Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3
Hen phế quản ở trẻ em

HO Ở TRẺ NHỎ KHI NÀO LÀ BỆNH HEN PHẾ QUẢN?


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Hen phế quản ở trẻ em có nguy hiểm hay không?
  2. Ho ở trẻ em khi nào là bệnh hen phế quản, nhận biết hen phế quản ở trẻ
  3. Cần làm gì khi trẻ lên cơn hen phế quản cấp tính?
  4. Phòng ngừa hen phế quản ở trẻ

Có 4 triệu người mắc hen phế quản tại Việt Nam. Đáng lo ngại là tỷ lệ trẻ mắc hen phế quản rất cao, hiện cao gấp đôi người lớn. Thêm một thực tế đáng lo ngại là việc chẩn đoán hen phế quản ở trẻ thường chậm trễ, nhất là trẻ dưới 2 tuổi. Điều này tất yếu đã hạn chế hiệu quả điều trị hen phế quản ở trẻ, trẻ thường xuyên bị lên cơn hen phế quản cấp tính, phải nghỉ học, nhập viện, thậm chí có thể tử vong. Vậy làm thế nào để nhận biết hen ở trẻ? Ho ở trẻ nhỏ khi nào là bệnh hen phế quản? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau.

 

Hen phế quản ở trẻ em có nguy hiểm hay không?

 

Trước khi tìm hiểu về các dấu hiệu của bệnh hen phế quản ở trẻ, cần nắm rõ khái niệm hen phế quản là gì?

 

Hen phế quản là bệnh lý viêm mạn tính của đường thở khiến cho đường thở trở nên rất nhạy cảm với các yếu tố dị nguyên có trong môi trường. Khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên này, đường thở sẽ phù nề, co thắt, sinh nhầy làm cho đường thở vốn đã hẹp do viêm nay lại thêm tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đi vào phổi, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng điển hình của một cơn hen phế quản cấp tính.

 

Bệnh lý hen phế quản ở trẻ em vô cùng phức tạp, nhưng cơ bản bệnh hen ở người lớn và trẻ em giống nhau là thường xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng do thời tiết, ăn uống, khói bụi có trong môi trường….

 

Mức độ nguy hiểm của bệnh hen đối với trẻ nhỏ cần được lưu tâm hơn vì các triệu chứng thông thường của bệnh hen như ho đờm cũng có thể gây tắc nghẽn đường thở gây tím tái, trẻ không hô hấp được, cực kỳ nguy hiểm.

 

Hen là bệnh có tính chất gia đình, di truyền và hoàn toàn không phải là bệnh lây lan, truyền nhiễm.

 

Ho ở trẻ em khi nào là bệnh hen phế quản, nhận biết hen phế quản ở trẻ

 

Chẩn đoán hen phế quản thường dễ dàng hơn khi trẻ đang lên cơn hen cấp tính: ho, trẻ có cảm giác nặng ngực, thở khò khè, khó thở (thở nhanh, thở co kéo lồng ngực, co kéo cơ vùng cổ, cánh mũi phập phồng,…). Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào bác sĩ cũng có thể tiếp cận trẻ tại thời điểm trẻ lên cơn khó thở. 

 

Vì vậy các bậc phụ huynh là người trực tiếp chăm sóc trẻ cần nghi ngờ trẻ mắc hen phế quản khi trẻ bị ho tái đi tái laị nhiều lần (đặc biệt là ho nhiều về đêm), khò khè, khó thở xuất hiện hay nặng hơn khi trẻ gắng sức, cười, khóc hay tiếp xúc với khói thuốc lá, không khí lạnh, nhiễm khuẩn hô hấp...

 

Nếu như khò khè, khó thở là những gợi ý hen phế quản khá điển hình và dễ quan sát, thì triệu chứng ho tái đi tái lại là triệu chứng khá đặc biệt và thường bị bỏ sót. Có một số ít trẻ mắc hen phế quản chỉ biểu hiện bằng những cơn ho về đêm mà không hề có triệu chứng gợi ý nào khác; ban ngày trẻ lại vận động, học tập, hoạt hoạt hoàn toàn bình thường, đây được gọi là “hen dạng ho” – một thể khá đặc biệt của bệnh và thường gặp nhiều ở trẻ. Trong trường hợp này, trẻ cần được đưa đến khám chuyên khoa hô hấp để có thể được chẩn đoán phù hợp.

 

Thêm một lưu ý nữa khi chẩn đoán hen phế quản ở trẻ là không phải tất cả những trường hợp khò khè đều là hen phế quản. Các bác sĩ có thể dựa vào việc điều trị thử để chẩn đoán xác định hen ở trẻ.

 

Ngoài những dấu hiệu trên, hãy cùng lắng nghe tư vấn sự giống nhau giữa HO & HEN, khi nào HO LÀ HEN của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương:

 

 

Ho ở trẻ em khi nào là hen phế quản? Cùng lắng nghe ý kiến của chuyên gia

 

Cần làm gì khi trẻ lên cơn hen phế quản cấp tính?

 

Cần nhận biết sớm các dấu hiệu cho biết một cơn hen phế quản cấp tính đang đến để có thể chuẩn bị sẵn sàng: ho, khò khè, nặng ngực, khó thở, thức giấc về đêm. Khi cơn hen đến, cho trẻ dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh(dưới dạng hít hay xông).

 

Khi trẻ có những dấu hiệu sau cần cho trẻ đi cấp cứu ngay:

- Thuốc cắt cơn không có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng ngắn, trẻ vẫn còn khó thở

- Nói năng khó nhọc, không thành câu.

- Trẻ phải ngồi thở, co kéo vùng xung quanh xương sườn và cổ khi thở

- Tím tái môi hay đầu ngón tay: Đây là dấu hiệu rất nguy kịch

 

Phòng ngừa hen phế quản ở trẻ

 

Tuy hen phế quản là một bệnh không thể trị dứt được nhưng có thể kiểm soát tốt được. Phòng ngừa hen phế quản sẽ giúp cho trẻ giảm hoặc không còn lên cơn hen, trẻ có thể sinh hoạt – học tập - vui chơi bình thường, chức năng phổi hoạt đồng bình thường.

 

Để phòng ngừa hen cần các bậc phụ huynh cần lưu ý những vấn đề sau: Cho trẻ tránh xa những nguyên nhân khởi phát cơn hen và dùng thuốc cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài các thuốc cắt cơn, các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc dự phòng cho trẻ. Thuốc phòng ngừa hiệu quả nhất hiện nay là những thuốc kháng viêm dùng dưới dạng hít hoặc thuốc thảo dược ngừa cơn. Thời gian dùng thuốc phải đủ dài (thường nhiều tháng) để có đủ khả năng cải thiện được tình trạng viêm đường thở.

 

Trẻ em được điều trị đúng thuốc thì thường được kiểm soát bệnh trong thời gian ngắn, người lớn bị hen thường có hậu quả nặng nề hơn trẻ em. Trẻ có thể bị lúc bé nhưng nhiều năm sau không bị, nếu tái phát thì cũng nhẹ nhàng hơn.

 

Truy cập trang thông tin về các bệnh lý hô hấp www.benhhen.vn để tìm hiểu thêm thông tin về bệnh lý hen phế quản ở trẻ nhỏ.

 

Tổng đài bác sĩ miễn cước 1800 5454 35

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát