Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3
Xử trí cơn hen & Kiểm soát bệnh hen

Hen suyễn: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, chẩn đoán, phòng và điều trị hiệu quả


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Hen suyễn là gì?
  2. Nguyên nhân gây ra hen suyễn
  3. Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh hen suyễn
  4. Phòng bệnh hen suyễn như thế nào
  5. Điều trị hen suyễn như thế nào?

Trung bình có 3000 người tử vong mỗi năm do hen suyễn. Con số này đang tăng nhanh và chỉ đứng sau số tử vong do ung thư, vượt lên trên các bệnh về tim mạch. Hen làm cho 25% bệnh nhân hen phải nhập viện, 42% trẻ nghỉ học, 29% người lớn nghỉ làm. Chi phí cho bệnh hen phế quản bằng cả hai căn bệnh thế kỷ là LAO và HIV/AIDS cộng lại.

 

Hen suyễn là gì?

 

Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính của đường thở. Khi đường thở bị viêm, nó trở nên sưng phù và dễ bị co thắt khi gặp chất kích thích làm cho người bệnh xuất hiện các triệu chứng như ho, nặng ngực, khò khè và khó thở. Vì là viêm mạn tính nên việc điều trị cũng “mạn tính”, nghĩa là cần nhiều thời gian để kiểm soát bệnh. Mục tiêu kiểm soát hen hiện nay bao gồm: Không có triệu chứng suyễn ban ngày; Không thức giấc vào ban đêm do suyễn; Biết xử trí cơn suyễn tại nhà, không phải đi cấp cứu, bệnh viện vì cơn suyễn; Hoạt động thể lực và gắng sức bình thường; Chức năng phổi trở về bình thường.

 

Nguyên nhân gây ra hen suyễn

 

Nguyên nhân dẫn đến hen suyễn hay hen phế quản là sự kết hợp di truyền (dị ứng) và yếu tố môi trường. Bệnh chủ yếu xuất hiện trên cơ địa người bị dị ứng hoặc đối tượng thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm.

 

Các yếu tố môi trường có thể gây ảnh hưởng tới bệnh lý hen có thể kể tới:

 

- Thay đổi thời tiết, ban đêm.

- Phấn hoa theo mùa

- Bụi, nấm mốc, vật nuôi, các thành phần của côn trùng

- Thực phẩm như cá, trứng, đậu phộng, sữa bò, đậu nành

- Nhiễm trùng hô hấp: chẳng hạn như cảm cúm, viêm phế quản, viêm xoang

- Hút thuốc lá, khói, mùi hóa chất, nước hoa.

- Bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản (GERD)

- Gắng sức, cảm xúc như: cười, khóc, hò hét, đau buồn...

 

Các nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc hen suyễn bao gồm người có cơ địa dị ứng, trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp tái đi tái lại, trẻ có bố mẹ mắc hen suyễn, những người sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi và hóa chất  như giáo viên, công nhân xây dựng, người khai thác khoáng sản...

 

ô nhiễm không khi gây ra hen suyễn

 

Ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lý hen suyễn

 

Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh hen suyễn

 

Sau đây là 4 triệu chứng thường thấy nhất ở bệnh nhân hen suyễn:

 

- Khò khè: tiếng rít thường nghe được khi thở ra.

- Ho nhiều: ho có thể kéo dài và thường hay xảy ra. Ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn hen ban đêm.

- Nặng ngực: cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt.

- Khó thở: thở nhanh, ngắn và thấy khó khăn, đặc biệt là khi thở ra.

 

Các triệu chứng của bệnh hen suyễn biểu hiện khác nhau ở mỗi người và trên cùng một người chúng cũng biểu hiện khác nhau tùy theo từng thời điểm đặc biệt ở đối tượng trẻ em thường không đánh giá đầy đủ được các triệu chứng của bệnh.

 

Phòng bệnh hen suyễn như thế nào

 

Sự phát triển và diễn tiến kéo dài của bệnh lý hen phế quản/suyễn là do sự tương tác gen - môi trường. Vì vậy cần lưu ý các yếu tố sau để giảm nguy cơ mắc hen phế quản ở trẻ:

 

- Tránh phơi nhiễm khói thuốc lá trong môi trường lúc mang thi và năm đầu đời

- Khuyến khích sinh qua âm đạo

- Khuyên nuôi con bằng sữa mẹ vì các lợi ích sức khỏe chung

- Nếu có thể, hạn chế sử dụng paracetamol và kháng sinh phổ rộng trong năm đầu đời

- Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm các đợt khò khè lúc mới sinh

- Tiếp nhận bổ sung Vitamin D qua thức ăn hoặc ánh sáng mặt trời hoặc chỉ định của bác sỹ

 

Ngoài ra, đối với mọi đối tượng nói chung, để phòng bệnh hen suyễn, mọi người cần có một lối sống khoa học. Hạn chế tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng như: phấn hoa, bụi bẩn, súc vật trong nhà, hóa chất. Không sử dụng hay tiếp xúc với người sử dụng các loại thuốc lá. Khi bị viêm nhiễm đường hô hấp thì phải điều trị ngay, không để kéo dài và tái phát nhiều lần.

 

Điều trị hen suyễn như thế nào?

 

Điều trị hen ngoài hạn chế tiếp xúc với dị nguyên cần giải quyết được hai vấn đề:

 

- Điều trị cắt cơn hen cấp tính

- Điều trị dự phòng làm giảm tình trạng viêm vốn có của đường thở, khi tình trạng viêm của đường thở được kiểm soát thì dù có gặp các yếu tố thuận lợi cơn hen cũng sẽ không xuất hiện.

 

Ngoài các thuốc điều trị dự phòng Tây y, người bệnh có thể cân nhắc điều trị bằng thuốc hen thảo dược. Hiện đã có thuốc thảo dược được Bộ Y tế cấp phép là THUỐC ĐIỀU TRỊ, có thể dự phòng hen suyễn, viêm phế quản mạn tính hiệu quả tương đương thuốc dự phòng Tây y.

 

Tham khảo thêm tại https://benhhen.vn/ hoặc gọi tới tổng đài miễn cước 1800 5454 35 để được tư vấn và theo dõi điều trị.  

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát