Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Dùng thuốc trị hen phế quản ở trẻ em thế nào cho đúng?


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Điều trị hen phế quản ở trẻ bằng thuốc cắt cơn và dự phòng
  2. Các loại thuốc cụ thể thường dùng trong điều trị hen ở trẻ
  3. Lưu ý khi dùng thuốc hen cho trẻ

Thời tiết chuyển từ mùa khô sang mùa mưa, nóng sang lạnh cũng là thời điểm các bệnh ở đường hô hấp tăng, trong đó có hen phế quản ở trẻ em. Vậy cần dự phòng bệnh cũng như cần phải lưu ý khi điều trị bệnh như thế nào? Điều trị hen ở trẻ có khác gì so với điều trị hen ở người lớn? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.

Hen phế quản trẻ em thường bắt đầu từ 2-10 tuổi. Khởi đầu là tình trạng viêm đường thở, ở người có cơ địa nhạy cảm thì quá trình viêm gây co thắt cơ phế quản khó thở, thở rít, ho, đau tức ngực từng đợt tái diễn và thường bị về đêm đến sáng sớm. Cơn hen đầu tiên thường xuất hiện sau một đợt nhiễm trùng nặng ở đường hô hấp hoặc do bụi, lông súc vật, khói bếp than, khói thuốc lá, phấn hoa, hoạt động gắng sức… Hen thường kèm theo viêm họng, sốt.

 

thuốc trị hen phế quản ở trẻ em

 

Các cơn hen cấp tính xuất hiện bất ngờ có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu không được xử trí kịp thời



Dấu hiệu nhận biết hen phế quản ở trẻ

 

Các triệu trứng như cơn khó thở, thở rít, thường gặp ở trẻ em khi bị viêm nhiễm đường hô hấp đặc biệt là bị nhiễm virut. Có tới 1/3 số bệnh nhi này có thể bị hen và thường bị chẩn đoán là viêm phế quản co thắt. Việc chẩn đoán nhầm dẫn tới điều trị không thích hợp thì bệnh nhân dễ chuyển thành thể hen nặng kéo dài hay tái phát gây dị dạng lồng ngực, giảm phát triển cơ thể.

 

Do đó, khi trẻ có các dấu hiệu sau thì cần nghĩ đến hen phế quản:


- Có khò khè kèm 1 trong các triệu chứng ho hay khó thở
- Các triệu chứng này tái phát thường xuyên
- Nặng hơn về đêm và sáng sớm
- Xảy ra khi gắn sức, cười, khóc hay tiếp xúc với khói thuốc lá, không khí lạnh, thú nuôi....
- Xảy ra khi không có nhiễm khuẩn hô hấp (viêm mũi họng, viêm phế quản...)
- Có tiền sử dị ứng
- Có tiền sử gia đình có người bị hen dị ứng
- Có ran rít/ngáy khi nghe phổi
- Đáp ứng với thuốc điều trị hen

 

Điều trị hen phế quản ở trẻ bằng thuốc cắt cơn và dự phòng

 

Điều trị hen ở trẻ em chúng ta cần chú ý điều trị dự phòng là công việc quan trọng nhất, khi trẻ có cơn hen cấp cần xử trí nhanh chóng và theo dõi chặt chẽ còn ngoài cơn hen cần dự phòng để cơn hen không tái phát trở lại. Loại bỏ các dị nguyên gây bệnh: phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc… giảm phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ khi đã phát hiện được, tránh cho các cháu tiếp xúc với bụi khói đặc biệt là khói thuốc lá; nên tiêm phòng cúm hằng năm vào mùa thu cho bệnh nhân.

Điều trị dự phòng tốt nhất bằng thuốc nhóm corticoid dạng hít, cho bệnh nhân hít qua buồng đệm với liều ban đầu dùng liều thấp. Tăng tới liều trung bình hoặc liều cao đến khi kiểm soát được. Cứ mỗi 3 tháng bệnh nhân cần đi khám, nếu bệnh được kiểm soát tốt mới hạ liều thuốc. Khi điều trị 1 năm mà bệnh hen phế quản được kiểm soát hoàn toàn thì có thể ngừng điều trị dự phòng, tránh ngừng thuốc điều trị dự phòng đột ngột vì triệu chứng của bệnh có thể tái phát nặng.

Thuốc nhóm chủ vận tác dụng kéo dài chỉ nên dùng dưới dạng phối hợp với thuốc nhóm corticoid dạng hít như seretide, symbicort. Dùng dự phòng trong trường hợp hen phế quản trẻ em đã dùng liều trung bình corticoid dạng hít mà không kiểm soát được.

Có thể dùng các thuốc nhóm kháng leucotriene ở bệnh nhi mắc hen phế quản nặng khó kiểm soát khi đã hít liều cao corticoid. Điều trị cắt cơn hen tốt nhất là dùng thuốc nhóm chủ vận b2 tác dụng nhanh (salbutamol, bricanyl dạng hộp xịt có liều định chuẩn, xịt mỗi lần 2 nhát qua buồng đệm). Cha mẹ của bệnh nhi bị hen phế quản cần thường xuyên có thuốc đó dự trữ để dùng cắt cơn hen cho trẻ khi cần. Tuy nhiên, nếu trẻ phải dùng thường xuyên các thuốc cắt cơn này thì phải chú ý tăng liều thuốc dự phòng. Chú ý khi thấy trẻ tím tái, thở rất nhanh > 70 lần/phút, khóc yếu ớt hoặc nói nhát ngừng, xịt thuốc cắt cơn không đỡ thì nên đưa trẻ đến cấp cứu tại các cơ sở hồi sức gần nhất càng sớm càng tốt.

Do có nhiều tác dụng phụ nên các thuốc nhóm corticoid cần rất hạn chế khi dùng đường toàn thân (uống hoặc tiêm) chỉ dùng trong đợt kịch phát nặng. Thuốc cắt cơn nhóm xanthine không nên dùng cho trẻ em vì nhiều tác dụng phụ.

 

Các loại thuốc cụ thể thường dùng trong điều trị hen ở trẻ

 

Thuốc cắt cơn hen: Là các loại thuốc nhanh chóng cắt cơn hen do tác dụng làm giãn các cơ bao quanh đường dẫn khí giúp mở đường dẫn khí đang bị hẹp. Các loại thuốc cắt cơn thường dùng hiện nay: ventolin (salbutamol), bricanyl (terbutaline) ... dùng dưới dạng xịt qua các bình xịt định liều hoặc dạng phun khí dung. Thuốc còn được sử dụng để cấp cứu cơn hen suyễn.

Thuốc kiểm soát cơn hen: Là nhóm thuốc có tác dụng ngăn ngừa cơn hen bao gồm hai loại thuốc chính: thuốc chống viêm và thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài. Trong đó, thuốc chống viêm là thuốc cơ bản do làm giảm tình trạng viêm giúp giảm chít hẹp đường dẫn khí do phù nề và giảm sự nhạy cảm đường dẫn khí với các chất kích thích. Thuốc hiện nay thường được sử dụng là các loại corticoid hít dưới dạng đơn chất: pulmicort (budesonide), flixotide (fluticasone) hoặc phối hợp: symbicort (budesonide-formoterol); seretide (fluticasone-salmeterol)...

Sử dụng thuốc thảo dược để kiểm soát cơn hen là một trong lựa chọn hiện nay. Thuốc có tác dụng chống viêm, phục hồi chức năng của các tạng trong cơ thể nên duy trì được hiệu quả ngăn ngừa cơn hen lâu dài, thuốc không có độc tố, không có tác dụng phụ, không gây nhờn thuốc. 

 

Lưu ý khi dùng thuốc hen cho trẻ



Thuốc cắt cơn dạng xịt và khí dung: Tác dụng phụ rất ít gặp và không kéo dài như: tim đập nhanh, run tay, hạ kali máu với tỉ lệ ít hơn nhiều so với dùng thuốc cùng loại bằng đường uống.

Thuốc kiểm soát cơn: Bệnh hen là một bệnh mạn tính, do đó cần được điều trị dài hạn bằng nhóm thuốc chống viêm chủ yếu là corticoid nên có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề sử dụng nhóm thuốc này. Việc quan tâm đến tác dụng phụ của thuốc làm cho nhiều bệnh nhân và cả thầy thuốc không dám sử dụng thuốc để điều trị và làm mất đi cơ hội để kiểm soát tốt bệnh hen suyễn. Tác dụng phụ của corticoid dạng hít có thể gặp là: nấm miệng và hầu họng do Candida nhưng rất hiếm gặp; khàn tiếng; tác dụng toàn thân rất hiếm do liều thuốc hít hàng ngày thường nhỏ và hấp thu vào máu không đáng kể, chỉ gặp khi phải sử dụng liều cao kéo dài; có thể gặp những vết bầm trên da rất nhẹ, tự khỏi…

Trong mọi trường hợp cần cân nhắc giữa tác dụng phụ của thuốc và tác hại của bệnh để áp dụng điều trị đúng mức.

 

>> Xem thêm thông tin về thuốc thảo dược duy nhất hiện nay đang lưu hành trên thị trường đã được Bộ Y tế cấp phép là THUỐC ĐIỀU TRỊ, không phải thực phẩm chức năng: 

 

 ➡️ Hướng dẫn sử dụng thuốc & phác đồ điều trị: https://benhhen.vn/nhomtin/benh-hen-thuoc-hen-ph.html


 ➡️ Ý kiến chuyên gia: https://benhhen.vn/nhomtin/benh-hen-y-kien-chuyen-gia.html


 ➡️ Bệnh nhân chia sẻ câu chuyện điều trị: https://benhhen.vn/nhomtin/benh-nhan-chia-se.html


 ➡️ Feedback người bệnh hoặc người thân đã có người nhà dùng thuốc hen P/H: https://bit.ly/2wkgeKE 


 ➡️ Khảo sát của Thời báo Kinh tế Việt Nam về mức độ tin dùng của người bệnh


https://suckhoedoisong.vn/vinh-danh-thuoc-hen-ph-duoc-tin-dung-hang-dau-trong-dieu-tri-hen-phe-quan-tu-dong-duoc-n166482.html

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát