon gamma - thành phần trọng yếu của hệ miễn dịch giúp tăng cường hoạt tính diệt virus, vi khuẩn của các tế bào miễn dịch, chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus vào đường hô hấp.

 

Phối hợp và gia giảm các vị thuốc theo đúng y lý của y học cổ truyền không những giúp bài thuốc cổ phương “Tiểu thanh long thang” tăng cường được hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng của hen phế quản mà còn giúp nâng cao miễn dịch hô hấp giúp tình trạng viêm của phế quản giảm dần, cơn hen không tái phát trở lại, phòng tránh được các bệnh hô hấp cấp tính khác.

 

Với công nghệ bào chế hiện đại, thuốc hen P/H đã được chiết xuất và bào chế dưới dạng thuốc thảo dược dạng cao lỏng hoặc hoàn cứng tiện sử dụng cho người bệnh. Đặc biệt với dạng viên hoàn, người bệnh mắc hen phế quản mắc tiểu đường có thể an tâm sử dụng.

 

*** Sản phẩm này là THUỐC ĐIỀU TRỊ, không phải thực phẩm chức năng.

 

Xem thêm:

 

>> ĂN GÌ, UỐNG GÌ ĐỂ TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG (MIỄN DỊCH) CHO CƠ THỂ?

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát