Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Phổi tắc nghẽn mạn tính là căn bệnh nguy hiểm và có thể gây tử vong cho người bệnh
  2. Chức năng phổi ở bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính
  3. Người bệnh thường chủ quan với bệnh khi các triệu chứng chưa trầm trọng
  4. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không?

Tôi đã đi khám và được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Xin bác sĩ 1800 5454 35 cho tôi biết, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không? Hiện sau khi xuất viện tôi cảm thấy sức khỏe bình thường, không khó thở lắm, tôi không dùng thuốc đã kê của bệnh viện có được không? Xin cảm ơn bác sĩ.

 

Bác sĩ tổng đài theo dõi điều trị 1800 5454 35 / zalo 0916 56 1338 xin trả lời bạn như sau:

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh hô hấp phổ biến, phổi tắc nghẽn mạn tính chữa được nhưng không thể khỏi hoàn toàn, cũng như chức năng phổi ở bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính không thể trở về như người bình thường được.

 

Phổi tắc nghẽn mạn tính là căn bệnh nguy hiểm và có thể gây tử vong cho người bệnh

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn luồng khí, là hậu quả của những bất thường của đường thở và/hoặc phế nang thường do phơi nhiễm với các phân tử hoặc khí độc hại, trong đó khói thuốc lá, thuốc lào là yếu tố nguy cơ chính, ô nhiễm không khí và khói chất đốt cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng gây bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính.

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới dẫn đến gánh nặng kinh tế xã hội ngày càng gia tăng. Dựa trên các nghiên cứu dịch tễ học, số ca mắc phổi tắc nghẽn mạn tính ước tính là khoảng 385 triệu năm 2010, với tỷ lệ mắc trên thế giới là 11,7% và khoảng 3 triệu ca tử vong hàng năm. Ở Việt Nam nghiên cứu về dịch tễ học của BPTNMT năm 2009 cho thấy tỷ lệ mắc ở người > 40 tuổi là 4,2%. Với sự gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá tại các nước đang phát triển và sự già hóa dân số ở những quốc gia phát triển, tỷ lệ mắc phổi tắc nghẽn mạn tính được dự đoán sẽ tăng cao trong những năm tới và đến năm 2030 ước tính có trên 4,5 triệu trường hợp tử vong hàng năm do phổi tắc nghẽn mạn tính và các rối loạn liên quan.

 

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không (Ảnh minh họa)

 

Chức năng phổi ở bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính

 

Tổn thương trong phổi tắc nghẽn mạn tính COPD ban đầu chủ yếu tập trung ở các nhánh phế quản nhỏ và nhu mô phổi của người bệnh. Tuy nhiên ở những giai đoạn nặng của phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, bệnh không chỉ gây tổn thương ở phổi mà còn ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể như tim, cơ, xương, rối loạn chuyển hóa, tâm thần... bệnh có thể biểu hiện mang tính chất toàn thân.

 

Bản chất của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD là tình trạng viêm mạn tính gây tắc nghẽn phế quản và phá hủy các thành, vách phế nang là túi chứa khí của phổi làm cản trở sự trao đổi khí, do vậy làm nồng độ khí oxy trong máu bị giảm, ứ đọng nhiều khí cacbonic. Tình trạng thiếu oxy thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể đặc biệt là tim mạch, giảm chất lượng cuộc sống, người bệnh khó thở, không đi lại được, chủ yếu sống trong nhà, giao tiếp xã hội bị hạn chế, chất lượng công việc, tình cảm bị ảnh hưởng nghiêm trọng, về lâu dài có thể gây chứng trầm cảm...

 

 

Bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính gây tổn thương phổi không thể phục hồi (Ảnh minh họa)

 

Người bệnh thường chủ quan với bệnh khi các triệu chứng chưa trầm trọng

 

Ở giai đoạn sớm, người mắc phổi tắc nghẽn mạn tính thường gặp là ho, khạc đờm kéo dài. Nguyên nhân chính gây bệnh thường do thuốc lá (chiếm hơn 90% các trường hợp được chẩn đoán); Khoảng 20 – 30% số người sử dụng từ trên 20 điếu thuốc lá mỗi ngày sẽ có các biểu hiện sớm hoặc muộn của bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính. Độ tuổi mắc bệnh lý này tập chung chủ yếu ở những người trung tuổi, sức khỏe nền ban đầu thường tốt nhưng do dùng thuốc lá kéo dài nên các triệu chứng mới xuất hiện. Vì là độ tuổi “mải làm, mải ăn” nên thường chủ quan với chính những triệu chứng ho, khạc đờm mạn tính và coi những triệu chứng này là bình thường ở người hút thuốc hoặc tiếp xúc khói, bụi.

 

Do vậy bệnh không được phát hiện kịp thời, nên tiếp tục tiến triển nặng dần lên. Nhiều bệnh nhân chỉ đi khám khi đã xuất hiện khó thở, thường lúc đó bệnh đã ở giai đoạn muộn. Ban đầu, khó thở thường chỉ xuất hiện khi gắng sức, càng về sau khó thở càng xuất hiện thường xuyên hơn và đến giai đoạn cuối cùng của bệnh, khó thở xuất hiện cả khi nghỉ ngơi tại giường.

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chữa được không?

 

Cho đến nay, chưa có bất cứ phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tuy nhiên, với việc thực hiện nghiêm ngặt những chỉ dẫn của bác sĩ như: Bỏ hút thuốc, tránh tiếp xúc khói thuốc; dùng thuốc điều trị phù hợp, đầy đủ; tiêm vắc xin phòng cúm và phòng phế cầu; có kiến thức đầy đủ về bệnh (hiểu về bệnh và các dấu hiệu cần thay đổi điều trị, khám bác sĩ định kỳ, hoặc nhập viện cấp cứu)... Khi đó bệnh có thể được kiểm soát, chữa và phòng bệnh, làm giảm số đợt cấp cần nhập viện.

 

Các thuốc giãn phế quản (thuốc cường beta2, thuốc kháng cholinergic, theophylline) là thuốc điều trị chủ yếu được khuyến cáo đối với bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính. Các thuốc này có thể ở dạng đơn lẻ hoặc phối hợp và cần được sử dụng phù hợp với giai đoạn bệnh. Thuốc dạng phun, hít được các bác sĩ ưu tiên chỉ định dùng hơn thuốc dạng uống. Để sử dụng tốt các thuốc chữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dạng phun, hít, xịt hoặc khí dung, bệnh nhân và người nhà cần được tập huấn kỹ trước khi dùng và được kiểm tra cách dùng ở mỗi lần đến khám lại.

 

Cần lưu ý, khi đã được chẩn đoán mắc phổi tắc nghẽn mạn tính thì phải dùng thuốc giãn phế quản suốt đời, ngay cả khi không có cảm giác khó thở hoặc không thấy ho.

 

Bên cạnh liệu pháp điều trị chuẩn bằng thuốc Tây y bệnh nhân điều trị theo chuyên khoa y học cổ truyền có thể được chỉ định dự phòng bằng thuốc hen P/H phối hợp với các thuốc điều trị các đợt cấp và các phương pháp điều trị khuyến cáo khác. Thuốc hen P/H là thuốc điều trị đã được bộ Y tế cấp phép, không phải thực phẩm chức năng; thuốc thuộc nhóm thuốc dự phòng.  Bệnh nhân COPD quan tâm có thể liên hệ với bác sĩ qua tổng đài 1800 5454 35 để được tư vấn và theo dõi điều trị.

 

Đánh giá mức độ kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: https://www.benhhen.vn/form-khao-sat-1.html 

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát