Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Bài thuốc chữa COPD – Phổi tắc nghẽn mạn tính


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Tỷ lệ người mắc bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính COPD có xu hướng gia tăng
  2. Phân loại tình trạng bệnh lý trước khi hướng dẫn điều trị
  3. Phác đồ điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính COPD theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tổ chức Y tế thế giới
  4. Bài thuốc chữa COPD – Phổi tắc nghẽn mạn tính theo Đông y

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính chính là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau các bệnh tim mạch và ung thư. Đáng lo ngại là bệnh lý này thường gặp ở người cao tuổi, bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính COPD không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh mà còn khiến người bệnh suy sụp về tinh thần vì phải điều trị suốt đời.

 

Vậy phải làm gì khi mắc căn bệnh nguy hiểm này? Có bài thuốc chữa COPD hiệu quả không? Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo gì về bệnh lý này?

 

Tỷ lệ người mắc bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính COPD có xu hướng gia tăng

 

Thống kê của tổ chức Y tế thế giới cho thấy, mỗi năm trên toàn thế giới có hơn 300 triệu người được phát hiện mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ở Việt Nam nói riêng, theo những kết quả trong nghiên cứu dịch tễ học, tỷ lệ mắc COPD là 4,1% ở người trên 40 tuổi và có xu hướng tiếp tục tăng cao. Lý do khiến số người mắc và tử vong do bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính không ngừng tăng là do tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào và ô nhiễm môi trường, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu.

 

Các chuyên gia hô hấp cho biết, người mắc phổi tắc nghẽn mạn tính thường gặp phải các triệu chứng hô hấp dai dẳng như ho khạc đờm; Ban đầu đờm ít và loãng, sau nhiều, đặc hơn, giai đoạn cuối có thể đổi màu và có mủ; khó thở, người mệt mỏi.

 

Những dấu hiệu của này cũng giống một số bệnh lý hô hấp khác như viêm họng mạn, viêm phổi... nên nhiều người bệnh chủ quan và không đi khám mà không biết rằng, nếu không thăm khám và được chỉ định điều trị kịp thời, bệnh có thể diễn tiến nặng lên và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, suy tim, ung thư phổi, thậm chí dẫn tới tử vong.

 

Nhiều trường hợp bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính đã phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nghiêm trọng của các đợt cấp khó trị, có tới 25 - 50% bệnh nhân COPD không được chẩn đoán đúng trước khi nhập viện điều trị.

 

Đáng lo là hiện bệnh lý này không chỉ đe dọa tới sức khỏe của người cao tuổi có tiền sử hút thuốc nói riêng mà còn có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, kể cả trẻ em. Những yếu tố nguy cơ là nguyên nhân dẫn tới bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD có thể kể đến như hút thuốc lá, khói thuốc lá, hít phải khói thuốc, hút thuốc lá thụ động lâu dài (80 - 90% nguyên nhân gây bệnh); ô nhiễm môi trường ngoài trời; ô nhiễm môi trường không khí trong nhà như hít phải khí đốt nhiên liệu, bụi nghề nghiệp, hóa chất hoặc nhiễm trùng đường hô hấp tái đi tái lại thường xuyên như bệnh viêm phổi, viêm phế quản...

 

 

Bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính đặc trưng bởi 1 hoặc 2 hoặc cả hai tình trạng: Viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng

 

Phân loại tình trạng bệnh lý trước khi hướng dẫn điều trị

 

Mục tiêu đánh giá và phân loại bệnh là để xác định mức độ hạn chế của luồng khí thở, ảnh hưởng của bệnh đến tình trạng sức khỏe của người bệnh và nguy cơ các biến cố trong tương lai giúp bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị và điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh.

 

Để đánh giá tình trạng bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính cần dựa trên nhiều thông tin khác nhau: mức độ tắc nghẽn đường thở, mức độ nặng của triệu chứng và sự ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe và cuộc sống của người bệnh; nguy cơ nặng của bệnh (tiền sử đợt cấp/năm sau) và các bệnh lý đồng mắc. Dựa vào các tiêu chí này việc phân loại bệnh nhân sẽ được chia thành 4 nhóm ABCD (Theo Gold 2018). Tùy theo nhóm bệnh mà các thuốc điều trị được chỉ định sẽ khác nhau.

 

Phác đồ điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính COPD theo hướng dẫn của Bộ Y tế và tổ chức Y tế thế giới

 

Điều trị bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính được hướng dẫn chi tiết trong quyết định 4562/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hàng tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

 

 

Bài thuốc chữa COPD – Phổi tắc nghẽn mạn tính (Ảnh minh họa)

 

Các biện pháp điều trị chung được khuyến cáo dành cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm:

 

- Ngừng tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ: khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp rơm, củi, than, khí độc...

- Cai nghiện thuốc lá, thuốc lào...

- Tiêm vắc xin phòng nhiễm trùng đường hô hấp: tiêm phòng cúm vào đầu mùa thu và tiêm nhắc lại hàng năm; tiêm phòng vắc xin phế cầu mỗi 5 năm 1 lần và được khuyến cáo ở bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định.

- Phục hồi chức năng hô hấp.

- Một số biện pháp điều trị khác: vệ sinh mũi họng thường xuyên, giữ ấm cổ ngực về mùa lạnh, phát hiện sớm và điều trị kịp thời các nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt; phát hiện và điều trị sớm các bệnh đồng mắc.

- Sử dụng các bài thuốc chữa COPD; thuốc điều trị COPD theo chỉ dẫn của bác sĩ: các thuốc giãn phế quản được coi là nền tảng trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ưu tiên các thuốc giãn phế quản có tác dụng kéo dài, dùng đường phun hít hoặc khí dung; liều dùng và đường dùng của các thuốc này tùy thuộc vào mức độ và giai đoạn bệnh. Một số nhóm thuốc được chỉ định trong chữa COPD bao gồm: Cường beta 2 adrenergic tác dụng ngắn (SABA -Salbutamol, Terbutaline), Cường beta 2 adrenergic tác dụng dài (LABA - Indacaterol, Bambuterol), Kháng cholinergic tác dụng ngắn (SAMA – Ipratropium); Cường beta 2 adrenergic tác dụng ngắn +kháng cholinergic tác dụng ngắn (SABA+SAMA -Ipratropium/salbutamol + Ipratropium/fenoterol), Cường beta 2 adrenergic tác dụng dài + kháng cholinergic tác dụng dài (LABA/LAMA - Indacaterol/Glycopyronium + Olodaterol/Tiotropium + Vilanterol/Umeclidinium), Corticosteroid dạng phun hít + cường beta 2 adrenergic tác dụng dài (ICS+LABA - Budesonid/Formoterol + Fluticason/Vilanterol + Fluticason/Salmeterol), Kháng sinh, kháng viêm (Macrolide + Kháng PDE4 – Erythromycin + Rofumilast), Nhóm xanthine tác dụng ngắn/dài (Xanthin -Theophyllin/Theostat).

- Thở Oxy dài hạn tại nhà được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính có suy hô hấp mạn tính; thiếu oxy máu.

- Thở máy không xâm nhập là một trong những bện pháp hỗ trợ hiệu quả cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính trong đợt cấp. Tùy theo tình trạng diễn tiến bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thở máy không xâm nhập để hạn chế phải đặt nội khí quản ở bệnh nhân.

 

Bài thuốc chữa COPD – Phổi tắc nghẽn mạn tính theo Đông y

 

COPD là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có nhiều phương pháp để điều trị, phòng ngừa bệnh, từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh, đẩy lùi, làm chậm sự phát triển bệnh, ngăn ngừa biến chứng. Tuy nhiên, trên thực tế, do là bệnh phải điều trị kéo dài suốt đời nên việc điều trị gặp không ít khó khăn, nhất là đối với những người cao tuổi - nhóm tuổi thường hay “nhớ nhớ quên quên” và hay nhầm lẫn giữa các loại thuốc.

 

Các chuyên gia cũng cho biết hiện có tỷ lệ lớn bệnh nhân không tuân thủ liệu trình điều trị dự phòng, chỉ điều trị khi có cơn kịch phát. Thậm chí, khi ho, khó thở, tức ngực, nhiều bệnh nhân lập tức nhập viện và được chỉ định dùng thuốc. Thế nhưng, chỉ sau khoảng 1 tháng, bệnh tình đỡ hơn thì họ lại tự ý ngưng dùng thuốc và cũng không đi tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Việc không tuân thủ điều trị, không sử dụng thuốc đúng cách khiến mục đích điều trị bệnh rút ngắn - giai đoạn bệnh nặng sẽ đến nhanh hơn. Vì vậy, bệnh khó cải thiện, thậm chí trầm trọng hơn, chức năng phổi mất đi theo thời gian ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt, vận động của người bệnh.

 

Bỏ thuốc lá, hạn chế tiếp xúc dị nguyên và điều trị dự phòng bên cạnh điều trị các đợt cấp là giải pháp hiệu quả để chữa COPD. Ngoài dùng thuốc Tây y, người bệnh có thể cân nhắc dự phòng bằng thuốc đông y như thuốc hen P/H. Tuy nhiên người bệnh cần nhận thức rõ ràng hai vấn đề:

 

- Phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là căn bệnh không thể chữa khỏi. Chức năng phổi sẽ mất dần theo thời gian nên việc điều trị tập chung dự phòng là chính để hạn chế các đợt cấp tái phát, duy trì chức năng phổi ở mức tốt nhất.

- Có thể phối hợp thêm thuốc Đông y và nên lựa chọn các chế phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng.

 

 

Thuốc hen P/H là thuốc điều trị dự phòng được bào chế từ bài thuốc cổ phương 1500 tuổi Tiểu thanh long thang trên dây truyền đạt tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt của Tổ chức Y tế thế giới. Người bệnh có thể phối hợp thuốc hen P/H với thuốc điều trị đợt cấp của phổi tắc nghẽn mạn tính theo hướng dẫn của bác sĩ. 

 

Trong suốt quá trình điều trị, người bệnh nên được theo dõi và tư vấn điều trị định kỳ hàng tháng để có thể đánh giá diễn tiến bệnh kịp thời và điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp.

 

Tổng đài bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị 1800 5454 35 / zalo 0916 56 1338.

Trắc nghiệm đánh giá mức độ kiểm soát bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính https://www.benhhen.vn/form-khao-sat-1.html

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát