Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh hen suyễn


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. 1. Đông y có chữa được bệnh hen suyễn hay không?
  2. 2. Cách sơ cứu khi gặp cơn hen suyễn
  3. 3. Cách chăm sóc bệnh hen suyễn thể nhẹ tại nhà
  4. 4. Bệnh hen có chữa khỏi không?
  5. 5. Lưu ý với người béo phì, tiểu đường, mang bầu… khi mắc bệnh hen suyễn
  6. 6. Chi phí khám chữa bệnh đối với bệnh nhân hen suyễn

Người bệnh hen suyễn cần xác định việc điều trị hen suyễn là cả một quá trình kéo dài liên tục và người bệnh “chung sống hòa bình” với bệnh cả đời.

 

1. Đông y có chữa được bệnh hen suyễn hay không?

 

Dù điều trị Đông y hay Tây y thì mục tiêu điều trị chỉ có thể đạt được kiểm soát hen, không thể chữa khỏi hen suyễn hoàn toàn. Hiện nay đã có thuốc đông y được cấp phép là THUỐC ĐIỀU TRỊ, đảm bảo tiêu chuẩn của Bộ Y tế trong điều trị dự phòng, kiểm soát hen. Người bệnh có thể cân nhắc phối hợp điều trị với thuốc cắt cơn Tây y.

 

Tuyệt đối người bệnh không tự ý sử dụng các thuốc trôi nổi không rõ nguồn gốc, không có thông tin rõ ràng về đơn vị sản xuất, giấy phép lưu hành. Việc sử dụng các thuốc trôi nổi không rõ nguồn gốc để chữa hen có thể sẽ chứa corticoid dễ gây hội chứng giả Cushing hoặc loãng xương, viêm dạ dày. Khi dùng kéo dài hay sử dụng các thuốc không đảm bảo an toàn vệ sinh trong quá trình sản xuất dễ nhiễm nấm mốc, vi khuẩn dẫn đến ngộ độc, suy gan, suy thận…

 

2. Cách sơ cứu khi gặp cơn hen suyễn

 

Có rất nhiều nguyên nhân gây khởi phát cơn hen suyễn. Thường gặp nhất là do dị nguyên hoặc nhiễm trùng. Các dị nguyên làm khởi phát hen suyễn có thể là phấn hoa, bụi, bọ nhà, vật nuôi, thay đổi thời tiết, bụi lông trong các nhà máy…. Hoặc do thực phẩm như hải sản, tôm, cua… Khi người bệnh lên cơn hen cần xử lý như sau:

 

Bước 1: Đưa người bệnh tránh xa các tác nhân gây khởi phát cơn hen suyễn và cho người bệnh nằm nghỉ ngơi thoáng khí, không nên tập trung nhiều người quanh người bệnh.

 

Bước 2: Cho người bệnh ngồi hoặc nằm kê cao nửa người trên giường để việc thở được dễ hơn. Không xoa hoặc vuốt ngực người bệnh dễ khiến người bệnh khó thở, tức ngực, nặng ngực hơn.

 

Bước 3: Cho người bệnh dùng thuốc xịt cấp cứu được bác sĩ kê đơn 2 nhát/lần như Ventolin, berodual. Sau khoảng 5-10 phút nếu người bệnh không có dấu hiệu đỡ thì nên xịt thêm lần nữa và theo dõi, nếu tình trạng không cải thiện nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

 

3. Cách chăm sóc bệnh hen suyễn thể nhẹ tại nhà

 

Người bệnh hen cần xác định việc điều trị hen suyễn là cả một quá trình kéo dài liên tục và chủ yếu là điều trị ngoại trú. Do vậy việc chăm sóc người bị bệnh hen tại nhà rất quan trọng, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:

 

- Nâng cao thể trạng thông qua dinh dưỡng: Chế độ ăn với người bệnh hen suyễn rất quan trọng, trong quá trình ăn hàng ngày, người bệnh cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Với người bệnh hen có thể sử dụng các thực phẩm chế biến dưới dạng cháo, súp, đồ ăn mềm để dễ sử dụng. Bên cạnh đó, cần tăng cường trái cây, rau củ và các loại vitamin. Đồng thời hạn chế các thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, rượu bia, cà phê, đồ ăn lạ…Nếu đã xác định được chính xác loại thực phẩm mà mình dị ứng thì nên kiêng tuyệt đối.

 

- Tập luyện: Người bệnh hen suyễn cần duy trì tập luyện thường xuyên và lựa chọn các hình thức tập luyện phù hợp với bản thân, quan trọng nhất là các bài tập thở chúm môi, tập thở cơ hoành. Lưu ý, người mắc bệnh hen không nên tập luyện gắng sức dễ dẫn tới khởi phát cơn hen cấp tính. Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn các bài tập luyện phù hợp.

 

- Người nhà bệnh nhân hen suyễn cần lưu ý tránh để người bệnh rơi vào tình trạng quá lo lắng, hồi hộp, vui mừng… vì có thể khiến khởi phát cơn hen cấp tính. Người nhà cần chăm sóc tinh thần giúp người bệnh giảm bớt áp lực, lo lắng và các vấn đề tâm lý khác.

 

- Tuân thủ điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

 

4. Bệnh hen có chữa khỏi không?

 

Hiện nay chưa có loại thuốc hay phương pháp nào điều trị khỏi hoàn toàn bệnh hen suyễn. Tuy nhiên có những thuốc dự phòng để giúp bệnh nhân không khởi phát cơn hen cấp tính. Để điều trị bệnh, bác sĩ cần căn cứ vào kết quả đo chức năng hô hấp và các triệu chứng lâm sàng. Từ đó đưa ra chẩn đoán bậc hen và có phác đồ điều trị phù hợp. Tùy từng giai đoạn bệnh là cấp hay mạn tính, mỗi bệnh nhân được phân bậc khác nhau để có phác đồ điều trị cụ thể.

 

 

Phác đồ điều trị hen suyễn theo khuyến cáo của Bộ Y tế

 

5. Lưu ý với người béo phì, tiểu đường, mang bầu… khi mắc bệnh hen suyễn

 

- Đối với người béo phì, chức năng hô hấp bị ảnh hưởng bởi khối lượng mỡ ở phần bụng và thành ngực khiến giảm tính đàn hồi thành ngực, phổi làm cho các cơ quan bao quanh phế quản bị ngắn lại, giảm dung tích cặn cơ năng, giảm thể tích dự trữ thở ra. Khi có cơn hen suyễn, bẫy khí ở người béo phì tăng nhiều hơn so với người không mắc bệnh béo phì. Và phần lớn những bệnh nhân hen phải cấp cứu là người béo phì.

 

Người mắc béo phì cần tập luyện để giảm cân đúng cách, không tập luyện quá sức gây khởi phát cơn hen. Do vậy, người bệnh béo phì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện. Ngoài ra, người béo phì có thể lựa chọn các bài tập thở và yoga để kiểm soát nhịp thở, thư giãn, nâng cao thể lực.

 

- Người tiểu đường: Những người cùng mắc cả bệnh hen suyễn và tiểu đường khó kiểm soát cơn hen hơn so với người bình thường. Với người bệnh hen suyễn đồng mắc tiểu đường, cần kiểm soát tốt cả hai bệnh để không làm nặng lên tình trạng bệnh còn lại. Đồng thời người bệnh cần chủ động thực hiện một số điều sau:

 

+ Thay đổi lối sống: Có một lối sống khoa học, lành mạnh. Có chế độ ăn dinh dưỡng, hạn chế các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ và vitamin. Duy trì vận động, tập luyện điều độ và lựa chọn các môn thể dục vừa sức. Căng thẳng, lo lắng, stress có thể gây mất kiểm soát đường huyết và làm tăng nguy cơ khởi phát cơn hen, do vậy người bệnh cần có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.

 

+ Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, loại bỏ hoặc giảm các tác nhân có thể gây khởi phát cơn hen (bụi nhà, nấm mốc, phấn hoa, lông chó mèo… )

 

+ Duy trì thăm khám định kỳ để kiểm soát bệnh hiệu quả.

 

- Bệnh hen suyễn ở phụ nữ mang thai. Khi phụ nữ mang thai mắc hen suyễn nếu không kiểm soát cơn hen tốt có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến cả bà mẹ lẫn thai nhi. Các cơn hen có thể gây ra các biến chứng như tiền sản giật, làm tăng tình trạng nôn nghén, xuất huyết âm đạo bất thường… Với thai nhi, cơn hen có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai, sinh non, sinh nhẹ cân, tăng tỷ lệ tử vong ở thai nhi… Do vậy, người bệnh hen suyễn trong lúc mang thai cần tránh các yếu tố gây khởi phát cơn hen, duy trì thuốc xịt dự phòng và thăm khám sức khỏe theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện sớm các bất thường.

 

6. Chi phí khám chữa bệnh đối với bệnh nhân hen suyễn

 

Bệnh hen gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cả người bệnh, gia đình và xã hội. Hiện nay tỷ lệ người tử vong do bệnh hen suyễn vẫn còn cao mặc dù đã có thuốc dự phòng. Chi phí khám chữa bệnh cho người mắc bệnh hen cũng rất tốn kém. Đặc biệt là các chi phí như cấp cứu, nằm viện hoặc phải nghỉ học, nghỉ làm khi lên cơn hen cấp. Theo khuyến cáo, người bệnh hen phải thăm khám ít nhất 3-4 lần/năm để điều chỉnh liều dự phòng và điều chỉnh phương án điều trị phù hợp với tình trạng bệnh nhân. Trong các chi phí, chi phí thuốc là phần chiếm chủ yếu, với những đợt cơn hen kịch phát chi phí có thể tăng 4-5 lần.

 

Để khám bệnh hen, người bệnh có thể thăm khám tại các chuyên khoa hô hấp tại các cơ sở y tế. Thông qua thăm khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định xét nghiệm để chẩn đoán bệnh cũng như phương án điều trị cho từng bệnh nhân.

 

Tổng đài tư vấn sức khỏe 1800 5454 35

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát