Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3
Tư vấn điều trị

Tức ngực khó thở là bệnh gì?


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Tức ngực khó thở là bệnh gì?
  2. Những bệnh lý nguy hiểm cần được thăm khám sớm
  3.    Bệnh lý mạch vành
  4.    Bóc tách động mạch chủ
  5.    Các bệnh lý liên quan đến phổi và màng phổi
  6. Theo dõi các triệu chứng kèm theo
  7. Khi bị tức ngực khó thở nên làm gì?

Tức ngực khó thở là bệnh gì? Tức ngực khó thở có phải là dấu hiệu cảnh báo của một căn bệnh nguy hiểm không? Làm gì khi gặp các triệu chứng này? Nếu đi khám thì đi khám ở đâu? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau.

 

Tức ngực khó thở là bệnh gì?

 

Tức ngực khó thở là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, kể cả người lớn hay trẻ em. Tức ngực khó thở có thể là cảnh báo của nhiều bệnh lý khác nhau, có phải bệnh lý nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào mức độ và tần suất diễn tiến của triệu chứng.

 

Thông thường, sẽ không quá đáng lo nếu như cơn đau tức ngực chỉ diễn ra thoáng qua trong chốc lát. Tuy nhiên, nếu tình trạng này lặp đi lặp lại và diễn ra liên tục với cường độ tăng dần thì có thể là triệu chứng của các bệnh lý đặc biệt nguy hiểm như:

 

- Các bệnh tim mạch.

- Các bệnh về phổi, màng phổi như hen suyễn (hen phế quản), phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).....

- Các bệnh vùng thành ngực.

 

Trong các nhóm bệnh lý này, nguy hiểm nhất chính là tức ngực khó thở do các bệnh lý tim mạch gây ra.

 

tức ngực khó thở là bệnh gì

 

Tức ngực khó thở là bệnh gì?

 

Những bệnh lý nguy hiểm cần được thăm khám sớm

 

Tức ngực khó thở có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, những bệnh lý nguy hiểm cần được thăm khám sớm có thể kể tới các bệnh lý dưới đây:

 

Bệnh lý mạch vành

 

Bệnh mạch vành đặc trưng bởi tình trạng lòng động mạch có các mảng xơ vữa, làm cản trở quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Lúc này, tế bào cơ tim không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết sẽ dẫn đến tình trạng tức ngực khó thở có thể kèm những cơn đau nhói ở tim.

 

Ở những bệnh nhân bị bệnh mạch thường có tình trạng tức ngực khá nghiêm trọng, vùng ngực như bị đè nén, tim như thắt lại và đôi khi là những cơn đau dữ đội từ phía ngực bên trái. Đặc biệt, cơn đau tức ngực trở nên rõ ràng, trầm trọng hơn khi người bệnh vận động quá sức hoặc có cảm xúc căng thẳng, giận dữ, xúc động.

 

Nguy cơ tử vong do các bệnh lý mạch vàng thường đến từ các cơn nhồi máu cơ tim.

 

Bóc tách động mạch chủ

 

Động mạch chủ là động mạch quan trọng nhất và cũng là động mạch lớn nhất trong cơ thể. Động mạch chủ giữ vai trò như một cầu nối giúp vận chuyển máu đến các cơ quan khác trong cơ thể.

 

Bóc tách động mạch chủ là hiện tượng rách lớp nội mạc của động mạch chủ. Điều này tạo điều kiện cho máu len lỏi vào bên trong, từ đó dẫn đến thiếu máu cục bộ và nghiêm trọng hơn có thể gây vỡ động mạch chủ. Ngoài khó thở tức ngực thì khi người bệnh gặp phải tình trạng bóc tách động mạch chủ có thể gây ra choáng váng, thậm chí ngất xỉu. Đây là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, dễ dẫn đến suy tim cấp và có nguy cơ cao dẫn đến tử vong.

 

Các bệnh lý liên quan đến phổi và màng phổi

 

Các bệnh lý như viêm màng phổi, tràn khí màng phổi hay u phổi cũng có thể là nguyên nhân lý giải cho tình trạng tức ngực khó thở thường gặp. Hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính cũng có thể gây ra tình trạng khó thở tức ngực, tuy nhiên các bệnh lý này có thể kèm theo các triệu chứng khác như ho, khò khè, khạc đờm...

 

Theo dõi các triệu chứng kèm theo

 

Ngoài nắm được tức ngực khó thở là bệnh gì, mọi người cần phân biệt biết thêm một số triệu chứng hoặc dấu hiệu kèm theo tình trạng này để quyết định đi khám hay không. Bởi các triệu chứng tức ngực khó thở cũng có thể do các bệnh lý nguy hiểm như tim mạch vàng gây ra nhưng cũng có thể do tình trạng hẹp đường hô hấp tạm thời hay trào ngược dạ dày thực quản gây ra.

 

Ngoài ra, tức ngực khó thở còn có thể do yếu tố tâm lý gây ra. Nhịp thở của chúng ta thường sẽ bị ảnh hưởng (thở ngắt nhịp, thở dốc,...) nếu đang ở trong trạng thái hồi hộp, lo âu hoặc căng thẳng kéo dài. Điều này làm cho thiếu oxy và gây ra những cơn đau tức ngực khó thở.

 

Nếu khó thở tức ngực do tâm lý thì có thể hạn chế bằng cách cân bằng cảm xúc, tránh căng thẳng, kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và kiểm soát các bệnh lý liên quan.

 

Khi bị tức ngực khó thở nên làm gì?

 

Nếu các cơn đau tức ngực diễn ra thường xuyên kèm theo cảm giác khó thở tăng lên, bạn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và xác định sớm nguyên nhân gây bệnh, nhất là đối với những người cao tuổi có mắc đồng thời các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu,...

 

Sau khi đã được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng tức ngực khó thở, người bệnh cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đã chỉ định, bao gồm cả chế độ dinh dưỡng hợp lý và chế độ sinh hoạt lành mạnh. Nếu nguyên nhân gây ra tức ngực khó thở là bởi các bệnh lý nguy hiểm đã được kể trên thì việc theo dõi điều trị và liên hệ thường xuyên với bác sĩ là vô cùng cần thiết.

 

Trong trường hợp cấp tính, triệu chứng tức ngực khó thở do yếu tố tâm lý gây ra, tốt nhất bạn nên tạm dừng công việc đang thực hiện và dành thời gian nghỉ ngơi, không nên quá gắng sức hay cố làm các công việc nặng.

 

Bên cạnh đó, người bệnh nên thay thế các môn thể thao nặng bằng những bài tập thể dục hàng ngày nhẹ nhàng hơn để tránh làm nghiêm trọng thêm tình trạng tức ngực khó thở.

 

Những cơn đau tức ngực khó thở thoáng qua có thể không gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng tại thời điểm đó nhưng lại là cảnh báo cho nhiều bệnh lý nguy hiểm, có khả năng đe dọa đến tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm. Nếu bạn thấy có xuất hiện những cơn đau tức ngực khó thở không rõ nguyên nhân thì cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và theo dõi thường xuyên.

 

Hi vọng với nội dung trên, câu hỏi “Tức ngực khó thở là bệnh gì” đã không còn là mối băn khoăn, lo lắng của bạn nữa. Để được tư vấn và hỗ trợ thêm thông tin về các bệnh lý hô hấp, vui lòng gọi số miễn cước 1800 5454 35 / zalo 0916 561 338

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát