Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3
Hen phế quản ở trẻ em

Bé bị hen phế quản phải làm sao?


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Để xác định trẻ bị hen phế quản hay không, các bác sĩ thường làm gì?
  2. Bé bị hen phế quản phải làm sao?
  3.    Bản kế hoạch hành động xử trí hen phế quản ở trẻ là gì?
  4.    Nội dung kế hoạch xử trí hen theo mức độ diễn tiến bệnh
  5.    Nhật ký điều trị hen phế quản cho trẻ
  6. Những việc tuyệt đối không nên làm với trẻ mắc hen phế quản

Bé bị hen phế quản phải làm sao là câu hỏi mà các bác sĩ của tổng đài bác sĩ hô hấp 1800 5454 35 thường xuyên nhận được. Khi bố mẹ đặt câu hỏi này cho bác sĩ thì trong lòng cũng đang ngổn ngang những lo lắng, thậm chí là sợ hãi.

Hi vọng những kiến thức về bệnh hen ở trẻ dưới đây có thể giúp bố mẹ thêm vững tin đồng hành cùng con trong cuộc chiến chống lại căn bệnh dai dẳng hen phế quản.

 

Để xác định trẻ bị hen phế quản hay không, các bác sĩ thường làm gì?

 

Khi bé yêu gặp phải các triệu chứng của hen phế quản ở trẻ nhỏ như khò khè kèm theo 1 trong hai triệu chứng ho, khó thở; các triệu chứng này tái phát thường xuyên, có thể nặng hơn về đêm hay sám sớm; triệu chứng xuất hiện khi trẻ gắng sức, cười khóc hay tiếp xúc với khói thuốc lá, không khí lạnh..; Trẻ có sẵn tiền sử dị ứng (viêm mũi dị ứng, chàm da) thì cha mẹ thường cho trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị.

 

Tuy nhiên các bậc phụ huynh cần lưu ý, muốn xác định con có mắc hen hay không, không chỉ thể chỉ dựa vào triệu chứng mà các bác sĩ có thể sẽ chỉ định con thực hiện các kiểm tra cần thiết để chẩn đoán chính xác bệnh. Những xét nghiệm, kiểm tra cần thực hiện bao gồm:

 

- Chỉ định chụp phim phổi để loại trừ lao. Do lao phổi hiện nay rất phổ biến tại Việt Nam.

- Làm các kiểm tra thăm dò chức năng hô hấp.Thông thường bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định đo Hô Hấp Ký có thử thuốc giãn phế quản để khảo sát xem đường thở có bị tắc nghẽn hay không.

- Riêng trẻ em dưới 5 tuổi và người già sẽ được chỉ định làm dao động xung ký vì người bệnh không phải gắng sức như hô hấp ký.

- Ngoài ra bệnh nhân có thể được đo Nitric oxide trong hơi thở. Đối với người bị viêm đường dẫn khí do hen thì Nitric oxide sẽ rất cao, thông thường đối với người lớn lượng Nitric oxide >50 ppb, đối với trẻ em nếu Nitric oxide >35 ppb thì sẽ giúp xác định hen.

 

Với trẻ nhũ nhi còn quá nhỏ để thực hiện những thăm khám cần thiết thì có thể nghe phổi và chỉ định điều trị thử với thuốc điều trị hen/trẻ có đáp ứng với thuốc điều trị hen.

 

Nếu bố mẹ cho con đi khám mà người thăm khám kết luận ngay con bị hen phế quản khi mới chỉ nghe mô tả các triệu chứng thì nên tham vấn chuyên môn của các chuyên gia hô hấp khác. Bố mẹ nên chắc chắn rằng đã cho con đi khám tại các cơ sở chuyên khoa có đủ trang thiết bị để thực hiện các bước thăm khám cần thiết trước khi kết luận bệnh.

 

những biến chứng nguy hiểm của hen suyễn

 

Bé bị hen phế quản cần được theo dõi điều trị sớm để phòng những biến chứng nguy hiểm

 

Bé bị hen phế quản phải làm sao?

 

Bé bị hen phế quản thì việc đầu tiên cần làm đó là xây dựng bản kế hoạch hành động xử trí hen phế quản.

 

Bản kế hoạch hành động xử trí hen phế quản ở trẻ là gì?

 

Bản kế hoạch hành động xử trí hen là bản mô tả những việc cần làm dành cho người trực tiếp chăm sóc trẻ nhằm nắm được những thông tin quan trọng sau:

 

- Triệu chứng và dấu hiệu của cơn hen phế quản cấp tính ở trẻ

- Bao nhiêu thuốc để dùng và khi nào dùng

- Danh sách các yếu tố kích phát cơn hen phế quản và kế hoạch tránh chúng

- Phải làm gì khi bạn có các triệu chứng cụ thể của cơn hen phế quản cấp: cách dùng thuốc đúng cách, liều lượng.

- Những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm để có thể đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời.

- Ghi chép nhật ký theo dõi bệnh hen của con.

 

 

Mẫu kế hoạch hành động hen phế quản ở trẻ

 

Nội dung kế hoạch xử trí hen theo mức độ diễn tiến bệnh

 

Dựa trên cơ sở tín hiệu đèn giao thông, trẻ hen có ba vùng màu xanh, vàng đỏ trong kế hoạch hành động xử trí hen phế quản tùy theo mức độ diễn tiến của bệnh.

 

1.  Vùng màu xanh: trẻ hô hấp bình thường, không có triệu chứng của hen phế quản

 

Dấu hiệu nhận biết: không có bất cứ triệu chứng nào như ho, khò khè, khó thở ban ngày cũng như đêm, các triệu chứng không ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập của trẻ.

Hành động cần làm: trẻ sử dụng hàng ngày thuốc xịt dự phòng (ICS/thuốc hen P/H). Trẻ có thể sử dụng thuốc cắt cơn nhanh trước khi vận động mạnh, thể thao.

 

2.  Vùng màu vàng – vùng cảnh báo – trẻ bắt đầu có các triệu chứng dấu đi

 

Dấu hiệu nhận biết: Trẻ xuất hiện các triệu chứng như ho, khò khè, khó thở vào ngày hoặc ban đêm. Trẻ vẫn hoạt động, học tập bình thường.

Hành động cần làm: trẻ vẫn dùng thuốc dự phòng hàng ngày như ở vùng màu xanh và sử dụng thêm thuốc cắt cơn. Nếu trẻ không trở lại vùng màu xanh sau một giờ điều trị, gọi cho bác sĩ theo dõi điều trị và đưa con đến viện. Nếu trẻ phải sử dụng nhiều lần thuốc cắt cơn là dấu hiệu của tình trạng hen xấu đi, hen đang mất kiểm soát, cần cho trẻ tái khám để điều chỉnh thuốc điều trị.

 

3.  Vùng màu đỏ: trẻ khó thở và có các triệu chứng nguy hiểm.

 

Dấu hiệu nhận biết: nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm sau:

 

- Trẻ thở khó và nhanh.

- Cánh mũi phập phồng. Rút lõm lồng ngực.

- Không nói được thành câu.

- Xịt thuốc cắt cơn không hiệu quả.

Hành động cần làm: Xịt thuốc theo chỉ dẫn và đưa con đi cấp cứu ngay.

 

Nhật ký điều trị hen phế quản cho trẻ

 

Ngoài nội dung nhận biết và các xử trí cần làm, các mẹ nên ghi chép nhật ký điều trị cho con. Nhật ký là một cách để theo dõi mức độ kiểm soát bệnh của trẻ mắc hen phế quản. Hàng ngày, bố mẹ có thể viết các nội dung này trong nhật ký:

 

- Bất kỳ triệu chứng hen nào mà trẻ có và biểu hiện các triệu chứng hen phế quản ở trẻ theo ngày.

- Trẻ ở đâu và những gì trẻ đang làm ngay trước khi có cơn hen phế quản cấp.

- Khi nào bố mẹ cho trẻ sử dụng thuốc điều trị hen phế quản và với liều lượng bao nhiêu.

- Chỉ số PEF của trẻ nếu có.

 

Những thông tin này nên được ghi lại một cách rõ ràng và khoa học, nó sẽ trở thành tài liệu quan trọng để trao đổi với bác sĩ trong lần tái khám tới. Hen phế quản có những biểu hiện khác nhau ở từng người bệnh và khác nhau trong từng giai đoạn bệnh. Những thông tin ghi chép này sẽ có ý nghĩa giúp bác sĩ điều chỉnh các thuốc điều trị được phù hợp nhất trong quá trình điều trị cho trẻ.

 

Lưu ý cho trẻ mắc hen phế quản tái khám đúng hẹn, tái khám ngay cả khi cảm thấy trẻ khỏi bệnh, không lên cơn hen. Ở trường, cần cho thầy cô giáo biết về tình trạng của trẻ, mức độ và tần suất tái phát hen của con. Trẻ vẫn tập thể dục, chơi thể thao vừa sức bình thường nhưng trước đó 15 phút cần cho trẻ hít giãn phế quản.

 

bé bị hen phế quản phải làm sao

 

Bé bị hen phế quản phải làm sao? Cha mẹ cập nhật ngay kiến thức để phòng những nguy hiểm có thể xảy ra

 

Những việc tuyệt đối không nên làm với trẻ mắc hen phế quản

 

Trong các trường hợp cấp cứu, những việc sau tuyệt đối không nên làm:

 

- Không cho trẻ uống một lượng dịch quá nhiều; cho trẻ uống lượng dịch bình thường.

- Không để trẻ thở trong môi trường không khí ấm và ẩm

- Không phủ che mặt miệng và mũi của trẻ

- Không cho trẻ dùng các thuốc kháng histamin và thuốc cảm cúm.

 

Khi bé bị hen phế quản, trong sinh hoạt thường ngày và chăm sóc, những yếu tố sau cần đặc biệt lưu ý vì đây là những yếu tố làm tăng nặng tình trạng bệnh của trẻ:

 

1. Hút thuốc lá: nếu bố hút thuốc lá nên bỏ ngay. Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc.

2. Bọ nhà, bụi nhà: Vệ sinh môi trường sống, không cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với thú nhồi bông, hạn chế dùng thảm trải nhà. Giữ độ ẩm trong nhà không quá cao cũng không quá thấp.

3. Nấm mốc: Vệ sinh phòng ngủ của trẻ thường xuyên, làm sạch nấm mốc bằng bột giặt với nước nóng và chà bằng bàn chải cứng hoặc miếng bọt biển, rồi rửa sạch bằng nước. .

4. Vật nuôi: không có vật nuôi trong nhà nếu trẻ có nguy cơ dị ứng cao. Đặc biệt vật nuôi mà trẻ bị dị ứng.

5. Mùi/ thuốc xịt:  Tránh thuốc xịt, sơn, chất làm sạch có mùi mạnh khi trẻ ở trong nhà, đeo khẩu trang khi ra ngoài; Không sử dụng nước hoa, lotion hoặc các sản phẩm có mùi dễ làm kích thích phổi..

6. Thời tiết và ô nhiễm không khí: Giữ ấm cho trẻ trong thời tiết lạnh, cho trẻ dùng khẩu trang khi ra ngoài.

7. Cảm cúm: Cho trẻ tránh đám đông và những người bị cảm trong mùa virus (thường mùa đông). Rửa tay thường xuyên. Để trẻ nghỉ ngơi, uống nước, và không được gắng sức vì có thể làm cho tình trạng xấu đi. Cho con tiêm vaccin cúm hàng năm.

 

Với những kiến thức trên hi vọng các bậc phụ huynh không còn băn khoăn với câu hỏi bé bị hen phế quản phải làm sao nữa, hãy gọi cho các bác sĩ chúng tôi qua số 1800 5454 35 khi bạn cần thêm những tư vấn hữu ích về căn bệnh mạn tính này nhé!

 

Ds. Quang Nghị

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát