Tiểu thanh long thang là một bài thuốc cổ phương nổi tiếng được nhắc đến lần đầu trong tác phẩm Thương Hàn Luận và Kim Quỹ Yếu Lược của Y gia Trương Trọng Cảnh cách đây hơn 1500 năm. Bài thuốc hiện nay vẫn đang được ứng dụng lâm sàng rộng rãi với hiệu quả được minh chứng rõ ràng.
Ý nghĩa của tên gọi “Tiểu thanh long thang”
Bốn sinh vật thần thoại đại diện cho bốn phương trong văn hoá thần thoại Trung Quốc và các nước Đông Á gồm Thanh Long của phương Đông, Bạch Hổ của phương Tây, Chu Tước của phương Nam và Huyền Vũ của phương Bắc, đây được gọi là “Tứ tượng” hay “Tứ Linh”, “Tứ Thánh”.
Tiểu thanh long thang là lấy tên một trong bốn linh vật thần thoại “Thanh Long”. Cổ đại cho rằng Thanh Long là vị thần tượng trưng cho phương đông và thuộc hành Mộc, chủ về sự phát sinh, phát triển của vạn vật, nó có tính phát tán và đồng thời có thể trị Thuỷ. Bài thuốc Tiểu thanh long thang điều trị nguyên nhân gây bệnh là ngoại cảm phong hàn (phong hàn xâm nhập vào cơ thể), nội có thuỷ ẩm (yếu tố đàm ẩm nội sinh bên trong cơ thể). Chính vì vậy chức năng quan trọng nhất của bài thuốc này chính là điều trị thuỷ ẩm đình trệ, điều này tưởng tượng giống với hình ảnh Rồng xanh (thanh long) ẩn mình trong sóng, nên cổ nhân lấy đó làm tên gọi cho bài thuốc.
Tứ tượng – Bốn linh vật thần thoại
Ý nghĩa phối ngũ các vị thuốc trong bài
Bài thuốc Tiểu thanh long thang thường được dùng điều trị trong những trường hợp nào?
Cảm phong hàn
Triệu chứng thường gặp là sợ lạnh, có sốt hoặc không sốt, không ra mồ hôi, đau đầu, đau người, ngạt mũi, chảy nước mũi trong, ho khạc đờm trắng loãng hoặc đờm bọt trắng, miệng không khô khát, thích uống nước ấm, rêu lưỡi trắng nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch phù khẩn.Với người bệnh cảm mạo thể phong hàn họng thường không quá đỏ, đâu lưỡi không đỏ nhiều, rêu lưỡi không dày, lưỡi nhạt hoặc kèm theo có dấu hằn răng. Các triệu chứng cảm mạo như trên thuộc thể phong hàn và phù hợp dùng Tiểu thanh long thang.
Ho sau cúm
Trong quá trình mắc cúm người bệnh đã sử dụng một lượng lớn thuốc kháng sinh hoặc truyền dịch,… mặc dù cảm cúm đã khỏi nhưng các triệu chứng ho, đờm vẫn còn, lúc này có thể sử dụng Tiểu thanh long thang hỗ trợ sử dụng để đẩy nhanh quá trình bài tống đờm và nhanh hồi phục.
Viêm mũi
Triệu chứng chủ yếu là chảy nước mũi trong sau cảm hàn, đau đầu, ngạt mũi, người sợ lạnh, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng dính, mạch phù. Người viêm mũi dị ứng có biểu hiện ngạt mũi, chảy nước mũi trong, thậm chí còn cảm thấy nước mũi trong suốt chảy từ sau khoang mũi ra. Trường hợp này cũng có thể dùng Tiểu thanh long thang.
Hen suyễn
Các triệu chứng chính bao gồm khó thở, thở khò khè, sắc mặt nhợt, kém tươi nhuận, người sợ lạnh, dễ cảm lạnh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng.
Đặc biệt ở một số bệnh nhân hen phế quản khó thở không nằm ngửa được, nằm xuống là triệu chứng tăng nặng và khó chịu hơn, ngồi dậy thì đỡ, trường hợp này phù hợp dùng Tiểu thanh long thang để điều trị.
Cảm phong hàn có đàm ẩm, hàn thấp nhiều
Ngày nay do thói quen sinh hoạt ăn uống không điều độ, ăn đồ lạnh làm dương khí của cơ thể bị tổn thương, dễ sinh đàm thấp. Với những người thể trạng dương hư, đàm thấp như vậy rất dễ cảm mạo, và hễ cảm mạo thì thường dễ khởi phát ho, đờm, suyễn. Trường hợp này dùng Tiểu thanh long thang giúp giải quyết yếu tố phong, hàn bên ngoài, vừa giải quyết đàm ẩm đình trệ bên trong.
Phế khí thũng ở người cao tuổi
Với bệnh nhân khí phế thũng cao tuổi, triệu chứng thường gặp là khó thở, đờm nhiều trắng loãng, sợ lạnh, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng mỏng thì có thể dùng Tiểu thanh long thang kết hợp điều trị.
Viêm họng mạn tính
Biểu hiện thường là cảm lạnh hoặc sau khi ăn uống đồ lạnh thấy họng đau, khó chịu, ho và kèm theo dịch loãng, uống nước ấm thấy dễ chịu, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng dính.
Ho nhiều ban ngày
Trẻ nhỏ ho ban ngày, ho đờm nhiều, đờm trắng loãng, sắc mặt nhợt kém tươi nhuận, rêu lưỡi trắng nhớt.
Đặc điểm ứng dụng của bài thuốc Tiểu thanh long thang
Bài thuốc Tiểu thanh long thang thường đáp ứng rất tốt trong những trường hợp người bệnh có các đặc điểm sau:
- Triệu chứng sợ lạnh, đặc điểm của triệu chứng này là dù có mặc thêm áo hay đắp chăn thì người bệnh vẫn không thấy ấm hơn.
- Không ra mồ hôi (triệu chứng này chứng tỏ cơ thể có yếu tố hàn bên ngoài xâm nhập, lúc này da và lỗ chân lông bị bế lại do hàn nên không ra được mồ hôi).
- Ho, suyễn: do đàm bế tắc gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của phế.
- Viêm mũi dị ứng, chảy nước mũi trong, triệu chứng này cũng do yếu tố hàn gây ra.
TPBVSK Thông phế Phúc Hưng được bào chế từ bài thuốc gốc của thuốc hen P/H: “Tiểu thanh long thang”. TPBVSK Thông phế Phúc Hưng được gia giảm để phù hợp với thể trạng người Việt với thành phần thảo dược đặc hiệu, giúp hỗ trợ ngăn ngừa các yếu tố gây viêm – nguyên nhân hàng đầu làm các đợt cấp tái phát. Nhờ đó giúp dự phòng bệnh hiệu quả, bảo vệ chức năng phổi, giảm tái phát bệnh.