Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Những phương pháp điều trị bệnh hen phế quản


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Điều trị hen phế quản theo Tây Y
  2. Điều trị hen phế quản theo Đông y
  3.    Nguyên tắc điều trị hen theo Đông y
  4.    Ưu điểm của thuốc Đông y

Hiện tại có hai phương pháp điều trị hen phế quản chủ yếu đó là theo Đông y và tây Y. Ưu nhược điểm của những phương pháp điều trị này là gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích và làm rõ trong bài viết ngay dưới đây. 

 

 

Hen phế quản là căn bệnh phổ biến tại Việt Nam

 

Điều trị  bệnh hen phế quản chủ yếu theo hai hướng: Đông y và tây Y. Quan điểm điều trị hen suyễn theo Đông y và Tây y khác nhau như thế nào?

 

Điều trị hen phế quản theo Tây Y

 

Như chúng ta đều biết và hiểu rõ về bệnh hen phế quản, hầu hết các thuốc điều trị chữa hen phế quản có tác động chủ yếu là giảm sự co thắt phế quản (thuốc giãn phế quản) hoặc giảm viêm (thuốc corticosteroids).
 
Trong điều trị hen phế quản, các thuốc dạng hít nhìn chung được ưa chuộng hơn so với các thuốc dạng viên nén hoặc dạng lỏng được uống qua đường miệng. Các thuốc dạng hít tác động trực tiếp lên bề mặt và cơ của đường hô hấp, nơi mà các triệu chứng của hen phế quản bắt đầu. Sự hấp thu của các thuốc dạng hít vào các nơi khác của cơ thể là rất ít. Do đó các tác dụng phụ ít gặp hơn so với các thuốc dạng uống.
 

Các thuốc dạng hít bao gồm:

 

- Thuốc đồng vận thụ thể beta-2 (beta-2 agonist)

- Thuốc kháng hệ cholinergic (thuốc anticholinergic)

- Corticosteroids

- Cromolyn sodium

- Các thuốc dạng uống bao gồm:

- Aminophylline

- Thuốc đối vận leukotriene (leukotriene antagonist)

- Viên nén corticosteroids

Trước đây, một trong những thuốc được sử dụng để điều trị bệnh hen phế quản là adrenaline (epinephrine). Adrenaline có cơ chế tác động nhanh trong việc mở rộng đường thở (tác dụng giãn phế quản). Nó vẫn còn được sử dụng trong các tình trạng cấp cứu của hen phế quản. Thật không may là adrenaline có nhiều tác dụng phụ như nhịp tim nhanh, nhức đầu, buồn nôn, nôn, bồn chồn, hoảng loạn.
 
Có nhiều thuốc về mặt hóa học tương tự với adrenaline đã được bào chế. Những thuốc này được gọi là đồng vận beta-2 có tác dụng làm dãn phế quản như adrenaline nhưng không có nhiều tác dụng phụ. Thuốc đồng vận beta-2 là thuốc giãn phế quản dạng hít.
 
Được gọi là "đồng vận" bởi vì chúng thúc đẩy những tác động của thụ thể beta-2 ở các cơ thành phế quản. Các thụ thể này có tác động làm dãn các cơ ở thành phế quản, kết quả là làm dãn phế quản. Tác động làm dãn phế quản của thuốc đồng vận beta-2 này bắt đầu trong vòng vài phút sau khi hít và kéo dài khoảng 4 giờ. Các ví dụ cho nhóm thuốc này là albuterol (Ventolin, Proventil), metaproterenol (Alupent), pirbuterol acetate (Maxair) và terbutaline sulfate (Brethaire).
 
Các thuốc đồng vận beta-2 tác dụng kéo dài đã được bào chế với thời gian tác dụng liên tục trong 12 giờ. Các thuốc dạng hít này được sử dụng 2 lần một ngày. Ví dụ cho nhóm thuốc đồng vận beta-2 tác dụng kéo dài này là salmeterol xinafoate (Serevent). Các thuốc nhóm này thường không được sử dụng cho các cơn hen cấp tính và chúng có một số tác dụng phụ như lo lắng, rung, hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, hạ kali máu.
 
Do các thuốc đồng vận beta-2 có thể làm dãn phế quản trong khi các thuốc chẹn thụ thể beta có thể làm suy giảm sự dãn cơ ở phế quản thông qua thụ thể beta-2 và có thể làm co thắt phế quản và tình trạng hen phế quản nặng nề hơn. Do đó, nhóm thuốc chẹn beta như các thuốc điều trị cao huyết áp propanolol (Inderal) và atenolol (Tenormin) nên tránh dùng cho bệnh nhân hen phế quản.
 
Các thuốc kháng hệ cholinergic (thuốc anticholinergic) tác động vào loại dây thần kinh khác so với nhóm thuốc đồng vận beta-2 để đạt được hiệu quả dãn phế quản. Hai nhóm thuốc dãn phế quản dạng hít khi được sử dụng cùng nhau có thể cho hiệu quả dãn phế quản mạnh hơn. Thuốc nhóm này thường được sử dụng là ipratropium bromide (Atrovent). Ipratropium có thời gian bắt đầu tác dụng lâu hơn nhóm đồng vận beta-2, với đỉnh tác dụng xuất hiện vào khoảng 2 giờ sau khi sử dụng và kéo dài 6 giờ. Nhóm thuốc kháng cholinergic này có thể hữu ích cho những bệnh nhân bị khí phế thủng.
 
Khi các triệu chứng của bệnh hen phế quản khó kiểm soát bằng thuốc đồng vận beta-2 thì corticosteroids (Cortisone) thường được thêm vào. Corticosteroid có thể cải thiện chức năng phổi và làm giảm hiện tượng tắc nghẽn của phế quản. Các thuốc nhóm này bao gồm beclomethasone dipropionate (Beclovent, Beconase, Vancenase, Vanceril), triamcinolone acetonide (Azmacort) và flunisolide (Aerobid). Liều lý tưởng cho các thuốc corticosteroid này chưa rõ. Các tác dụng phụ của thuốc corticosteroid dạng hít bao gồm khàn tiếng, mất giọng, nhiễm nấm ở vùng miệng. Việc sử dụng sớm các corticosteroid dạng hít có thể giúp ngăn chặn những tổn thương không hồi phục của phế quản.
 
Cromolyn sodium (Intal) ngăn chặn sự phóng thích các hóa chất trung gian ở phổi như histamine, chất mà có thể gây ra cơn hen. Chính xác là cromolyn tác động như thế nào trong việc ngăn ngừa hen phế quản cần được nghiên cứu thêm. Cromolyn không phải là corticosteroid và không có tác dụng phụ đáng kể. Cromolyn là thuốc có ích trong việc ngăn ngừa bệnh hen phế quản nhưng lại có tác dụng hạn chế một khi cơn hen phế quản cấp tính khởi phát. Cromolyn có thể giúp ngăn ngừa cơn hen phế quản bị kích thích bởi tập thể dục, không khí lạnh, các tác nhân dị ứng như lông mèo. Cromolyn có thể được sử dụng ở trẻ em cũng như người lớn.
 
Theophylline (Theodur, Theoair, Slo-bid, Uniphyl, Theo-24), aminophylline là những ví dụ của nhóm thuốc methylxanthines. Methylxanthines có thể được sử dụng bằng đường uống và tiêm tĩnh mạch. Trước khi các thuốc dạng hít trở nên phổ biến thì methylxanthines chính là "trụ cột" trong điều trị hen phế quản.
 
Chất caffeine có trong cafe thông thường và các loại nước giải khát cũng là một thuốc methylxanthine. Theophylline làm dãn cơ phế quản và ngăn ngừa các tế bào lót bên trong lòng phế quản (tế bào mast) phóng thích ra các hóa chất trung gian như histamine mà có thể gây ra cơn hen phế quản. Theophylline có thể hoạt động như một thuốc lợi tiểu nhẹ và làm gia tăng sự tiểu tiện. Đối với hen phế quản khó kiểm soát thì methylxanthines vẫn còn đóng một vai trò quan trọng.
 
Liều lượng sử dụng theophylline hay aminophylline được theo dõi chặt chẽ. Nếu sử dụng liều quá mức có thể gây buồn nôn, nôn, rối loạn nhịp tim và thậm chí co giật. Trong một số trường hợp như suy tim hoặc xơ gan thì liều lượng của methylxanthines thường thấp để tránh nồng độ của nó tăng cao trong máu. Sự tương tác với các thuốc khác như cimetidine (Tagamet), thuốc chẹn kênh canxi (Procardia), quinolones (Cipro), allopurinol (Xyloprim) có thể cũng ảnh hưởng đến nồng độ của thuốc trong máu.
 
Thuốc corticosteroids đường uống có thể được sử dụng ở những bệnh nhân bị hen phế quản nặng không đáp ứng điều trị với các thuốc khác. Tuy nhiên, corticosteroids liều cao và sử dụng kéo dài có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như loãng xương, gãy xương, tiểu đường (đái tháo đường), cao huyết áp, mỏng da và dễ bị bầm tím, mất ngủ, thay đổi cảm xúc và tăng cân.
 
Các thuốc long đờm giúp làm loãng đờm trong đường hô hấp, và từ đó làm cho nó dễ bị tống ra ngoài khi ho. Muối KI (potassium iodide) không được sử dụng phổ biến vì có thể gây nên mụn, tăng tiết nước bọt, phát ban, các vấn đề tuyến giáp. Guaifenesin (Entex, Humibid) có thể gia tăng sự sản xuất các chất dịch giúp làm loãng đờm, nhưng cũng có thể là chất kích thích đối với một số người.
 
Ngoài việc sử dụng các thuốc dãn phế quản cho những bệnh nhân bị hen phế quản do dị ứng thì việc tránh tiếp xúc với những tác nhân dị ứng hoặc các chất kích thích khác cũng rất quan trọng. Đối với những bệnh nhân không thể tránh tiếp xúc với các tác nhân dị ứng hoặc không thể được kiểm soát bằng thuốc thì việc tiêm phòng dị ứng cần được xem xét.
 
Lợi ích của việc tiêm phòng dị ứng (khử mẫn cảm: desensitization) để phòng ngừa hen phế quảnvẫn chưa được xác nhận rõ ràng. Một số bác sĩ vẫn còn e ngại về nguy cơ sốc phản vệ có thể xuất hiện với tỷ lệ 1/2.000.000. Tiêm phòng dị ứng mang lại lợi ích nhiều nhất ở trẻ em bị dị ứng với bụi trong nhà. Phương pháp này cũng có lợi đối với các loại dị ứng với phấn hoa và lông thú.
 
Ở một số bệnh nhân hen phế quản thì việc tránh sử dụng thuốc aspirin hay các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) cũng rất quan trọng. Đây là những thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm khớp. Ở một số bệnh nhân khác thì việc điều trị bệnh lý hồi lưu (trào ngược) dạ dày - thực quản (GERD) cũng có thể giúp ngăn ngừa sự kích thích ở đường hô hấp.
 
Các biện pháp để ngăn ngừa trào ngược vào thực quản là dùng thuốc, giảm cân, thay đổi chế độ ăn, bỏ thuốc lá, cafe và rượu. Ví dụ các thuốc được sử dụng để làm giảm tình trạng này bao gồm omeprazole (Prilosec) và ranitidine (Zantac). Bệnh nhân hen với bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản nặng có thể gây ảnh hưởng đến phổi và cần được phẩu thuật để củng cố cơ thắt thực quản, và từ đó giúp ngăn ngừa hiện tượng trào ngược acid từ dạ dày vào thực quản.
 

Điều trị hen phế quản theo Đông y

 
Hen Phế Quản theo đông y thuộc chứng Háo Suyễn - Háo Rỗng, tức là khí không được liễm nạp về thận, tỳ dương hư yếu thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm. Trong cổ họng phát ra tiếng gọi là háo (hen) thở hít gấp gáp, khí đưa lên nhiều mà đưa xuống ít gọi là (suyễn).
 
Nguyên nhân gây bệnh hen do ngoại cảm phải ngoại tà bên ngoài, ăn uống tình chí thất thường, làm việc quá sức. Về tạng phủ, hen phế Quản liên quan trực tiếp tới 3 Tạng Tỳ - Phế - Thận, do 3 tạng này suy yếu và không được điều hòa gây nên, cụ thể:
 

- Tạng Phế: Phế có công năng chủ xuất nhập khí. Phế rối loạn làm khí xuất nhập rối loạn gây nên  khó thở. Cho nên trong bệnh hen phế quản, triệu chứng điển hình dễ thấy là cơn khó thở, khó thở ra, khó thở có chu kỳ, cơn khó thở bùng phát khi gặp các yếu tố kích thích như gió, ẩm, lạnh, bụi, mùi lạ, căng thẳng, mệt nhọc...

- Tạng Tỳ: Có chức năng vận hóa, chuyển biến hóa thức ăn. Khi lo nghĩ quá nhiều làm rối loạn công năng của tỳ. Chức năng chuyển hóa thức ăn của Tỳ rối loạn sẽ sinh đờm. Đờm dừng ở phế sẽ làm tắc nghẽn gây khó thở.

- Tạng Thận: Chủ nạp khí. Công năng thận rối loạn cơ thể yếu từ lúc mới sinh (gọi là tiên thiên bất túc). Thận không nạp khí nên khí ngược lên gây khó thở

 
Thuốc hen PH
 
Thuốc hen đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng
 
 

Nguyên tắc điều trị hen theo Đông y

 
Mục đích của điều trị thuốc Đông y là điều trị toàn diện và mang tính tổng thể cao, đem lại sự cân bằng cho toàn thân, tăng sức đề kháng của cơ thể, đồng thời quan tâm đến bài trừ nguyên nhân bệnh, vì thế hen phế quản mới khỏi dứt điểm được.
 
Thuốc Đông y thường có tác dụng tán hàn, giáng khí, tiêu đờm, trừ thấp, bổ hư. Thuốc nâng cao chức năng các Tạng Tỳ - Phế - Thận bị suy yếu và điều hòa hoạt động giữa các Tạng.
 
Trong điều trị bệnh hen phế quản bằng thuốc Đông y không chỉ là làm giảm triệu chứng, đó còn là kết quả quá trình cân bằng giữa các tạng phủ, nâng cao sức đề kháng, phòng chống tái phát.
 
Một số bài thuốc đông y cổ phương hiện nay có hiệu quả cao trong điều trị hen là: “Nhị trần thang hợp tam tử thang gia giảm”, “Tiểu thanh long gia giảm”, “Tiền hồ thang gia vị”…
 

Ưu điểm của thuốc Đông y

 
Thứ nhất, Thuốc đông y tập trung vào gốc sinh bệnh thông qua việc điều hòa toàn thân, cân bằng tạng phủ. Từ đó, Sức đề kháng tăng, sức khỏe được cải thiện. Các triệu chứng tại phế quản giảm rõ rệt, hết viêm, đờm không sinh và được tiêu trừ, ho giảm. Cơn hen kịch phát giảm dần, cơn hen nhẹ và bớt nguy hiểm hơn trước, tiến tới không còn lên cơn và tái phát.
 
Thứ hai, Thuốc Đông y tin cậy và hiệu quả cao trong điều trị. Các bài thuốc được sử dụng trong điều trị hen mãn tính hiện nay đều có “tuổi đời” cao, được sử dụng lặp đi lặp lại hàng trăm năm. Trong quá trình đúc kết kinh nghiệm điều trị, chỉ những vị thuốc, bài thuốc cho tác dụng chữa bệnh thực sự mới tồn tại và được sử dụng.
 
Thứ ba, Thuốc đông y an toàn. Phần lớn vị thuốc trong các bài thuốc điều trị bệnh mãn tính nói chung và hen phế quản, có tác dụng điều hòa Tạng phủ. Trong điều trị, ít khi tích lũy, gây độc hại với cơ thể. Sử dụng các bài thuốc đông y trong điều trị hen mãn tính cũng không dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, bệnh cải thiện dần dần, không có xu hướng nặng lên, vốn là ưu điểm nổi bật mà các thuốc tân dược hiện đại không có được.
 
Với Đông Y các loại thuốc được điều chế hoàn toàn từ thảo dược nên rất an toàn cho cơ thể. Thực tế đã được chứng minh Thuốc hen P/H đã đạt được nhiều giải thưởng cao cấp, được tin tưởng sử dụng trên toàn quốc. Mọi thắc mắc cần tư vấn về bệnh hen xin liên hệ với tổng đài của Đông Dược Phúc Hưng để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh hen cũng như thuốc hen PH.
 
Tổng đài tư vấn và theo dõi điều trị miễn cước 1800 5454 35.
 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát