Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3
Đông y điều trị hen

Hen phế quản là gì?


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Hen phế quản là gì?
  2.    Phân loại hen phế quản (hen suyễn) theo Tây y:
  3.    Quan niệm về hen theo Y học cổ truyền:
  4.    Phân loại bệnh hen suyễn theo Đông y:
  5. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc hen phế quản
  6. Phòng bệnh hen phế quản như thế nào?

Bệnh hen phế quản hay hen suyễn là căn bệnh phổ biến thường gặp trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê năm 1985, tỷ lệ mắc hen chiếm khoảng 1% dân số nông thôn và 2% dân số thành thị và chiếm khoảng 18.7% các bệnh phổi, hiện nay hen phế quản (hen suyễn) chiếm khoảng 2- 6% dân số và chiếm khoảng trên 10% ở trẻ em. Hen phế quản là gì? Cần làm gì để hạn chế những tác động tiêu cực của bệnh lý hen đối với sức khỏe của người bệnh? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau. 

 

Bệnh hen phế quản có xu hướng ngày càng tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tỷ lệ trẻ mắc hen phế quản ngày càng tăng. Tuy nhiên thực tế không phải bệnh nhân nào cũng hiểu về bệnh và được thăm khám, điều trị kịp thời.

 

Hen phế quản là gì?

 

Theo quan điểm của Tây y, hen phế quản hay hen suyễn là một trạng thái lâm sàng của sự phản ứng cao độ ở phế quản do nhiều kích thích khác nhau, được biểu hiện đặc trưng bởi các triệu chứng như khó thở, có tiếng cò cử do hậu quả của co thắt cơ trơn phế quản, phù nề niêm mạc phế quản và tăng tiết nhầy phế quản. Các triệu chứng này là điển hình của một cơn hen cấp tính. Các cơn hen cấp tính thường xảy ra vào ban đêm, có thể tự hồi phục (do dùng thuốc hoặc không).

 

hen phế quản là gì ?

 

Hen phế quản là gì? (Ảnh minh họa)

 

Phân loại hen phế quản (hen suyễn) theo Tây y:

 

- Hen ngoại sinh (hay còn gọi là hen dị ứng), bệnh có thể khởi phát từ khi còn trẻ (hen sớm), hen suyễn có thể thường kèm với eczema hoặc viêm mũi dị ứng, có tiền sử gia đình bị hen, test da dương tính với dị nguyên. Thường gặp ở trẻ em.

 

- Hen nội sinh (hay gọi là hen nhiễm trùng) là những trường hợp không do dị ứng thường hen muộn trên 30 tuổi, không có tiền sử gia đình bị hen, triệu chứng dai dẳng, không rõ yếu tố làm bùng nổ cơn hen (trừ nhiễm trùng và Aspirin), test da âm tính, IgE máu bình thường. Thường gặp ở đối tượng có tiền sử hút thuốc lá.

 

Các yếu tố nguy cơ làm khởi phát cơn hen cấp hoặc khởi phát hen nội sinh:

 

- Nhiễm khuẩn, virut (đặc biệt nhiễm virut đường hô hấp trên như viêm mũi họng, viêm phế quản....)

 

- Hít phải dị nguyên có trong môi trường: bụi nhà (44%), bụi lông gia súc,  gia cầm, bụi xác côn trùng, nấm mốc, phấn hoa...

 

- Bụi ô nhiễm không khí, thay đổi thời tiết (như giảm nhiệt độ, độ ẩm và sương mù, đặc biệt khi trời lạnh và khô) hút thuốc thụ động.

 

- Một số thuốc : Aspirin, thuốc giảm đau Nonsteroid làm bùng nổ cơn hen.

 

- Gắng sức, nô đùa quá sức.

 

- Một số loại thức ăn : tôm, cua, cá…

 

- Nghề nghiệp : tiếp xúc một số muối kim loại, bụi gỗ…

 

- Tâm lý: vui buồn quá độ, căng thẳng, stress có thể kích thích gây cơn hen.

 

- Nội tiết: một số trường hợp hen  liên quan với khi có thai và kinh nguyệt.


- Phản xạ dạ dày thực quản: trào ngược dịch dạ dày.   

 

 

Hãy tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi "hen phế quản là gì?" qua clip này. 

 

Quan niệm về hen theo Y học cổ truyền:

 

Hen phế quản thuộc phạm vi chứng háo suyễn mà nguyên nhân thương do:

 

- Ngoại tà xâm nhập : thường gặp nhất là phong hàn và phong nhệt. Phong hàn xâm phạm vào phế là phế khí mất tuyên thông dẫn đến khí nghịch lên tạo thành háo suyễn. Phong nhiệt trực tiếp xâm phạm vào phế hoặc do phong hàn uất lại hóa nhiệt làm cho phế khí chướng mã dẫn đến khí nghịch mà tạo thành háo suyễn.

 

- Đàm thấp ở bên trong mạnh: do ăn uống không điều hòa, tỳ mất sự kiện vận, thấp đình trệ lại sinh đàm, đàm từ trung tiêu đưa lên phế, làm phế khí không tuyên thông được, lâu dần sinh ra chứng háo suyễn.

 

- Phế thận hư suy: ho và khó thở lâu ngày làm tổn thương đến chức năng của phế làm phế khí mất túc giáng dẫn đến khí đoản mà hình thành lên chứng háo suyễn. Hoặc bệnh lâu ngày ảnh hưởng tới chức năng nạp khí của thận, thận không nạp khí được cũng làm tình trạng bệnh lý chứng háo suyễn năng thêm.

 

hen phế quản là gì

 

Phân loại bệnh hen suyễn theo Đông y:

 

- Thực chứng gồm 3 thể : Thể hen hàn, thể hen nhiệt, thể phế đàm.

 

- Hư chứng gồm 2 thể : thể phế hư, thể thận hư

 

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc hen phế quản

 

Có 3 nhóm người có nguy cơ cao mắc hen phế quản:

 

(1) Liên quan đến yếu tố gia đình (nếu một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có ba và mẹ không bị hen phế quản thì nguy cơ bị hen của trẻ thấp (khoảng 10%), nguy cơ đó sẽ tăng lên 25% nếu có một trong 2 người ba hoặc mẹ bị hen và tăng lên 50% nếu cả ba lẫn mẹ bị hen)

 

(2) Liên quan đến cơ địa dị ứng (những người bị chàm, mề đay, viêm mũi dị ứng hay mắc các bệnh dị ứng khác).

 

(3) Trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp tái đi tái lại có thể gây ra tình trạng viêm mạn tính đường thở. Nếu có sẵn cơ địa dị ứng thì có thể dẫn tới nguy cơ mắc hen phế quản.

 

Ngoài ra, những người sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi và hóa chất  như giáo viên, công nhân xây dựng, người khai thác khoáng sản,... cũng rất dễ trở thành đối tượng của bệnh hen phế quản/suyễn.

 

Phòng bệnh hen phế quản như thế nào?

 

Sự phát triển và diễn tiến kéo dài của bệnh lý hen phế quản là do sự tương tác gen - môi trường. Vì vậy cần lưu ý các yếu tố sau để giảm nguy cơ mắc hen phế quản ở trẻ:

 

- Tránh phơi nhiễm khói thuốc lá trong môi trường lúc mang thi và năm đầu đời

 

- Khuyến khích sinh qua âm đạo

 

- Khuyên nuôi con bằng sữa mẹ vì các lợi ích sức khỏe chung

 

- Nếu có thể, hạn chế sử dụng paracetamol và kháng sinh phổ rộng trong năm đầu đời

 

- Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm các đợt khò khè lúc mới sinh

 

- Tiếp nhận bổ sung Vitamin D qua thức ăn hoặc ánh sáng mặt trời hoặc chỉ định của bác sỹ

 

Ngoài ra, đối với mọi đối tượng nói chung, để phòng bệnh hen phế quản, mọi người cần có một lối sống khoa học. Chủ động tránh ở những nơi bụi bẩn, ô nhiễm, nhiều khói; hoặc phải có trang bị bảo hộ. Hạn chế tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng như: phấn hoa, bụi bẩn, súc vật trong nhà, hóa chất. Luôn lau chùi, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, chống ẩm mốc. Không sử dụng hay tiếp xúc với người sử dụng các loại thuốc lá.

 

Khi bị viêm nhiễm đường hô hấp thì phải điều trị ngay, không để kéo dài và tái phát nhiều lần. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe và tập thể dục điều đặn để tăng cường sức đề kháng, nhất là tập thở.

 

Hi vọng với những thông tin trên, người bệnh đã trả lời được câu hỏi "hen phế quản là gì?",  Để được tư vấn chi tiết về bệnh, vui lòng liên hệ tổng đài bác sĩ theo dõi điều trị miễn cước 1800 5454 35 / Zalo 0916 561 338

 

Quang Nghị

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát