Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Ngộ nhận nguy hiểm về bệnh hen phế quản


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Những ngộ nhận sai lầm về bệnh hen phế quản thường gặp nhất:
  2.    Chỉ ho, khò khè thì không phải là dấu hiệu của bệnh hen
  3.    Khi không có triệu chứng hen thì không cần điều trị
  4.    Điều trị hen là điều trị cắt cơn
  5.    Phân biệt thực phẩm chức năng và thuốc
  6. THUỐC HEN P/H LÀ THUỐC HAY THỰC PHẨM CHỨC NĂNG?
  7.    Phác đồ điều trị hen phế quản bằng thuốc hen P/H:

Hen phế quản (hen suyễn) là một bệnh lý thay đổi và không đoán trước được. Các cơn hen cấp tính có thể xảy ra với rất ít triệu chứng báo trước, mức độ trầm trọng của bệnh hen cũng thay đổi theo từng giai đoạn. Người sống chung với bệnh này hàng ngày mới có thể hiểu hết nỗi sợ hãi, stress và khó chịu do một cơn hen suyễn gây ra. Tuy nhiên không phải bất cứ bệnh nhân nào cũng hiểu hết căn bệnh của mình.

 

Nhiều người còn chủ quan và thiếu kiến thức cần thiết về bệnh hen khiến cho tình trạng bệnh ngày một nặng lên, cơn hen không được kiểm soát gây ra nguy hiểm cho bản thân. Dưới đây là những sai lầm thường gặp trong quá trình nhận biết cũng như điều trị hen phế quản.

 

Những ngộ nhận sai lầm về bệnh hen phế quản thường gặp nhất:

 

Chỉ ho, khò khè thì không phải là dấu hiệu của bệnh hen

 

Đa số những người bị hen phế quản có một hay nhiều hơn những triệu chứng sau:

 

-  Khò khè: Tiếng rít thường nghe được khi thở ra. Tiếng rít này có thể dễ dàng nhận ra bởi bác sỹ khám bệnh hay thậm chí chính bệnh nhân cũng có thể nhận ra, khò khè như tiếng mèo rên hoặc ngày xưa ông bà hay gọi là tiếng “cò cử”.

 

-  Ho: Ho có thể kéo dài và thường xảy ra. Ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn hen ban đêm. Ho rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Đặc biệt ở Việt Nam, một số bệnh nhân ho do hen phế quản dễ được chẩn đoán nhầm là viêm phế quản, viêm họng hay thậm chí được chẩn đoán là ho lao.

 

-  Nặng ngực: Cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt.

 

-  Khó thở: thở thấy khó khăn, đặc biệt là thở ra.

 

Các triệu chứng này có thể xảy ra nếu bạn không điều trị hoặc điều trị không đúng bệnh, hoặc khi tiếp xúc với các chất kích ứng gây cơn hen cấp tính.

 

Tuy nhiên, người bệnh đặc biệt cần lưu ý, không phải người nào mắc hen phế quản cũng phải có đầy đủ các triệu chứng trên. Nhiều trường hợp hen phế quản chỉ có biểu hiện ho, ho thường xảy ra vào ban đêm, đặc biệt là nửa đêm về sáng hoặc ở trẻ em dưới 5 tuổi thường chỉ có biểu hiện khò khè.

 

Để chẩn đoán chính xác hen phế quản cần dựa vào bốn yếu tố: (1) Bệnh sử, (2) khám lâm sàng, (3) X- quang phổi, (4) Đo chức năng hô hấp (còn gọi là hô hấp ký hay phế dung ký).

 

Khi không có triệu chứng hen thì không cần điều trị

 

Nguyên nhân sâu xa quan trọng nhất dẫn tới ngộ nhận nguy hiểm này là do người bệnh còn thiếu nhận thức đúng đắn về bản chất của bệnh hen và cư xử với bệnh hen như là đối với các bệnh cấp tính khác. Đối với những bệnh cấp tính, một khi hết triệu chứng thì bệnh đã khỏi, và như thế không cần điều trị nữa.

 

Đối với bệnh mạn tính như hen phế quản, hết triệu chứng không có nghĩa là hết bệnh mà nền viêm đường thở bên dưới vẫn tiếp tục kéo dài ngày một nặng hơn, cho đến một khi viêm đủ nhiều kèm thêm các yếu tố thúc đầy làm tắc nghẽn đường thở đủ sẽ xuất hiện triệu chứng. Điều đó có nghĩa đường dẫn khí của bạn bị viêm dù bạn có triệu chứng hen phế quản hay không xuất hiện những triệu chứng hen phế quản. Đó là lý do hết sức quan trọng lý giải việc tại sao bạn phải điều trị hen phế quản sớm, ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe mạnh, không có bất cứ triệu chứng khó thở, ho, khò khè nào cả.

 

Điều trị hen là điều trị cắt cơn

 

Đây cũng chính là một trong những ngộ nhận nguy hiểm trong quá trình điều trị hen phế quản. Khi lên cơn khó thở, thuốc cắt cơn hen cấp tính sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu ngay nhờ tác dụng làm giãn phế quản. Chính vì vậy, nhiều người cho rằng đây mới là vị cứu tinh của mình, và thờ ơ với điều trị tận gốc căn nguyên sinh bệnh.

 

Thực ra, việc điều trị tận gốc căn nguyên sinh bệnh, phục hồi sức đề kháng cho cơ thể mới là chìa khóa đẩy lùi bệnh hen, ngăn ngừa cơn hen tái phát trở lại. Nếu chỉ dùng thuốc cắt cơn, các cơn hen của bạn sẽ xuất hiện ngày càng thường xuyên với mức độ trầm trọng hơn. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc cắt cơn còn gây nhờn thuốc, người bệnh dễ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

 

Ngộ nhận nguy hiểm về bệnh hen phế quản

 

 

Phân biệt thực phẩm chức năng và thuốc

 

Do lo sợ về những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Tân dược, nhiều bệnh nhân hen phế quản đã tìm đến với thảo dược với hi vọng có thể điều trị được căn bệnh của mình. Tuy nhiên, do nhận thức chưa đầy đủ, thiếu tham khảo thông tin, hơn nữa nhiều hãng tham chạy theo lợi nhuận mà cố tình quảng cáo sai lệch về thông tin sản phẩm dẫn tới tình trạng nhiều bệnh nhân đã mua nhầm phải thực phẩm chức năng.

 

Thực phẩm chức năng không phải là thuốc điều trị. Trong tất cả quy trình từ nghiên cứu đến bào chế, sản xuất thì thực phẩm chức năng hoàn toàn không được kiểm tra gắt gao như dược phẩm. Các thông tin lâm sàng y học, dược học, sinh học để cho phép sử dụng các loại thực phẩm này trên người cũng không đòi hỏi đầy đủ như thuốc.

 

Thêm vào đó, việc dùng thực phẩm dài ngày mà giá bình quân mỗi ngày thậm chí cao hơn nhiều lần so với thuốc. Một số người sử dụng 70 đến 150 ngàn đồng mỗi ngày, như vậy nếu thời gian dùng nhiều tháng hoặc nhiều năm thì chắc chắn nhiều người phải bỏ cuộc và bệnh tật cũng đâu lại vào đấy vì vốn dĩ thực phẩm chức năng vốn không phải là thuốc điều trị. 

 

Chính những ngộ nhận về hen phế quản này là nguyên nhân chính dẫn tới tỷ lệ mắc hen phế quản và tử vong do hen phế quản tại Việt Nam không ngừng tăng lên mỗi năm. Dùng thuốc hợp lý, hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên và tránh những sai lầm đáng tiếc có thể giúp người bệnh kiểm soát hen hiệu quả.

 

THUỐC HEN P/H LÀ THUỐC HAY THỰC PHẨM CHỨC NĂNG?

 

Chữa bệnh bằng các loại thuốc đông y cũng là phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn sau khi đã thử qua nhiều loại thuốc chữa hen và nhận thấy các tác dụng phụ của chúng. Tuy thuốc được làm từ các loại thảo mộc tự nhiên, nhưng không có nghĩa là đảm bảo độ an toàn 100% nếu nguồn thuốc không có chất lượng và uy tín. Bên cạnh đó nếu thuốc không thực sự có hiệu quả thì bệnh nhân sẽ tốn một khoảng thời gian và chi phí không nhỏ cho việc điều trị hen phế quản, nhất là căn bệnh này lại là bệnh mạn tính.

 

Tìm hiểu về các sản phẩm thuốc trên thị trường có nguồn gốc thảo dược dùng trong điều trị bệnh lý hen phế quản hiện nay có thể thấy đa phần là các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sản phẩm. Sản phẩm được cập phép là THUỐC ĐIỀU TRỊ rất ít, nếu không muốn là nói là quá hiếm hoi. 

 

Thuốc hen P/H là thuốc thảo dược đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị, có tác dụng tương đương với thuốc dự phòng Tây y hiện được giới chuyên môn đánh giá cao và hàng nghìn người bệnh tin tưởng sử dụng trong quá trình điều trị và kiểm soát hen phế quản. Dưới đây là một số thông tin thêm về sản phẩm này:

 

thuốc hen ph

 

Thuốc hen P/H là THUỐC ĐIỀU TRỊ được Bộ Y tế cấp phép lưu hành số V703-H12-10, được chỉ định điều trị các thể hen phế quản, phòng chống cơn hen tái phát, không phải phực phẩm chức năng.

 

Phác đồ điều trị hen phế quản bằng thuốc hen P/H:

 

Một đợt điều trị của thuốc hen thảo dược kéo dài từ 8 – 10 tuần. Sau thời gian điều trị bằng thuốc hen P/H 4 tuần, bệnh nhân sẽ thấy cơn hen thưa và nhẹ dần, đờm loãng và tống xuất ra ngoài, ho giảm, phế quản thông thoáng và dễ thở hơn. Công năng tỳ vị được cải thiện giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ ngon và yên giấc hơn, đặc biệt là thời điểm về đêm, khoảng 2 – 3 giờ sáng. Trong thời gian này, nếu còn xuất hiện các cơn khó thở kịch phát, bệnh nhân có thể dùng thuốc Tây để cắt cơn.

 

Khi điều trị đủ đợt (8 – 10 tuần), bệnh nhân KHÔNG còn lên cơn hen, khỏe mạnh hơn, có thể tham gia lao động và sinh hoạt bình thường, cảm thấy yên tâm trước những thay đổi của thời tiết và các tác nhân gây cơn hen kịch phát khác. Kết quả điều trị này được duy trì lâu dài.

 

Với trường hợp bệnh nặng có thể điều trị từ 2 – 3 đợt.

 

Tham khảo thêm: Phác đồ điều trị hen phế quản bằng thuốc hen P/H

 

Thuốc hen P/H đã được nghiên cứu lâm sàng & áp dụng trong điều trị đã được nhiều năm nay, thuốc đã được đưa vào danh mục bảo hiểm y tế cho bệnh nhân tại nhiều bệnh viện. Điều này sẽ giúp các bệnh nhân giảm bớt một phần khó khăn để tiếp tục yên tâm, kiên trì điều trị căn bệnh của mình.

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát