Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3
Xử trí cơn hen & Kiểm soát bệnh hen

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CƠN HEN SUYỄN CẤP TÍNH


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Hen suyễn cấp tính là gì?
  2. Dấu hiệu nhận biết sớm cơn hen suyễn cấp tính
  3. Nguyên nhân gây ra hen suyễn cấp tính
  4. Làm gì khi lên cơn hen suyễn cấp tính

Cơn hen suyễn cấp tính có thể gây tử vong ở người bệnh nếu không được xử trí kịp thời. Vì vậy, nhận biết những dấu hiệu sớm của cơn hen suyễn cấp tính, phòng ngừa cơn hen suyễn hợp lý sẽ giúp người bệnh tránh được những biến chứng nguy hiểm.

 

Hen suyễn cấp tính là gì?

 

Nói về hen suyễn cấp tính, người bệnh cần phân biệt được hai khái niệm, bệnh hen suyễn mạn tính và cơn hen suyễn cấp tính, cũng như mối liên hệ giữa hai khái niệm này.

 

Bệnh hen suyễn (hen phế quản) là bệnh lý mạn tính của đường thở. Bệnh hen suyễn được đặc trưng bởi 3 cơ chế chính:

 

- Viêm mạn tính đường thở: Đây là tình trạng thường xuyên của hen phế quản ngay cả khi hen đã được kiểm soát. Tổn thương mạn tính không thể điều trị khỏi hoàn toàn chính là yếu tố chính khiến hen phế quản có thể tái phát sau nhiều năm khi sức đề kháng của người bệnh giảm và thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố gây khởi phát.

 

- Tăng đáp ứng đường thở: Khi tiếp xúc với các yếu tố môi trường như dị nguyên, nhiễm khuẩn hô hấp, hít thuốc lá thụ động...thì cơ trơn bị co thắt, tăng tiết nhầy, phù nề niêm mạc đường thở.

 

- Giới hạn luồng khí: Khi đường thở tăng đáp ứng thì luồng khí thở ra bị hạn chế, biểu hiện thành các triệu chứng ho, khò khè, khó thở, nặng ngực.

 

Như vậy cơn hen suyễn cấp tính chính là tình trang đường thở mẫn cảm trước các yếu tố của môi trường. Cơn hen suyễn cấp tính đặc trưng bởi các triệu chứng khò khè, khó thở, ho, nặng ngực. Các cơn hen suyễn cấp tính có thể tái đi tái lại nhiều lần, thường xuất hiện vào thời điểm nửa đêm về sáng. Các cơn hen suyễn cấp tính có thể hết do dùng thuốc hoặc tự nhiên.

 

Cơn hen suyễn cấp tính “hết” không có nghĩa bệnh đã “hết”, tình trạng viêm mạn tính của đường thở vẫn tồn tại.

 

cơn hen suyễn cấp tính

 

Cơn hen suyễn cấp tính có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh

 

Dấu hiệu nhận biết sớm cơn hen suyễn cấp tính

 

Cơn hen suyễn cấp tính có thể khởi phát một cách rầm rộ, đột ngột hoặc cũng có thể diễn tiến từ từ và sau sẽ nặng dần. Một số cơn hen suyễn cấp tính có những dấu hiệu báo trước như ngứa họng, ngứa mũi, ho, hắt hơi.... Sau đó là các triệu chứng như khò khè nặng cả khi bệnh nhân hít vào hay thở ra, ho liên tục, thở nhanh.

 

Nếu nhận biết và xử trí nhanh thì cơn hen có thể cải thiện sau vài phút hoặc vài giờ, nếu chậm trễ có thể xuất hiện các dấu hiệu nặng hơn như đau ngực, nặng ngực, khó nói, lo lắng, bất an, mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, tím tái. Nhiều người bệnh còn cảm thấy khó thở như có vật nặng đè ép lên trên ngực của mình và đặc biệt nhiều người bệnh còn có cảm giác như ai đang siết chặt cổ của mình. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới giảm oxy máu dẫn đến thiếu máu não gây mất ý thức, nghiêm trọng có thể tư vong.

 

Nguyên nhân gây ra hen suyễn cấp tính

 

Hen suyễn phát triển và kéo dài do tương tác giữa yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. Những trẻ có bố mẹ mắc hen suyễn, những người làm việc trong môi trường ô nhiễm, những người có địa dị ứng thường là đối tượng hàng đầu có nguy cơ mắc hen suyễn. Cơn hen suyễn cấp tính có thể xuất hiện và tái phát thường xuyên khi người bệnh tiếp xúc với các tác nhân:

 

- Các dị nguyên như: phấn hoa, bụi nhà, bọ nhà, lông chó mèo, thực phẩm gây dị ứng như hải sản, thịt bò,...

- Các yếu tố môi trường như khói thuốc lá, khói bụi, ô nhiễm không khí, các hóa chất tẩy rửa, thay đổi độ ẩm,...

- Vận động gắn sức, cười khóc (thường gặp ở trẻ), stress, lo lắng....

- Nhiễm trùng đường hô hấp, mắc bệnh trào ngược dạ dày hay các bệnh lý khác trên đường hô hấp, sử dụng một số thuốc như chẹn beta giao cảm.

 

Làm gì khi lên cơn hen suyễn cấp tính

 

Chúng ta có thể phòng ngừa và kiểm soát cơn hen suyễn cấp tính theo hướng dẫn sau: 

 

- Tránh xa tác nhân gây kích ứng cơn hen suyễn cấp tính

 

- Dùng thuốc giãn phế quản đúng cách. Sử dụng các thuốc dạng xịt, hít, xông cho tác dụng và hiệu quả nhanh chóng ngay sau 2 – 5 phút nên bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và bình thường trở lại.

 

Điều quan trọng bệnh nhân cần nhớ là luôn mang theo thuốc xịt bên cạnh, kể cả khi bệnh hen đã được đánh giá là kiểm soát tốt. Ngoài ra cần chủ động điều trị dự phòng để giảm tần suất tái phát cơn hen cấp tính. 

 

Tham khảo thêm tại https://benhhen.vn/ hoặc gọi tới tổng đài miễn cước 1800 5454 35 để được tư vấn và theo dõi điều trị. 

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát