Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3
Ý kiến chuyên gia

Truyền hình trực tuyến: Hen phế quản - Điều trị và dự phòng hiệu quả


Theo ước tính, tỉ lệ hen phế quản ở nước ta là 3,9% dân số, tương đương gần 4 triệu người. Bệnh hen gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh, gia đình và xã hội. Tỉ lệ tử vong do bệnh hen còn cao mặc dù đã có thuốc điều trị, kiểm soát hiệu quả.

 

Các chuyên gia cho biết, bệnh hen xảy ra quanh năm, nhưng khi thời tiết thay đổi (như nóng, lạnh đột ngột, mưa, ẩm ướt) hoặc người dân tiếp xúc với các yếu tố gây kích phát cơn hen (như khói thuốc lá, khói than, bụi bẩn, vật nuôi, phấn hoa…) thì bệnh hen hay xuất hiện. Với người cao tuổi, bệnh hen sẽ gây nhiều phiền phức và nguy hiểm hơn nhiều do sức đề kháng kém.

 

Một điều đáng chú ý nữa là bệnh nhân hen thường có nhiều sai lầm trong dự phòng và điều trị khiến cho bệnh trầm trọng thêm, khó kiểm soát cơn hen.

 

Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh hen, cách điều trị và phòng ngừa căn bệnh này, Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống - Suckhoedoisong.vn phối hợp cùng nhãn hàng Thuốc hen P/H - Thuốc điều trị hen phế quản, phòng cơn hen tái phát tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề "Hen phế quản - Điều trị và dự phòng hiệu quả”.

 

Khách mời tham gia chương trình gồm:

 

 PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh

 

PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh - Giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.

 

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh

 

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh – Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương.

 

NỘI DUNG CÂU HỎI GIAO LƯU :

 

Y học cổ truyền quan niệm như thế nào về bệnh hen phế quản thưa PGS.TS Đậu Xuân Cảnh?

 

PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh :

 

Bệnh hen phế quản, y học cổ truyền gọi là suyễn, phổi sinh đàm gây tiếng thở khò khè, suyễn làm co thắt phế quản (làm khó thở), tiếng rít (cả đờm). Về y học cổ truyền liên quan đến 3 tạng chính: phế, thận, tỳ. Có 2 nhóm nguyên nhân: nguyên nhân từ bên ngoài (ngoại cảm) nguyên nhân bên trong (nội thương).

 

Còn với y học cổ truyền, bệnh hen phế quản được điều trị thế nào thưa chuyên gia Đậu Xuân Cảnh?

 

PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh :

 

Còn với y học cổ truyền trong điều trị hen cũng phân ra hai loại. Ngoài điều trị hết cơn còn chống tái phát. Điều trị cấp hết cơn hen thì y học cổ truyền phân ra hen thể hàn và thể nhiệt và chứng hư, chứng thực để điều trị. Khi đã bị hen thể hàn dùng bài thuốc: tô tử giáng khí. Thể hư tùy theo để dùng bài thuốc: sinh mạch tán… đó là bài thuốc trị bệnh hen. Thời gian vừa qua các công ty bào chế thuốc đông y điều trị cho bệnh nhân . Vừa chống cơn hen vừa chống tái phát như thuốc hen P/H của Phúc Hưng là ví dụ.

 

Khi lên cơn hen thì có thể xử trí tại chỗ như thế nào thưa bác sĩ? Có nên dùng thuốc xịt cắt cơn hen khẩn cấp không?

 

PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh :

 

Khi lên cơn hen là trạng thái cấp cứu (tắc nghẽn đường thở) oxy trong máu giảm cần hỗ trợ bệnh nhân ngay vì quỹ thời gian sống thiếu oxy chỉ 5 phút vì tế bào não thiếu oxy sẽ chết và không hồi phục do đó cần cấp cứu duy trì đường thở. Khi lên cơn hen và có thuốc xịt thì phải dùng ngay. Về y học cổ truyền thì có thể tác động một số huyệt như: phế du, đình suyễn… để giảm cơn hen. Song song với xịt thì cần đến bệnh viện ngay.

 

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh bổ sung: 

 

Với người hen phế quản thì cơn hen luôn luôn có thể bùng phát (sáng, tối, đêm, hoặc cáu giận) cần dự phòng, tránh yếu tố dị ứng. Phải uống thuốc phòng hen, trong tây y có thuốc và không dùng kéo dài và nên dùng thuốc từ thảo dược, đông y làm cơ thể không tức thì và dùng để phục hồi tạng phổi. Nếu lên cơn thì cũng sẽ bị nhẹ đi. Nếu bị hen nên đi tham gia câu lạc bộ hen và đến bác sĩ khám thường xuyên dù chưa lên cơn để được tư vấn.

 

TƯƠNG TÁC ĐỘC GIẢ:

 

Nguyễn Văn Huyên (Hà Nam)

Tôi nghe nói dùng mật ong có tác dụng rất tốt trong phòng và trị bệnh hen, điều này có đúng không thưa bác sĩ? Bác sĩ có thể cho tôi một vài cách đơn giản để sử dụng hiệu quả mật ong được không ạ? Tôi xin cảm ơn.

 

PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh :

 

Trong y văn không xếp mật ong là thuốc để điều trị bệnh nhưng bạn có thể dùng mật ong nâng cao sức khỏe nhưng bạn phải kiểm soát đường huyết, hàng ngày bạn có thể pha mật ong với nước đun sôi để ngoại.

 

Trọng Hùng, Nghệ An

Tôi đọc báo thấy nói có một số thức ăn có thể làm kịch phát cơn hen suyễn đã có sẵn. Xin bác sĩ chỉ rõ, bệnh nhân hen thì phải chú ý kiêng khem những gì?

 

PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh :

 

Như đã nói một số thức ăn có thể làm dị ứng mà bệnh hen là dị ứng. Nếu thức ăn mà tươi thì khả năng gây dị ít hơn thức ăn hải sản bị ươn. Và một số người hen thì cũng cần lưu ý về dị nguyên hải sản.

 

huyentrangle98@gmail.com

Tôi nghe nói ăn cóc có thể trị được bệnh hen, có đúng không thưa bác sĩ? Vậy thì nên chế biến như thế nào ạ?

 

PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh :

 

Trong con cóc theo y học cổ truyền là một vị thuốc có tính chất bổ dưỡng còn điều trị về hen theo sách cổ ít nói về vấn đề này. Còn một số tài liệu không chính thống dùng cóc để chữa hen nhưng bạn cần hết sức thận trọng (người ta dùng cóc đã làm sạch dùng đất sạch bọc rồi đốt cháy lên rồi giã nhỏ dùng cho bệnh nhân hen). Trong cóc có độc nên bạn cần hết sức thận trọng vì có thể gây tử vong. Nên mua bột cóc của các cơ sở công ty dược đã bào chế đã được kiểm nghiệm.

 

Trong những ngày rét đậm vừa qua, nhiều bệnh nhân hen phế quản đã phải nhập viện cấp cứu. Xin hỏi bác sĩ, bệnh hen phế quản thường có những triệu chứng điển hình nào?

 

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh :

 

Để nhận biết mình có hen không thì triệu chứng đầu tiên là ho dai dẳng kéo dài thường nửa đêm về sáng. Bệnh nhân khó thở, thở rít ra từng cơn, nặng ngực, tạo thành tiếng khò khè trong cổ, khạc đờm rất nhiều.

 

Bệnh nhân mệt mỏi, lo âu không làm được gì cả. Nếu không cấp cứu điều trị kịp thời, bệnh nhân khó thở, thiếu oxy trong não dần dần dẫn đến hôn mê và tử vong.

 

PGS.TS Đậu Xuân Cảnh:

 

Bệnh lý HPQ đa số là người bệnh chưa bao giờ bị hen, bệnh hen xuất hiện lần đầu. Nhóm thứ 2 là chung sống với bệnh và có cơn hen tái phát.

 

Với bệnh nhân đã hen rồi, họ rất nhạy cảm như thay đổi thời tiết quá mức, ăn gì đó… có biểu hiện của cơn hen là ho, khó thở, có đờm. Họ có thể xử lý bằng thuốc có sẵn trong người đã được bác sĩ kê và hướng dẫn dùng sớm ngay khi bệnh mới phát.

 

Bệnh hen mới xuất hiện lần đầu thì cần đến bệnh viện cấp cứu ngay, có thể có triệu chứng nặng xuất hiện ở bệnh nhân này. Có trường hợp sốt cao, viêm phế quản phổi hen, COPD thì bệnh lý này rất nặng nề với bệnh nhân.

 

Bệnh hen phế quản ở trẻ em có gì khác so với ở người lớn không ạ? Trẻ bị ho, khò khè kéo dài có phải là hen không thưa bác sĩ?

 

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh :

 

Bệnh lý ở trẻ em vô cùng phức tạp, nhưng cơ bản bệnh hen ở người lớn và trẻ em giống nhau là đa số ở những người cơ địa dị ứng do thời tiết, ăn uống, môi trường xung quanh….

 

Cần chú ý trẻ ho kéo dài, ho đến nỗi em bé không ngủ được kéo dài đến 2 tháng trời thì không thể dùng thuốc thông thường mà cần có phác đồ điều trị hen.

 

Ho đờm gây tắc đường thở có thể khiến trẻ khó thở, tắc nghẽn đường thở gây tím tái rất nguy hiểm.

 

Tuy nhiên hen ở trẻ khỏi nhanh hơn người lớn, điều trị đúng thuốc thi khỏi nhanh hơn, người lớn bị hen thường có hậu quả nặng nề hơn trẻ em. Trẻ có thể bị lúc bé nhưng nhiều năm sau không bị, nếu tái phát thì cũng nhẹ nhàng hơn.

 

Mùa lạnh cũng là thời điểm bùng phát các đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi. Vậy bệnh hen phế quản phế quản ở người cao tuổi có gì khác so với COPD, viêm phế quản mạn tính?

 

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh :

 

Biểu hiện 3 bệnh này gần giống nhau, rất khó phân biệt nhưng có sự khác biệt là viêm phổi tắc nghẽn không có triệu chứng tiền sử gia đình còn HPQ có tiền sử gia đình dị ứng.

 

Thứ 2 là người bị hen có thể từ lúc trẻ, nhưng COPD thường ở người lớn tuổi, ngoài 40 tuổi trở lên và nguy cơ nhiều nhất ở người hút thuốc lá.

 

VPQ ở cả trẻ em người lớn, điều trị hết sốt, hết đợt, còn HPQ cần điều trị lâu dài và có thể hồi phục, COPD thì rất nặng nề, lúc nào cũng trạng thái khó thở nhất là khi gặp yếu tố kích thích.

 

Do đó cần tỉnh táo phân biệt bệnh và bác sĩ phải có kinh nghiệm để chẩn đoán chính xác.

 

PGS.TS Đậu Xuân Cảnh:

 

Đây là 3 bệnh giống nhau về lâm sàng nhưng khác nhau ở bản chất.

 

COPD từ phế nang và tổn thương các tổ chức xung quanh, độ hồi phục ít. Dùng thuốc bổ điều trị là chính.

 

VPQ tổn thương không có tiền sử sau 1 đợt điều trị thì có thể hết và tổn thương có thể hồi phục.

 

COPD cần kết hợp thuốc bổ và tập dưỡng sinh để đạt kết quả tốt trong điều trị.

 

Hiện nay, y học hiện đại có những phương pháp nào để điều trị bệnh hen phế quản thưa bác sĩ?

 

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh :

 

Điều trị HPQ bằng YHHĐ thì dùng thuốc giãn phế quản, thông thường thuốc xịt hít khí dung, tiêm tĩnh mạch có thể phế quản giãn ra bệnh nhân có thể thở được.

 

Trường hợp bệnh nhân nặng thở không được thì đặt nội khí quản, thở máy thì bệnh nhân mới qua cơn nguy kịch.

 

Tôi nghe nói việc phối hợp điều trị cắt cơn hen bằng Tây y và dự phòng hen bằng Y học cổ truyền sẽ đem lại hiệu quả trị bệnh cao hơn. Điều này có đúng ko thưa các bác sĩ?

 

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh :

 

Khi bệnh nhân đang cấp cứu khó thở, không thở được thì cần trả lại sự thông thoáng cho bệnh nhân thì điều trị tây y là tốt nhất.

 

Sau đó cần điều trị thuốc duy trì, có bệnh nhân cấp cứu 5-6 lần một năm. Để giảm tần suất lên cơn cấp cứu như vậy và nâng cao chất lượng cuộc sống, tránh gánh nặng y tế thì cần dùng thuốc duy trì của đông y thì có tác dụng vượt trội, và có thể dùng lâu dài.

 

Khác với tây y, dùng nội tiết tố nhiều thi ảnh hưởng đến lông tóc, da,… các thuốc đông y có thể dùng lâu dài không bị ảnh hưởng nhiều.

 

Theo điều tra BV lao phổi, 3,9% người mắc HPQ (4 triệu người), nhưng chỉ có 1 triệu người dùng thuốc duy trì và không để cơn hen tái phát ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân hen cứ thấy đỡ là thôi dùng thuốc, không dùng dự phòng và duy trì.

 

PGS.TS Đậu Xuân Cảnh:

 

Kết hợp YCHT và YHHĐ trong điều trị HPQ là rất đúng, tạo sự thống nhất liên hoàn để điều trị bệnh hen để có cuộc sống hạnh phúc hơn. Theo tôi, bệnh nhân hen cần có thầy thuốc chuyên về hen điều trị cho mình thì độ an toàn cao hơn nhiều.

 

Tôi được biết, bệnh hen phế quản có liên quan nhiều đến yếu tố môi trường sống, vậy người bệnh hen phế quản cần tránh các yếu tố nào gây khởi phát cơn hen?

 

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh :

 

HPQ bản chất là bệnh cơ địa và các tác động của yếu tố môi trường. Giảm thiểu và chung sống với nó thì sẽ tránh được các cơn hen.

 

Người dân cần giữ ấm, không tập thể dục gắng sức, trong nhà nên sạch sẽ thoáng đãng không gió lùa. Không nên dùng thảm trải nhà vì sợi bông gây ảnh hương, không nuôi vật nuôi trong nhà như chim chó mèo…

 

Tránh các thức ăn gây dị ứng như tôm cua sữa… dị ứng phấn hoa.

 

Dự phòng hen có vai trò như thế nào để tránh bệnh trở nặng thưa bác sĩ? Để phòng bệnh hen phế quản thì bác sĩ có lời khuyên gì cho người dân?

 

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh :

 

Với người HPQ thì cơn hen sẵn sàng bùng phát bất cứ lúc nào. Ngoài ra khi cáu giận quá cũng bùng phát cơn hen.

 

Với người bệnh hen cần dự phòng tốt như dị ứng, phấn hoa, bụi nhà, khói thuốc lá… cần uống thuốc phòng hen, tốt nhất là thuốc thảo dược, thuốc đông y giữ cơ thể luôn bình thường, hồi phục các tạng phổi. Các chức năng trong cơ thể điều hoà, tác động lẫn nhau làm đường khí trong phổi thông suốt, nếu lên cơn cũng nhẹ hơn.

 

Các bệnh nhân hen nên tham gia CLB hen để chia sẻ kinh nghiệm điều trị, thăm khám bác sĩ điều trị thường xuyên… để có cuộc sống ổn định.

 

PGS.TS Đậu Xuân Cảnh:

 

Trong YHCT dự phòng hen cần 3 điểm chính: Hen gắng liền tạng phế, là tạng yếu và dễ tổn thương, dễ nhiễm lạnh nên cần giữa ấm cho tạng phế khoẻ mạnh.

 

Đặc biệt mùa dông cần kiểm soát nhiệt độ phòng ngủ và thông khí. Có thể tập dưỡng sinh, duy trì thuốc đông y uống thường xuyên cũng tốt làm tạng phế, tạng tì, tạng thận khoẻ mạnh lên.

 

Trong sinh hoạt hen liên quan đến hàn, dị ứng nên các thức ăn làm cơ lạnh, dị ứng thì cần cẩn thận khi dùng tôm cua mực độ dị ứng cao... Cần chú ý trong sinh hoạt thì sẽ chung sống khoẻ mạnh với bệnh hen.

 

Lan Vy

(nhân viên văn phòng)

Tôi 28 tuổi và bị bệnh hen suyễn khá nặng. Xin hỏi bác sĩ, bị hen có thể mang thai không? Trong thời gian mang thai mà xảy ra cơn hen thì có nguy hiểm cho mẹ và thai không? Nếu dùng thuốc có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ? Mong bác sĩ tư vấn.

 

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh :

 

Trong cuộc sống vẫn phải đảm bảo kết hôn, sinh con bình thường cho những người bệnh hen. Bệnh hen có thể khống chế được nếu bạn thường xuyên khám bác sĩ thường xuyên và có thuốc dùng đều đặn.

 

Bạn vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường.

 

trandinh7x

Vì sao bệnh hen lại trở nặng về đêm thưa bác sĩ? Tôi năm nay 58 tuổi, gần đây cứ khoảng nửa đêm lại bị khó thở, phải tỉnh giấc ngồi dậy thở sâu một lúc mới hết. Xin hỏi bác sĩ có phải tôi bị bệnh hen? Nếu bị thì điều trị thế nào?

 

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh :

 

Bạn thân mến, khi bạn khó thở về đêm thì đây là đỉnh điểm thời gian suy yếu của phổi về đêm và sáng.

 

Khó thở chưa chắc là bệnh hen, vì còn có đờm, ho… nữa. Do đó bạn cần đi khám, bác sĩ sẽ giúp bạn thoát khỏi các triệu chứng đó.

 

Nguyễn Thanh Hương

(Dương Nội, Hà Đông)

Xin hỏi bác sĩ, có phải nếu gia đình mà có ông bà/ cha mẹ bị hen thì con cháu cũng bị hen. Xin bác sĩ cho biết đó là do bị lây chéo hay bệnh có tính di truyền ạ?

 

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh :

 

 

Bệnh hen là cơ địa, có yếu tố di truyền, ông bà bố mẹ bị hen thì chắc chắn con bị hen nhưng tỉ lệ là bao nhiêu thì tuỳ, nếu từ ông bà mà bị hen thì tỉ lệ bị hen ở con là 50%.

 

Đây không phải là bệnh lây chéo.

 

Theo Sức khỏe&Đời sống

 

 

 

👉🏻 Truy cập fanpage để đặt câu hỏi trực tiếp cho các bác sỹ: https://www.facebook.com/benhhenphequan/

 

👉🏻 Hoặc gọi tới tổng đài miễn cước 1800 5454 35 để biết thêm thông tin về điều trị và dự phòng hen phế quản.

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát