Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

8 thắc mắc thường gặp về bệnh hen suyễn


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Ngay cả khi cấp cứu, liệu triệu chứng hen suyễn có bị nhầm với các bệnh khác không?
  2. Cần bao lâu để chữa dứt hen suyễn?
  3. Các yếu tố giúp phòng tránh hen suyễn?

Dưới đây là những thắc mắc phổ biến về bệnh hen suyễn mà mọi người đặt câu hỏi tới benhhen.vn. Trong bài viết ngắn gọn này chúng tôi sẽ trả lới hết các câu hỏi và giải đáp các thắc mắc đó cho các bạn chính xác. 

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai - Mũi - Họng TW sẽ giải đáp 8 thắc mắc phổ biến nhất về bệnh hen suyễn như sau:

 

Triệu chứng ban đầu của bệnh hen suyễn?
 

Trả lời: Các triệu chứng điển hình của hen suyễn (hen phế quản) gồm 4 triệu chứng: ho, khò khè, khó thở, nặng ngực. Thông thường nếu gặp nhiều hơn 1 trong các triệu chứng này thì có thể kết luận là hen phế quản, ngoài ra, có thể cân nhắc các yếu tố sau:

 

- Triệu chứng thay đổi theo THỜI GIAN và CƯỜNG ĐỘ

- Triệu chứng xấu đi vào ban đêm hay khi thức dậy

- Triệu chứng có thể khởi phát khi tập thể dục, cười lớn, tiếp xúc dị nguyên hay không khí lạnh

- Các triệu chứng trở nên xấu đi khi nhiễm trùng hô hấp, nhiễm vi rút

 

Riêng chẩn đoán hen suyễn ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi thường khó khăn hơn, điều trị cũng gặp nhiều khó khăn vì những lý do sau:

 

- Nguyên nhân khò khè ở trẻ rất đa dạng và khó xác định, đặc biệt là khò khè ở trẻ dưới 1 tuổi thường dễ nhầm với viêm tiểu phế quản. Việc chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân khò khè khác rất phức tạp.

- Triệu chứng hen ở trẻ nhỏ không điển hình, khó xác định (ví dụ như triệu chứng nặng ngực, trẻ thường khó mô tả và các bậc phụ huynh rất khó theo dõi....)

- Các thăm dò cận lâm sàng, đặc biệt là chức năng hô hấp rất khó thực hiện vì trẻ nhỏ chưa biết hợp tác theo đúng hướng dẫn của bác sỹ. 

- Việc tuân thủ điều trị cũng như thực thi các biện pháp kiểm soát hen ở trẻ em dưới 5 tuổi còn gặp nhiều khó khăn
 

Nếu không chữa trị kịp thời, biến chứng của hen suyễn nặng tới đâu?

 

Trả lời: Trong quá trình diễn biến bệnh hen phế quản, có thể dẫn tới nhiều biến chứng khác nhau. Những biến chứng này có thể liên quan trực tiếp và tức thì nhưng cũng có những biến chứng do quá trình tiến triển mạn tính của bệnh.

 

Các biến chứng tức thì, trực tiếp của cơn hen phế quản
 
 
Theo các nhà khoa học, các biến chứng tức thì, trực tiếp của cơn hen phế quản ở trẻ nói riêng và bệnh nhân hen nói chung được chia làm 4 nhóm chính gồm: suy hô hấp cấp tính, tràn khí màng phổi, nhiễm khuẩn phế quản và các ổ tổn thương nhu mô phổi. Trẻ một khi đã gặp phải các biến chứng này thì thường có diễn tiến nặng và khó điều trị phục hồi hơn so với bệnh nhân mắc hen lớn tuổi. 
 
 
▶ Suy hô hấp cấp tính xảy ra trong những trường hợp có cơn hen phế quản ác tính, trực tiếp đe dọa đến tính mạng của người bệnh và đòi hỏi phải có xử trí cấp cứu rất khẩn trương theo đúng phương pháp điều trị.
 
▶ Tràn khí màng phổi xảy ra do trong cơn hen phế quản có một số phế nang bị căng đầy không khí vở ra, khí thoát vào màng phổi. Đột nhiên bệnh nhân đau ngực dữ dội với các triệu chứng lâm sàng rất nguy kịch biểu hiện dấu hiệu phổi gõ quá trong, rung thanh giảm và mất hẳn tiếng rì rào phế nang. Tuy nhiên nhiều khi các dấu hiệu trên không rõ rệt, khó phát hiện vì bị các triệu chứng của cơn hen phế quản lấn át mà phải chiếu X-quang phổi mới thấy rõ. Thực tế cũng có khi gặp cả hiện tượng tràn khí dưới da và tràn khí trung thất. Biến chứng tràn khí màng phổi thường gặp ở cả người trẻ tuổi và trẻ em, thường xảy ra sau những cơn ho rũ rượi, khó thở nhiều.
 
▶ Nhiễm khuẩn phế quản thường gặp ở những bệnh nhân bị hen phế quản nặng, có cơn hen phế quản kéo dài. Tình trạng nhiễm khuẩn làm phế quản bị tắc nghẽn nặng hơn và tác dụng điều trị nhất thời kém hiệu quả. Khi người bệnh bị nhiễm khuẩn phế quản có tính chất dai dẳng, cần phát hiện các ổ nhiễm khuẩn làm mủ mạn tính ở tai mũi họng hoặc sự suy giảm miễn dịch thể dịch toàn bộ.
 
Các nguyên nhân có thể gặp là hen phế quản do dị ứng, hen phế quản do nhiễm khuẩn (thường gặp nhất ở trẻ), hen phế quản do rối loạn nội tiết...
 
▶ Các ổ tổn thương nhu mô phổi được phát hiện bằng phim chụp X-quang, biến chứng này có thể do nguyên nhân vi khuẩn hoặc virút, cũng có thể là do một thâm nhiễm với tình trạng tăng bạch cầu ưa axít trong máu.
thắc mắc thường gặp về bệnh hen suyễn
 
 
Các biến chứng lâu dài của bệnh hen phế quản
 
 
Các biến chứng lâu dài của hen phế quản hay xuất hiện sau nhiều năm bị bệnh và thường là hen phế quản nặng, có nhiều cơn hen trong năm và không được điều trị đúng cách. Biến chứng biến dạng lồng ngực là biến chứng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, lồng ngực căng tròn, xương ức nhô ra phía trước hoặc lồng ngực nở rộng ở phía trước.
 
 
Biến chứng do điều trị thường vì người bệnh quá lạm dụng một số loại thuốc, do dùng nhiều loại thuốc corticoide gây nên hội chứng Cushing, loãng xương, nhiễm khuẩn dai dẳng, bệnh tâm thần - thần kinh; nếu dùng quá nhiều các loại thuốc như adrenalin có thể bị tử vong đột ngột hoặc mắc hội chứng phổi bị ức chế.
 
 
Biến chứng suy hô hấp mạn tính có thể dẫn đến suy tim do bệnh phổi, nếu một phế quản bệnh nhân bị tắc nghẽn nặng, người bệnh luôn luôn tím tái, khó thở và sau đó tim bị suy với các triệu chứng phù, đi tiểu ít, gan to... và bệnh nhân dễ bị tàn phế; biến chứng này thường gặp ở những người lớn tuổi, bị bệnh hen phế quản lâu năm nhưng không được điều trị chu đáo.

 

Ngay cả khi cấp cứu, liệu triệu chứng hen suyễn có bị nhầm với các bệnh khác không?

 

Trả lời: Nếu không phải là bác sĩ, triệu chứng hen suyễn có thể nhầm lẫn với các đợt suy tim cấp, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), thuyên tắc phổi, với trẻ em thì có thể nhầm lẫn với viêm tiểu phế quản, viêm xoang mũi, dị vật đường thở, chèn ép phế quản do u, suy giảm miễn dịch bẩm sinh…
 

Cần bao lâu để chữa dứt hen suyễn?

 

Trả lời: Hen là bệnh mạn tính nên việc điều trị khỏi hoàn toàn là rất khó khăn. Mục tiêu điều trị hen hiện nay là kiểm soát triệu chứng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ làm bệnh xấu đi trong tương lai. 

 

- Việc kiểm soát triệu chứng được đảm bảo bằng việc duy trì các thuốc cắt cơn khi lên cơn hen.
- Kiểm soát các các yếu tố nguy cơ là làm giảm tần suất lên cơn hen bằng cách giảm tình trạng viêm vốn có của đường thở bằng các thuốc kháng viêm có tác dụng kéo dài. 



Thuốc hen P/H là thuốc điều trị và thuộc nhóm thuốc dự phòng, thuốc sẽ làm giảm dần tần suất lên cơn hen và nâng cao miễn dịch của cơ thể trước các yếu tố nguy cơ, cơn hen nhẹ và thưa dần, không có xu hướng nặng lên như khi dự phòng bằng Tây y. Điều trị dự phòng bằng thuốc hen P/H sẽ được chỉ định theo các liệu trình điều trị tùy theo mức độ bệnh và thể trạng, sau đó việc điều trị sẽ được theo dõi dự phòng hàng năm. Với những trường hợp bệnh nhân đáp ứng tốt với thuốc và hạn chế được việc tiếp xúc với các yếu tố gây khởi phát cơn hen thì bệnh có thể ổn định, không tái phát cơn hen trong thời gian dài.


Trẻ bị hen suyễn khi lớn có hết bệnh không?

 

Trả lời: Tỷ lệ trẻ bị hen suyễn khi lớn lên cứ 4 em sẽ có: Một trường hợp khỏi hẳn bệnh, một phải tiếp tục dùng thuốc cả đời, 2 em sẽ dứt tạm thời và đến tuổi trung niên có thể bị lại.

 

Với tỷ lệ này có nghĩa là 25% số trẻ sẽ phải sống chung với hen suyễn cho tới khi lớn lên. Và 50% tỷ lệ trẻ mắc hen sẽ bị tái phát vào một thời điểm nào đó trong đời. Với những biến chứng và ảnh hưởng của bệnh hen để lại thì các bậc phụ huynh nên cho con đi thăm khám và điều trị sớm để giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng của bệnh hen đến tương lai của trẻ. 

Tỷ lệ trẻ bị hen suyễn trong cộng đồng là bao nhiêu?
 

Trả lời: Theo ước lượng của Bộ Y tế, tỷ lệ trẻ bị hen suyễn khoảng 10%. Những năm gần đây hen trẻ em có xu hướng tăng lên, cứ 20 năm thì tỷ lệ hen trẻ em tăng lên 2 - 3 lần. 
 

Các yếu tố giúp phòng tránh hen suyễn?

 

Trả lời: Để phòng bệnh, cần tránh hút thuốc dù chủ động hay thụ động. Không tiếp xúc các chất kích thích. Tránh các thức ăn gây dị ứng cho người bệnh. Tăng cường uống sữa và các loại trái cây như cam, chanh, quýt, bưởi. Tập thể dục, phơi nắng sáng. Lau chùi nhà cửa mỗi ngày một lần. Mùng mền chăn chiếu giặt nước sôi hoặc phơi nắng mỗi tuần một lần. Bệnh nhân đang điều trị cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.

 

Riêng với trẻ em, để phòng hen ngay từ những năm đầu đời thì cần:

 

- Khuyến khích các mẹ sinh thường, không nên mổ đẻ, KHông để bà mẹ đang mang thai và trẻ sau khi sinh hít khói thuốc lá.

- Bú sữa mẹ

- Không khuyến khí sử dụng kháng sinh phổ rộng, paracetamol cho trẻ trong năm đầu đời. 

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý không để trẻ thừa cân/béo phì


Làm sao phòng tránh các yếu tố khởi phát cơn hen?
 

Trả lời: Có nhiều yếu tố dẫn đến khởi phát cơn hen như thay đổi thời tiết, nhiễm trùng hô hấp, cảm cúm, xúc động, hoạt động gắng sức. Các yếu tố qua đường thở gồm khói từ thuốc lá, bếp, nhang, nhà máy, bụi ngoài đường, trong nhà, trong vải, phấn, phấn hoa, các loại mùi nồng, nước hoa, thuốc xịt, hóa chất, nấm mốc.

 

Thú nuôi có lông như chó, mèo. Gián và các chất chiết của gián. Con mạt nhà trên giường gối. Ngoài ra còn có các yếu tố qua đường ăn uống như hải sản, bò, gà, thức ăn lên men gồm mắm, chao, đồ lạnh, rượu bia, thuốc Aspirin, giảm đau, kháng viêm. Thông thường các bậc phụ huynh phải chủ động theo dõi và phòng tránh cho trẻ. 

 

Phương Linh

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát