Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là gì ?


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Phổi tắc nghẽn mãn tính là gì? 
  2. Phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy hiểm không?
  3. Đối tượng nguy cơ dễ mắc phổi tắc nghẽn mạn tính
  4. Dấu hiệu nhận biết phổi tắc nghẽn mạn tính COPD
  5. Chữa phổi tắc nghẽn mạn tính như thế nào? COPD có thể chữa khỏi hoàn toàn không?
  6.    Vậy điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính như thế nào?
  7.    Phổi tắc nghẽn mạn tính có thể chữa khỏi hoàn toàn không?
  8. 5 lời khuyên cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì? là câu hỏi của không ít người bệnh khi cầm trên tay chẩn đoán mình đã mắc căn bệnh này. Các bác sĩ sẽ giải thích cho bạn về bệnh lý này và hướng dẫn điều trị phù hợp. Tuy nhiên với một bệnh lý viêm mạn tính đường thở không hồi phục như phổi tắc nghẽn mạn tính thì cập nhật kiến thức thường xuyên về bệnh lý, điều trị là vô cùng cần thiết. 

 

Phổi tắc nghẽn mãn tính là gì? 

 

Dùng từ chính xác là phổi tắc nghẽn mạn tính, không phải mãn tính. Mạn tính có nghĩa là bệnh diễn tiến trong một thời gian dài. Phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh viêm đường thở mạn tính có thể đặc trưng bởi viêm phế quản tắc nghẽn, khí phế thũng hoặc cả hai Với sự giới hạn thông khí không thể hồi phục hoàn toàn, phổi tắc nghẽn mạn tính đặc trưng bởi tình trạng tắc nghẽn lưu thông khí, gia tăng lượng khí cặn trong phổi, làm bệnh nhân khó thở.

 

Phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy hiểm không?

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) được mệnh danh là sát thủ vô hình. COPD chính là một trong những bệnh lý gây tàn phế và có tỉ lệ tử vong cao.

 

Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), có trên 600 triệu người trên thế giới bị bệnh COPD, hơn 3 triệu người chết mỗi năm. COPD là nguyên nhân gây tử vong cao thứ tư trên thế giới, sau các bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch màu não. Tỷ lệ tử vong do COPD trong thời gian qua có xu hướng không ngừng tăng.

 

Một số thống kê cho thấy chi phí điều trị cho COPD cao hơn hẳn chi phí điều trị Hen, Lao, Viêm phổi...

 

Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD có thể làm suy giảm chức năng hô hấp, làm hạn chế khả năng hoạt động hàng này và làm giảm chất lượng sống của người bệnh.

 

Đa phần bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính COPD thường đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh trong giai đoạn muộn, khi tình trạng tắc nghẽn đã nặng nên điều trị khó khăn, bệnh đã ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người bệnh.

 

Đối tượng nguy cơ dễ mắc phổi tắc nghẽn mạn tính

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD thường gặp ở những đối tượng sau:

 

-        Nam giới, tuổi > 40.

-        Những người hút thuốc lá, thuốc lào.

-        Tiếp xúc thường xuyên với khói, bụi nghề nghiệp.

-        Tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với khói bếp than.

-        Bị nhiễm khuẩn hô hấp khi còn nhỏ.

-        Hút thuốc lá: là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của COPD. Hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc lá do người khác hút)  cũng có thể tăng nguy cơ COPD. (80%-90% bệnh nhân COPD đang hút hoặc có tiền sử hút thuốc lá).

-        Bụi, hoá chất nghề nghiệp, khói bếp, không khí ô nhiễm đều có thể là nguyên nhân gây bệnh. Tổ chức Y tế thế giới ước lượng các khí thải độc hại làm cho khoảng 400.000 người chết trong mỗi năm.

 

bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

 

Phổi bị tổn thương trong bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

 

Dấu hiệu nhận biết phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

 

Khi mắc phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, người bệnh đã có vấn đề về phổi :

 

 -  Đường dẫn khí hẹp lại, không khí khó đi vào phổi (thành của đường dẫn khí dày lên, sưng phù, hoá xơ; tăng tiết đờm, cơ bao quanh đường dẫn khí co thắt lại).

- Các túi khí nhỏ ( phế nang) bị phá huỷ, gia tăng tình trạng ứ khí trong phổi và giảm khả năng trao đổi khí của phổi.

 

Những tổn thương ở phổi do COPD gây ra sẽ khiến cho bệnh nhân gặp phải những triệu chứng sau:

 

-        Ho, khạc đờm, thường tăng nặng vào buổi sáng. Ho, khạc đờm diễn ra dai dẳng.

-        Khó thở khi gắng sức

-        Lo lắng, mỏi mệt.

-        Giảm các hoạt động.

-        Suy giảm các cơ quan chức năng.

-        Khó thở ngay cả khi không phải gắng sức nhiều.

-        Tiếp tục giảm hoạt động và suy thoái chức năng.

-        Suy hô hấp và dễ tử vong khi đợt kịch phát không được xử trí kịp thời.

 

Ngay khi xuất hiện những triệu chứng này, người bệnh nên đi khám để được tư vấn điều trị sớm. Tại cơ sở y tế, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện thử nghiệm kiểm tra hơi thở (kiểm tra chức năng phổi) được gọi là hô hấp ký. Phương pháp này đo khả năng thở ra của bạn và có thể phát hiện xem đường thở của bạn có bị hẹp hay không. (Xem tờ thông tin bệnh nhân của ATS về Kiểm tra chức năng phổi).

 

Chữa phổi tắc nghẽn mạn tính như thế nào? COPD có thể chữa khỏi hoàn toàn không?

 

Trước khi bàn về điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính, người bệnh cần hiểu về viêm phế quản tắc nghẽn và khí phế thũng. Phổi tắc nghẽn được đặc trưng bởi 1 hoặc cả 2 tình trạng này:

 

- Viêm phế quản tắc nghẽn là tình trạng viêm và sưng mạn tính làm cho bên trong các ống thở (đường thở) nhỏ hơn bình thường. Sự thu hẹp này cản trở việc không khí thoát ra khỏi phổi tốt và dễ dàng.

- Phổi được tạo thành từ hơn 300 triệu túi khí nhỏ gọi là phế nang. Những túi khí này thường co giãn. Khi bạn hít vào, túi khí mở rộng như những quả bóng nhỏ. Thở ra thường là thụ động (không mất công sức) khi phế nang được đưa về trạng thái bình thường, trở lại kích thước ban đầu. Trong khí phế thũng, các vách của phế nang bị tổn thương và mất tính co giãn. Kết quả là các túi khí không đưa khí ra dễ dàng được nữa. Khí phế thũng cũng có thể góp phần thu hẹp đường thở.

 

Sự kết hợp của phế nang không co giãn do khí phế thũng và hẹp đường thở do cả viêm phế quản tắc nghẽn và khí phế thũng, ngăn phổi đưa khí ra ngoài một cách bình thường. Điều này khiến không khí bị mắc kẹt trong phổi. "Bẫy khí" hoặc không có khả năng thở ra hoàn toàn, dẫn đến sự giãn nở bất thường hoặc căng phình. Không khí bị mắc kẹt thường xuyên trong phổi kết hợp với việc gắng sức để thở dẫn đến khó thở.

 

Vậy điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính như thế nào?

 

Thuốc điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính hiện nay gồm các nhóm thuốc:

 

- Nhóm thuốc giúp mở rộng đường thở (thuốc giãn phế quản)

- Nhóm thuốc làm giảm viêm và sưng mạn tính của đường thở (thuốc chống viêm)

- Và/ hoặc điều trị nhiễm trùng (kháng sinh).

 

Không giống như kháng sinh, hầu hết các loại thuốc điều trị COPD như giãn phế quản, chống viêm được chỉ định dùng hàng ngày, duy trì suốt đời.

 

Phổi tắc nghẽn mạn tính có thể chữa khỏi hoàn toàn không?

 

Thuật ngữ mạn tính, trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, có nghĩa là nó tồn tại trong một thời gian dài. Các triệu chứng của COPD đôi khi được cải thiện khi một người ngừng hút thuốc, dùng thuốc thường xuyên, và/ hoặc tham gia phục hồi chức năng phổi.

 

Tuy nhiên, phổi vẫn bị hư hại và không bao giờ có thể hoàn toàn trở lại bình thường. Do đó, COPD là một bệnh suốt đời. Khó thở và mệt mỏi có thể không bao giờ biến mất hoàn toàn, nhưng mọi người có thể học cách kiểm soát tình trạng của mình và tiếp tục sống một cuộc sống trọn vẹn.

 

5 lời khuyên cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

 

Hãy đến Bác sĩ ngay khi bạn có dấu hiệu mắc bệnh: ho, khạc đờm và khó thở khi làm nặng. Hãy đo chức năng hô hấp để xác định xem liệu bạn có mắc COPD. Dùng đúng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ. Bạn cần đến khám lại định kỳ hàng tháng và mỗi khi có đợt bùng phát của bệnh.

- Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào. Đây là việc quan trọng đầu tiên nên làm nếu bạn là người hút thuốc lá, thuốc lào. Hãy yêu cầu Bác sĩ giúp đỡ, cho lời khuyên. Tránh xa nơi có nhiều người hút thuốc và những vật dụng liên tưởng đến thuốc lá. Dùng thuốc cai thuốc nếu cần.

- Giữ không khí trong nhà thật sạch, thoáng. Tránh khói và các loại khí gây khó thở, tránh tiếp xúc với khói bếp than.

- Luyện tập, giữ cho thân thể khoẻ mạnh. Tập thở theo hướng dẫn của Bác sĩ, đi bộ và tập thể dục đều đặn, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

- Nếu bạn bị COPD mức độ nặng, hãy sống lạc quan và hoạt động tối đa trong điều kiện sức khoẻ cho phép. Làm mọi việc thường ngày một cách chậm rãi, đơn giản; chọn chỗ ngồi để có thể nghỉ ngơi thoải mái khi cần.

 

Tổng đài bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị 1800 5454 35

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát