Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Bệnh tâm phế mạn: cơ chế sinh bệnh, triệu chứng và cách điều trị


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. 1. CƠ CHẾ SINH BỆNH TÂM PHẾ MẠN
  2. 2. TIẾN TRIỂN VÀ TRIỆU CHỨNG BỆNH TÂM PHẾ MẠN
  3.    2.1. Bệnh tâm phế mạn giai đoạn đầu
  4.    2.2. Triệu chứng tâm phế mạn giai đoạn suy tim phổi
  5. 3. ĐIỀU TRỊ TÂM PHẾ MẠN
  6.    3.1. Điều trị bằng thuốc
  7.    3.2. Liệu pháp oxy
  8.    3.3. Phẫu thuật
  9. THUỐC HEN PHÚC HƯNG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ TÂM PHẾ MẠN
  10. THUỐC HEN PHÚC HƯNG

Tâm phế mạn là bệnh mạn tính biểu hiện bởi sự suy yếu chức năng của tim do bệnh ở phổi gây nên, thường gặp ở những bệnh nhân hút thuốc lá, sống trong môi trường khói bụi, ô nhiễm dễ dẫn đến bệnh phổi mạn tính. Tâm phế mạn cần được chẩn đoán và điều trị tích cực mới có thể kiểm soát sự tiến triển của bệnh.

 

1. CƠ CHẾ SINH BỆNH TÂM PHẾ MẠN

 

Trước hết, chúng ta cần hiểu chính xác về bệnh tâm phế mạn, đây là một dạng bệnh lý rối loạn chức năng tim dẫn tới suy tim phải xuất phát từ bệnh lý ở phổi gây tăng áp lực động mạch phổi kéo dài. Vì thế, bệnh lý này là thứ phát sau tổn thương về cấu trúc hoặc chức năng phổi.

 

Cần phân biệt tâm phế mạn với tình trạng suy tim phải thứ phát từ suy tim trái hoặc do bệnh lý về tim liên quan. Cơ chế bệnh sinh và đặc điểm tiến triển là khác nhau.

 

Bình thường, thất phải tim thực hiện co bóp và đưa máu vào động mạch phổi, tại đây phổi sẽ cung cấp oxy cho máu, để tuần hoàn đi nuôi khắp các mô trong cơ thể. Song trong các tổn thương hoặc bệnh lý phổi, áp lực bên trong động mạch phổi tăng lên, tim phải tạo ra một áp lực thắng áp lực động mạch phổi mới có thể đẩy máu vào được.

 

Vì thế sau một thời gian, người bệnh phổi liên quan dễ bị suy tim phải, hay mắc tâm phế mạn. Có nhiều bệnh lý và tổn thương ở phổi có thể khiến áp lực động mạch phổi tăng cao, phổ biến nhất là các bệnh lý sau:

- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Nguyên nhân này chiếm đa số các trường hợp bệnh tâm phế mạn.

- Viêm phế quản mạn tính.

- Tăng áp lực phổi tiên phát có thể do bệnh lý tĩnh mạch phổi hoặc yếu tố di truyền.

-  Bệnh hen suyễn kéo dài và không được kiểm soát tốt.

- Tình trạng xơ hóa phổi.

-  Bệnh giãn phế quản, phế nang hoặc khí phế thũng.

 

Ngoài ra, một số bệnh lý ảnh hưởng đến hô hấp khác có thể dẫn tới tâm phế mạn như: bệnh loạn dưỡng cơ (nhất là cơ hoành, cơ liên sườn đều là các cơ hô hấp), dị dạng cột sống, bệnh lupus ban đỏ hệ thống,… Vì thế những người mắc bệnh lý nguy cơ này, nhất là bệnh lý phổi mạn tính cần theo dõi, ngăn ngừa tâm phế mạn.

 

 

Bệnh tâm phế mạn là bệnh lý rối loạn chức năng tim dẫn tới suy tim phải xuất phát từ bệnh lý ở phổi gây tăng áp lực động mạch phổi kéo dài

 

2. TIẾN TRIỂN VÀ TRIỆU CHỨNG BỆNH TÂM PHẾ MẠN

 

Bệnh tâm phế mạn thường tiến triển từ từ với triệu chứng ban đầu không rõ ràng, dễ bỏ sót. Khi triệu chứng nặng, biến chứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên cần theo dõi và điều trị tích cực.

 

2.1. Bệnh tâm phế mạn giai đoạn đầu

 

Ở giai đoạn khởi phát, chức năng tim đã có thể bị suy giảm một phần hoặc vẫn có khả năng hoạt động gắng sức nên triệu chứng về tim thường không rõ ràng. Bệnh nhân lúc này chủ yếu có bệnh lý tại phổi - nguyên nhân gây suy tim phải. Cụ thể, bệnh nhân sẽ gặp phải các tình trạng: ho nhiều, thở khò khè, đờm màu vàng, thường xuyên khạc đờm, có thể lẫn cả mủ trong đờm,…

 

Nếu điều trị tốt bệnh về phổi từ giai đoạn này, tâm phế mạn sẽ được phòng ngừa, chức năng tim vẫn được đảm bảo tốt. Song nhiều người bệnh chủ quan, nhất là khi dấu hiệu bệnh phổi không quá nghiêm trọng, dấu hiệu suy tim cũng chưa xuất hiện.

 

2.2. Triệu chứng tâm phế mạn giai đoạn suy tim phổi

 

Bệnh càng tiến triển nặng thì áp lực phổi càng tăng cao, triệu chứng dễ thấy nhất là cảm giác khó thở, mất sức nhanh mỗi khi đi làm, làm việc hay gắng sức. Dần dần khi áp lực quá lớn, kể cả đi bộ hay làm việc nhẹ nhàng, thậm chí nghỉ ngơi cũng có cảm giác mất sức này.

 

Khi tâm phế mạn nặng, dấu hiệu suy tim phải toàn thân sẽ xuất hiện, bao gồm:

- Cảm giác đau tức, căng, nặng vùng bụng bên phải do kích thước gan đang tăng lên.

- Đau thắt ngực.

- Nổi tĩnh mạch cổ.

- Phù mềm, tím, ấn lõm hai chân.

- Xuất hiện vệt xanh tím ở đầu ngón tay và môi.

- Chán ăn, buồn nôn, đầy bụng.

- Hồi hộp, thường xuyên đánh trống ngực.

- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi.

- Rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh bất thường.

 

Triệu chứng tâm phế mạn kể cả khi suy tim xuất hiện đều không rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe khác. Đây chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân tâm phế mạn thường tới khám bệnh viện muộn, hiệu quả và khả năng cứu chữa cũng suy giảm đáng kể.

 

3. ĐIỀU TRỊ TÂM PHẾ MẠN

 

Do tâm phế mạn là biến chứng thứ phát của bệnh lý khác, chủ yếu là bệnh lý phổi nên mục tiêu điều trị tập trung vào bệnh lý nguyên nhân và kiểm soát triệu chứng. Hiện nay, điều trị tâm phế mạn thường sử dụng các phương pháp sau:

 

3.1. Điều trị bằng thuốc

 

Có nhiều loại thuốc được dùng trong điều trị tâm phế mạn, chủ yếu kiểm soát triệu chứng suy tim, phục hồi chức năng tim và điều trị bệnh lý phổi liên quan. Có thể dùng thuốc đường uống, đường khí dung hoặc đường tiêm tĩnh mạch tùy vào tình trạng bệnh cũng như khả năng dung nạp.

 

Các nhóm thuốc thường dùng gồm: Thuốc giãn phế quản, Thuốc giãn mạch, Thuốc trợ tim, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, chống đông, thuốc lợi tiểu,…

 

3.2. Liệu pháp oxy

 

Bệnh tâm phế mạn gây suy tim phải chính là nguyên nhân gây ra nhiều triệu chứng thiếu máu, mệt mỏi, sức khỏe kém. Bệnh nhân cần thở oxy tại nhà qua ống thông mũi nếu nồng độ oxy trong máu thấp, phổi không đáp ứng tốt để giảm tình trạng co mạch phổi cũng như cải thiện thiếu oxy ở các mô.

 

3.3. Phẫu thuật

 

Phẫu thuật được coi là biện pháp điều trị tâm phế mạn cuối cùng khi bệnh tiến triển nặng, không đáp ứng với phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên nguồn ghép nội tạng không phải lúc nào cũng sẵn, bệnh nhân có thể phải điều trị duy trì để chờ nguồn tạng hiến phù hợp.

 

Bên cạnh điều trị y tế, việc thực hiện chế độ nghỉ ngơi, làm việc phù hợp với sức khỏe cũng giúp cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tiến triển bệnh tâm phế mạn hiệu quả. Khi có triệu chứng bệnh, hãy liên hệ sớm với bác sĩ để được hỗ trợ, tư vấn điều trị.

 

THUỐC HEN PHÚC HƯNG HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ TÂM PHẾ MẠN

 

Bệnh tâm phế mạn theo quan điểm của Đông y thuộc chứng “đàm ẩm”, “phế trướng”, “tâm quý”,… Yếu tố bên ngoài kết hợp với tạng phủ trong cơ thể vốn đã hư nhược dẫn đến phế khí ủng trệ, thuỷ đình, huyết ứ, từ đó khởi phát bệnh cấp. Đồng thời xuất hiện các triệu chứng ho, khò khè, khạc đờm, phù, hồi hộp trống ngực, điều trị nên giáng khí bình suyễn, ôn thận nạp khí.

 

Tô tử giáng khí thang là bài thuốc cổ phương được nhiều y gia từ cổ đại đến ngày nay ứng dụng, ví dụ trong “Đan khê tâm pháp” được y gia Chu Đan Khê nhận định “Tô tử giáng khí thang, trị hư dương thượng công…” hay trong “Y tông kim giám” cũng từng viết: “Không nhiễm ngoại tà mà khí nghịch dùng giáng khí thang”, bài thuốc chủ yếu ứng dụng trong các bệnh lý hô hấp, phế khí hư suy. Với các bệnh lý khác nhau nhưng đều do nguyên nhân khí nghịch lên trên gây suyễn, ho thì đều có thể ứng dụng bài thuốc này.

 

Tác giá Đoàn Tĩnh Văn và cộng sự trong nghiên cứu năm 2006 đã tiến hành nghiên cứu trên 154 case lâm sàng được chẩn đoán xác định đợt cấp tâm phế mạn, phân chia thành 2 nhóm, trong đó nhóm đối chiếu 74 case điều trị đơn thuần bằng phác đồ tây y, nhóm nghiên cứu 80 case điều trị kết hợp với Tô tử giáng khí thang. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm nghiên cứu đạt hiệu quả điều trị cao hơn rõ rệt so với nhóm đối chiếu.

 

Thuốc hen Phúc Hưng là chế phẩm thuốc đông dược của Đông dược Phúc Hưng, được bào chế theo bài thuốc cổ phương Tô tử giáng khí thang. Trong thuốc hen Phúc Hưng có Tô tử giáng khí bình suyễn, trừ đàm chỉ khái, làm quân dược. Bán hạ táo thấp hoá đàm, giáng nghịch; Hậu phác giáng khí tiêu bĩ, làm khoan khoái vùng ngực; Tiền hồ giáng khí trừ đàm, chỉ khái, 3 vị thuốc kết hợp hỗ trợ Tô tử giáng khí bình suyễn, cùng làm thần. Quân và thần kết hợp, để trị thực tà ở phía trên (đàm thấp ở trên), nhục quế tính ôn, tác dụng bổ vào mệnh môn hoả, giúp thận nạp khí bình suyễn nghịch, điều trị hạ hư (thận khí hư hàn); đương quy vừa có tác dụng trị khái nghịch, vừa dưỡng huyết bổ can nhuận táo, kết hợp với nhục quế ôn bổ hạ hư. Trần bì táo thấp trừ đàm; cam thảo chỉ khái, điều hoà các vị thuốc. Lá táo tính ôn giúp giải nhiệt độc, ôn phế định suyễn, an thần.

 

Kết hợp với các thuốc kiểm soát triệu chứng suy tim, phục hồi chức năng tim của tân dược, thuốc hen Phúc Hưng có thể giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh ở người mắc tâm phế mạn, điều trị bệnh lý phổi liên quan, giúp tăng cường công năng tạng phủ, bệnh cải thiện dần dần.

 

Thông tin dành cho cán bộ Y tế:

 

Thuốc đông dược

 

THUỐC HEN PHÚC HƯNG

 

(Sản xuất tại nhà máy đạt thực hành sản xuất tốt của tổ chức y tế thế giới GMP - WHO)

 

Điều trị hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, bệnh tâm phế mạn.

Phòng ngừa cơn hen tái phát.

 

 

Thành phần: Lọ 250ml

Mỗi lọ chứa 250ml cao lỏng (1:1) được chiết xuất từ 266,5g dược liệu đã qua chế biến gồm:

Tô tử (Fructus Perillae frutescensis): 40g

Bán hạ nam chế (Rhizoma Typhonii trilobati praeparata): 34g

Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae): 17g

Quế (Vỏ thân, vỏ cành) (Cortex Cinnamomi): 8,5g

Tiền hồ (Radix Peucedani): 34g

Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae): 28g

Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis): 14g

Đương quy (Radix Angelicae sinensis): 40g

Lá táo (Folium Ziziphus mauritiana): 34g

Sinh khương (Rhizoma Zingiberis recens): 17g

Tá dược: Natri benzoat, đường kính, nước tinh khiết: Vừa đủ 250ml

 

Tác dụng: Giáng khí, bình suyễn, ôn hóa đàm thấp.

 

Chỉ định của thuốc hen Phúc Hưng:

- Hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, bệnh tâm phế mạn.

- Các trường hợp ho suyễn, tức ngực, đờm nhiều, khó thở.

- Phòng ngừa cơn hen tái phát.

 

Cách dùng – Liều dùng: Ngày uống 2 lần, sau bữa ăn.                                                                                                                                                                                                                                                                               

Trẻ dưới 6 tuổi: mỗi lần 10ml.

Trẻ từ 6 - 14 tuổi: mỗi lần 20ml.

Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn: mỗi lần 30ml.

 

Chống chỉ định:

Phụ nữ có thai, người tiểu đường.

Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc:

Thận trọng khi dùng thuốc cho người tăng huyết áp.

 

Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai.

Phụ nữ cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ cho con bú, chỉ nên dùng thuốc nếu lợi ích vượt trội so với nguy cơ.

 

Website: www.phuchung.vn

https://www.facebook.com/benhhenphequan

Liên hệ: 1800 5454 35

 

Công ty TNHH Đông dược Phúc Hưng

Số 96 - 98 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội.

Số giấy xác nhận: 3e/2023/XNTT/YDCT

ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG.

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát