Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Sự nguy hiểm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?
  2. Triệu chứng chính của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  3. Nguyên tắc điều trị và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý mạn tính của đường hô hấp. Tỷ lệ tử vong của bệnh này trên thế giới được xếp vào hàng thứ tư. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường xảy ra ở lứa tuổi thanh niên và người có tuổi, đặc biệt là những người có tiền sử hút thuốc lá ...

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?

 

Phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh lý đặc trưng thuộc đường hô hấp làm tắc nghẽn đường thở và không hoàn toàn hồi phục. Thực tế bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có 2 dạng: dạng viêm phế quản mạn tính và dạng khí phế thũng. Có người mắc cả 2 dạng và triệu chứng của 2 dạng cũng tương tự nhau nên người ta gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

 

Người ta thấy rằng những người nghiện thuốc lá, thuốc lào có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chiếm tỷ lệ cao nhất. Ước tính rằng cứ 5 người nghiện thuốc lá thì sẽ có một người mắc bệnh (tỷ lệ mắc bệnh do hút thuốc lá chiếm khoảng từ 10 - 20%). Cũng nên lưu ý rằng một khi người bệnh đến với bác sĩ mà đã có ho, khó thở, tăng tiết chất nhày thì bệnh đã nặng rồi.

 

copd

 

Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý thường gặp ở đối tượng thường xuyên hút thuốc lá

 

Triệu chứng chính của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

 

Triệu chứng hay gặp nhất là khó thở, ho, khò khè và có hiện tượng tăng tiết chất nhày và đờm. Một người bệnh được chẩn đoán là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi có biểu hiện ho, khạc đờm trên 3 tháng trong một năm và biểu hiện liên tiếp như vậy trong vòng 2 năm trở lên, khó thở ngày càng tăng.

 

Bệnh nhân thường phải gắng sức để thở hoặc thở hổn hển. Đờm trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường trong hoặc hơi đục, đôi khi có màu hơi vàng. Khi dùng ống nghe để nghe phổi thì thấy có ran như ran rít, ran ngáy, ran ẩm to hạt, ran nổ. Nếu cơ sở y tế có điều kiện đo chức năng hô hấp sẽ thấy chỉ số thông khí tắc nghẽn không hồi phục.

 

Ở đây cũng cần quan tâm đến bệnh về hô hấp, cũng gây khó thở đó là bệnh hen suyễn. Bệnh hen suyễn thường xuất hiện vào ban đêm hoặc khi thời tiết thay đổi hoặc gặp dị nguyên như phấn hoa, tôm, cua... và thường có tiền sử bị bệnh hen từ lúc còn nhỏ tuổi; tiền sử gia đình có người bị hen suyễn hoặc mắc một số bệnh dị ứng như mề đay, viêm da dị ứng.

 

Bệnh cũng có ho, khó thở (khó thở vào), tăng tiết, khi nghe phổi cũng có ran rít, ran ngáy, có rối loạn thông khí tắc nghẽn nhưng có khả năng hồi phục. Cả hai bệnh hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều hay tái diễn và đều có khả năng trở thành tâm phế mạn.

 

Tuy vậy bệnh hen suyễn dẫn đến suy hô hấp và tâm phế mạn chậm hơn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh hen suyễn sẽ lên cơn hen cấp tính mỗi khi gặp phải chất gây dị ứng (dị ứng nguyên) hoặc chất kích thích trong khi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không nhất thiết như vậy. Để chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính người ta dùng phế dung ký. Phế dung ký giúp cho vệc chẩn đoán phân biệt các bệnh gây tắc nghẽn đường thở như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh xơ phổi...

 

Nguyên tắc điều trị và dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh trường diễn, việc điều trị gặp không ít khó khăn. Người ta thấy rằng các thuốc corticosteroid có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn cấp tính rất hiệu nghiệm nhưng lại không có tác dụng hoặc tác dụng hạn chế trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định, trong khi đó thuốc anticholinnergic dạng bơm đem lại hiệu quả khá cao trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nhiều tác giả khuyến nghị nên dùng các thuốc anticholinergic là thuốc điều trị duy trì đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khi bệnh tiến triển xấu cần kết hợp với các thuốc chủ vận bêta hoặc một số thuốc khác.

 

Muốn phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, điều quan trọng là bỏ thuốc lá, thuốc lào. Thuốc lá, thuốc lào không những là những nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mà còn là những nguy cơ cao của các bệnh về phổi, đặc biệt là ung thư phổi. Cần sống trong môi trường sạch ít khí độc, khói độc hại. Cần có bảo hộ lao động tốt cho những ai làm việc trong môi trường có hóa chất, khói, bụi bặm... Nên tập thể dục hàng ngày, nhất là hít thở không khí trong lành trước và sau khi ngủ dậy.

 

Hi vọng với những thông tin trên, người bệnh có thể trả lời được câu hỏi phổi tắc nghẽn mạn tính là gì? Người bệnh cũng có thể nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh để chủ động đến các cơ sở y tế để thăm khám và theo dõi điều trị sớm. 

 

Tổng đài tư vấn và theo dõi điều trị miễn cước 1800 5454 35

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát