Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

PGS.TS.BS. Hoàng Thị Lâm: Hen phế quản (hen suyễn) tái đi tái lại, càng chữa càng nặng, vì sao?


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Nỗi khổ của những người mắc hen suyễn
  2. Tại sao hen thường xuyên tái phát?
  3. Vai trò của điều trị dự phòng

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS.BS. Hoàng Thị Lâm - Trưởng bộ môn Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Đại học Y Hà Nội, Trưởng khoa Dị ứng, Miễn dịch và Da liễu, Bệnh viện E, Chủ tịch chi hội Dị ứng Miễn dịch Y học

 

Hen phế quản có thể rất dễ tái phát nếu như người bệnh điều trị mà không có sự theo dõi và đồng hành thường xuyên của bác sĩ. Chưa kể tới nhiều trường hợp thiếu nhận thức đầy đủ và hiểu biết về căn bệnh này, tự ý dùng thuốc hay bỏ qua không điều trị dự phòng khiến cho tình trạng bệnh nặng lên, diễn tiến bệnh phức tạp.


Đặc biệt là ở nước ta, nơi mà hen phế quản càng ngày càng gia tăng do môi trường ô nhiễm và tỷ lệ tử vong do hen còn cao (trung bình 3.000 người tử vong mỗi năm) lại càng nguy hiểm hơn.

 

Nỗi khổ của những người mắc hen suyễn

 

Theo PGS.TS.BS. Hoàng Thị Lâm - Trưởng bộ môn Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, Đại học Y Hà Nội, Trưởng khoa Dị ứng, Miễn dịch và Da liễu, Bệnh viện E, Chủ tịch chi hội Dị ứng Miễn dịch Y học: Hen phế quản (hay còn gọi là hen suyễn) là một căn bệnh dị ứng mạn tính của hệ hô hấp. Khi xuất hiện cơn hen suyễn, lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Sự co thắt và viêm nhiễm sẽ làm các đường dẫn khí thu hẹp lại, từ đó giảm lưu lượng không khí ra vào phổi.

 

Chỉ có những người mắc hen suyễn mới hiểu được nỗi thống khổ mà căn bệnh này gây ra. Ho đờm nhiều đặc quánh khiến cho cổ họng bị khàn nói chuyện khó khăn. Ho nhiều đau rát cổ họng thậm chí đêm không ngủ được vì đờm trào lên gây tắc nghẽn đường thở. Tình trạng co thắt phế quản khiến cho người bệnh luôn cảm thấy hô hấp khó khăn. Chỉ cần làm việc nặng hay leo cầu thang một chút là có cảm giác khó thở như có tảng đá đè trước ngực. Con trẻ mắc hen suyễn thì khò khè từ ngày này sang ngày khác, ăn uống bình thường đã đủ “chiêu trò” mới hết suất, vậy mà hễ ho một tiếng là nôn, trớ. Nửa đêm con ngủ không yên giấc, cứ đến 2 – 3 giờ sáng là bắt đầu ho như “quốc kêu”.

 

Triệu chứng hen suyễn ở mỗi người tùy theo độ tuổi có thể khác nhau và những rắc rối khó khăn do bệnh tật gây ra ở mỗi người cũng không giống nhau. Nhưng dù là ở đối tượng nào, tình trạng hen diễn tiến kéo dài trong nhiều năm có thể làm chức năng phổi ngày càng kém, cơ thể ở tình trạng thiếu oxy lâu dài khiến người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, thể chất yếu, suy kiệt, miễn dịch kém. Đặc biệt ở trẻ em, hen không được kiểm soát tốt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ. Những cơn hen liên tiếp là nguyên nhân khiến trẻ mất ngủ, mất ăn, chậm lớn, còi cọc. Ngoài ra chính việc điều trị không chuẩn mực cũng gây ra thêm tác dụng phụ cho trẻ đặc biệt là chậm phát triển chiều cao nếu lạm dụng thuốc corticoid đường toàn thân như uống và tiêm.

 

Tại sao hen thường xuyên tái phát?

 

Hen là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn cầu cũng như tại nước tavà có xu hướng ngày càng gia tăng. Tỷ lệ mắc hen tại nước ta ước tính khoảng 4% dân số. Tỷ lệ kiểm soát bệnh hen chỉ gần 40%, thấp hơn một nửa trên toàn thế giới trong việc kiểm soát bệnh tật nói chung. Hen không được kiểm soát, các cơn hen thường xuyên tái phát cũng chính là nguyên nhân khiến tỷ lệ tử vong do hen vẫn không ngừng tăng. Mỗi năm nước ta có khoảng 3.000 ca tử vong do hen. Trong khi đó có đến 85% trường hợp có thể phòng tránh được nếu bệnh phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

 

Một số nguyên nhân điển hình lý giải cho việc hen tái phát thường xuyên, chưa được điều trị đúng hướng và kiểm soát tốt:

 

Lạm dụng kháng sinh trong điều trị hen

 

Việc lạm dụng kháng sinh ở người bị hen phế quản khá phổ biến. Nhiều người chỉ vừa thấy các triệu chứng như ho, khò khè đã tự ý mua kháng sinh về sử dụng.

 

Thực tế kháng sinh không có tác dụng với hầu hết các thể hen phế quản. Lạm dụng kháng sinh có thể khiến cơ thể mệt mỏi, giảm đề kháng, rối loạn tiêu hóa, thiếu hụt dinh dưỡng... Một số nhóm kháng sinh còn gây dị ứng, làm xuất hiện cơn hen cấp tính.

 

Chuyên gia khuyên, người bị hen phế quản chỉ sử dụng kháng sinh kèm các thuốc điều trị khác khi có dấu hiệu bội nhiễm (hen phế quản bội nhiễm, hen phế quản thể dị ứng có kèm theo viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, amidan…) để tiêu diệt vi khuẩn. Lúc này, cần sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuân thủ phác đồ điều trị. Không tự ý dừng thuốc để tránh tình trạng kháng thuốc, làm suy giảm chức năng miễn dịch, đặc biệt là khi sử dụng ở trẻ nhỏ.

 

Sử dụng thuốc cắt cơn hen mà không điều trị dự phòng

 

Nhiều người do sử dụng thuốc cắt cơn hen đơn giản nhanh chóng thấy nhanh hiệu quả mà xem thường việc điều trị dự phòng, chờ đến khi xuất hiện cơn hen thì sử dụng thuốc cắt cơn hen là xong. Tuy nhiên người bệnh lại “gậy ông đập lưng ông” sau khi nhiều lần sử dụng, mặc dù đã sử dụng thuốc cắt cơn hen đúng kỹ thuật mà vẫn không có hiệu quả thì mới đi tìm đến bác sĩ.

 

Đây chính là hậu quả của việc không dùng thuốc dự phòng hàng ngày. Ở những người này có thể gặp những cơn hen kịch phát gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc cắt cơn còn dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, càng về sau càng phải tăng liều sử dụng thì mới có tác dụng. Đặc biệt khi các cơn hen cấp xảy ra thì thường rất nặng.

 

Do vậy việc không điều trị dự phòng trong hen phế quản là hết sức sai lầm. Mục đích của việc điều trị dự phòng giúp người bệnh không còn triệu chứng hen khi nghỉ ngơi, duy trì chức năng phổi bình thường.

 

Vì vậy, thuốc dự phòng hen nên được sử dụng dài hạn, thậm chí suốt đời với những thể hen khó kiểm soát. Hơn nữa, nếu tuân thủ điều trị theo phác đồ, bệnh hen có thể ổn định trong thời gian dài, người bệnh không còn xuất hiện các cơn hen, có thể hạ bậc điều trị hoặc ngừng điều trị trong những khoảng thời gian nhất định.

 

Không hạn chế tiếp xúc dị nguyên

 

Dị nguyên là yếu tố quan trọng phát triển hen phế quản. Khi bị hen phế quản thì bạn cần rất lưu ý với những yếu tố dị nguyên. Những thứ tưởng như vô hại với người bình thường nhưng lại có thể gây ra những cơn hen phế quản dị ứng đối với người có hệ thống miễn dịch mẫn cảm.

 

Mặc dù bất cứ chất nào cũng có thể gây ra dị ứng, tuy nhiên người bệnh cần đặc biệt lưu ý với các dị nguyên sau đây:

 

+ Dị nguyên trong nhà: Bụi nhà (trong đó có con bọ nhà như Dermatophagoides Pteronyssinus, Dermatophagoides farinae, Dermatophagoides micoceras), dị nguyên động vật (lông chó, mèo), gián (Blattella Orientalis ), nấm (Penicillium, Aspergillus ).

+ Dị nguyên ngoài nhà: Phấn hoa (cây, cỏ) , nấm (Alternaria, Cladosporium).

+ Tác nhân nhạy cảm nghề nghiệp: Các chất hoá học có trọng lượng phân tử thấp và cao.

 

Sử dụng thuốc dự phòng hen phế quản không theo chỉ dẫn

 

Nhiều người sử dụng thuốc dự phòng bệnh hen suyễn tự ý, không theo chỉ dẫn của bác sĩ, cảm thấy lâu ngày không có cơn hen thì tự ý ngừng dùng thuốc dẫn đến không những không có tác dụng mà bệnh còn có thể tiến triển nặng hơn.

 

Người bệnh cần hiểu rằng thuốc dự phòng giúp ngăn ngừa cơn hen phế quản xảy ra. Khi dùng đầy đủ và đều đặn, thuốc dự phòng bệnh hen phế quản làm giảm sự co thắt và sự viêm ở đường dẫn khí. Vì vậy, thuốc dự phòng hen phế quản nên được sử dụng dài hạn, thậm chí suốt đời khi mà hen phế quản còn “gắn bó” với bạn. Khi đã được bác sĩ kê toa, bạn nên sử dụng thuốc đều đặn ngay cả khi không có triệu chứng hen phế quản. Chỉ hạ bậc điều trị hoặc ngừng điều trị khi có sự theo dõi và chỉ định của bác sĩ.

 

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

 

Sử dụng thuốc dự phòng, thuốc cắt cơn hen… là chưa đủ trong cuộc chiến với hen phế quản. Rất nhiều người không chú ý về chế độ dinh dưỡng từ đó dẫn đến tình trạng hen phế quản ngày càng nặng nề.

 

Một số lưu ý về dinh dưỡng cho người bệnh hen phế quản:

- Hạn chế muối (dưới 6g muối/ngày). Tránh những thực phẩm sinh hơi, gây trướng bụng, như thức uống có ga, rau cải ngâm dấm, dưa chua…

- Nên ăn nhiều rau xanh, củ, quả có chứa nhiều vitamin C (cần được cung cấp đến 2g vitamin C mỗi ngày) như cam quýt, chanh, bưởi, cà chua…

- Nên dùng nhiều thực phẩm giàu beta caroten có trong gấc, bí đỏ, cà rốt, đu đủ, khoai lang bí, rau bồ ngót, ớt chuông màu vàng, màu cam..., và vitamin E có nhiều trong dầu thực vật và các loại đậu, hạt, cũng có giúp bảo vệ và tăng cường chức năng hô hấp.

- Có thể ăn thêm các loại như hành tây, tỏi, nghệ, ớt, tương hạt cải, bông cải xanh, các loại ngũ cốc lứt, các loại rau thơm, để tăng cường sức đề kháng, tiêu đàm, bảo vệ và làm thông lợi đường hô hấp.

- Ăn uống đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết, nhất là cần chú ý đến lượng chất đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu. Chất bột đường trong khẩu phần cũng hết sức quan trọng nhờ có tác dụng giúp làm tăng thông khí của đường hô hấp.

Các thực phẩm giàu chất béo omega 3 có thể làm giảm bớt tình trạng viêm, giảm nguy cơ bị khó thở, thở khò khè như cá hồi, cá trích, cá thu…

 

 

Vai trò của điều trị dự phòng

 

Đánh giá những nguyên nhân khiến hen phế quản tái đi tái lại, càng chữa càng nặng có thể thấy việc dự phòng hen suyễn là vô cùng quan trọng. Mục đích của việc điều trị dự phòng giúp người bệnh không còn triệu chứng hen khi nghỉ ngơi, duy trì chức năng phổi bình thường; Không bất chợt thức giấc khi ngủ, giảm ho; Kiểm soát được cơn hen cấp tính; Hạn chế tới mức tối thiểu tác dụng phụ của thuốc hen và đặc biệt là ngăn ngừa và hạn chế tổn thương đường thở (do làm giảm sự co thắt và sự viêm ở đường dẫn khí). Vì vậy, thuốc dự phòng hen nên được sử dụng dài hạn, thậm chí suốt đời với người bệnh mạn tính. Hơn nữa, nếu tuân thủ điều trị theo phác đồ, bệnh hen có thể được kiểm soát, tiến tới kiểm soát toàn diện, triệt để bệnh hen.

 

Hiện nay xu hướng dùng Đông y dự phòng hen đang được nhiều người quan tâm vì tính hiệu quả. Một trong những thuốc Đông y được nhiều chuyên gia và người bệnh đánh giá cao trong điều trị dự phòng hen phế quản là chế phẩm thuốc hen P/H được bào chế từ bài thuốc cổ phương 1500 tuổi Tiểu thanh long thang giải quyết khá tốt những “vấn đề” của bệnh lý hen phế quản:

 

- Giảm ho, tiêu đờm giúp thông thoáng phế quản: Trong thuốc hen thảo dược có sự phối hợp của ba vị thuốc can khương, tế tân và bán hạ tác động trực tiếp tới tạng Tỳ giúp tiêu trừ đàm thấp (dịch nhầy) và phục hồi công năng Phế giúp khử đờm và tống xuất ra ngoài. Kết hợp thêm quế chi và ma hoàng có tác dụng như các thuốc chống co thắt giúp giãn phế quản, tạo thông thoáng để dịch nhầy có thể tống xuất ra ngoài tốt hơn.

 

- Hết co thắt, tiêu viêm, phục hồi phế quản bị tổn thương: Thuốc hen thảo dược với sự phối hợp của các vị bạch thược, cam thảo, quế chi, tế tân có tác dụng giúp tiêu viêm, tạo lớp lá chắn bảo vệ niêm mạc phế quản, giúp tình trạng viêm không tái phát, phục hồi lại sức đàn hồi của phế nang, phục hồi chức năng của phế quản bị tổn thương, làm cho người bệnh không còn khó thở ngay cả khi tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng.

 

- Tăng sức đề kháng, ngăn ngừa tái phát: Thuốc hen thảo dược tập chung vào điều hòa - phục hồi - nâng cao công năng của ba tạng Tỳ - Phế - Thận nên giúp cho các tạng phủ hoạt động hài hòa, sức miễn dịch và khả năng giải dị ứng của người bệnh được nâng cao tổng thể. 

 

Ngoài dùng thuốc để kiểm soát hen và hạn chế bệnh tái phát, người bệnh cần thay đổi lối sống, sống tích cực là một trong những cách giảm bớt triệu chứng của hen phế quản. Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ và tập thể dục với cường độ vừa phải và đều đặn là biện pháp tốt để phòng ngừa hen nói riêng cũng như nâng cao sức khỏe nói chung cho người bị hen suyễn.

 

Theo Chuyên trang Sức khỏe đời sống

Bộ Y tế

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát