Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

TTND.PGS.TS Trần Quốc Bình: Hen phế quản theo Y học cổ truyền và những góc nhìn chưa biết


Tham vấn chuyên môn: TTND.PGS.TS Trần Quốc Bình Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương

 

Hen phế quản là một danh từ bệnh học của y học hiện đại. Hiện nay, một số tác giả cho rằng hen phế quản không phải là một bệnh mà là một hội chứng vì không bao giờ xác định được nguyên nhân chính xác cùng với các giải phẫu bệnh lý không đặc hiệu (Godard, P. 1996). Phần lớn các tác giả coi hen phế quản có đặc điểm bệnh lý là sức cản đối với lưu lượng khí trong cây khí phế quản dao động trong các thời kỳ ngắn (Crofton, J. 1989, Fraser – Paré 1991).

 

Chia sẻ về hen phế quản, theo TTND.PGS.TS Trần Quốc Bình Nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương: Trong y học cổ truyền phương Đông, từ những y văn cổ kinh điển như “Hoàng đế - Nội kinh” thế kỷ thứ V-III trước CN đã đề cập tới một tình trạng bệnh lý: biểu hiện trên lâm sàng khó thở, khó thở từng cơn, khi thở thì gấp gáp, hơi đưa lên thì nhiều, hơi đưa xuống thì ít và được gọi là suyễn, với đặc điểm nữa là khi thở còn phát ra tiếng cò cử ở trong cổ họng. Tình trạng bệnh lý này thường đi cùng với nhau và được gọi dưới một tên chung là háo suyễn. Háo suyễn với những biểu hiện lâm sàng rất gần với hen phế quản của y học hiện đại.

 

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của chứng háo suyễn dưới góc độ của Đông y đã được nhiều y giả đời xưa bàn đến qua các y văn của mình.

 

Sách “Thánh tế phương” từ thế kỷ XII-XIII có ghi lại: “thở ra là theo dương mà ra nên khí đưa lên. Thở vào là theo âm mà vào nên khí giáng xuống. Một lần lên, một lần xuống thì âm dương điều hoà. Khi bị bệnh sẽ làm khí nghịch lên, không giáng xuống được mà sinh ra háo suyễn”.

 

Lưu Hà Giang - một danh y Trung Quốc trong tác phẩm “Hà gian lục thư” đã viết” “Lấy sự tương đối của âm dương mà nói, giữa hình và khí thì hình là âm, khí là dương. Giữa hàn và nhiệt thì hàn là âm, nhiệt là dương. Giữa thăng và giáng thì thăng là dương, giáng là âm. Trong háo suyễn có sự rối loạn cân bằng âm dương - rối loạn thăng giáng khí”.

 

Theo Chu Đan Khê: “Háo suyễn chủ yếu là do đàm”.

 

Từ những đàm luận trong  các y văn của y học cổ truyền với thực tế lâm sàng, người đã khái quát lại nguyên nhân phát sinh ra chứng háo suyễn có 2 vấn đề:

 

Ngoại tà xâm nhập: thường do thời tiết khí hậu trái thường, lục khí sẽ biến thành lục dâm, xâm nhập vào cơ thể mà gây bệnh. Trong đó, những yếu tố ngoại tà đưa đến chứng háo suyễn hay gặp nhất là phong hàn thấp và phong nhiệt thấp. Điều này đã nói rõ những bệnh nhân mắc bệnh này rất nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết khí hậu, nó thường là những nguyên nhân khởi phát hay làm bùng nổ những cơn cấp trong chứng háo suyễn.

 

Phế - Thận – Tỳ hư nhược:

 

-  Tỳ hư mất đi sự kiện vận, tích thấp sinh đàm, dần dần tích lũy từ trung tiêu mà đưa lên phế, làm phế trướng mãn và phế khí không tuyên thông, khó hạ giáng, làm hô hấp bị trở ngại mà phát thành suyễn. Tỳ hư sinh đàm, đàm dưới dạng nhầy, đục, đặc, do nôn, do khạc ra hay nghe thấy tiếng lọc xọc trong cổ, trong ngực khi ho, khi thở...

 

-  Phế - thận hư nhược: do chức năng chủ yếu của tạng phế là chủ khí và điều hành hô hấp, cho nên trong Hoàng đế - Nội kinh có nói “hễ là khí cấp - suyễn thở các bệnh chứng thuộc khí phận, ngực, tức đều thuộc phế”. Hô hấp bình thường ngoài dựa vào phế khí túc giáng ra, còn yêu cầu quyền nhiếp nạp của tạng thận. Thận chủ nạp khí, thận có tác dụng hỗ trợ phế khí hít khí và giáng khí. Một khi nguyên khí của thận bị tổn thương, khí mất đi sự nhiếp nạp, thì thở vào không về tới gốc, khí nghịch dồn lên mà thành suyễn. Trong “chứng trị chuẩn thằng” đã nói: “chân nguyên hao tổn, suyễn sinh ra do thận khí dồn lên trên”. Biện chứng háo suyễn đầu tiên cần phải phân  biệt rõ về hư - thực. Trong “Cảnh Nhạc toàn thư” đã chỉ rõ: “Thực suyễn có tà, tà khí thực. Hư suyễn vô tà, nguyên khí hư”. Nhìn dưới góc độ lâm sàng mà nói: thực chứng là chỉ bệnh tương đối ngắn, khó thở, tiếng thở thô, nghe có tiếng đờm lọc xọc.

 

Trong điều trị bằng y học cổ truyền đối với chứng háo suyễn có 2 phương pháp: dùng thuốc và không dùng thuốc.

 

- Điều trị chứng háo suyễn không dùng thuốc: là dùng các phương pháp như luyện trường sinh - khí công, xoa bóp, day bấm huyệt và châm cứu.

 

- Điều trị chứng háo suyễn bằng thuốc: có rất nhiều phương thuốc từ cổ phương, nghiệm phương tới các bài thuốc, vị thuốc lưu truyền trong dân gian hàng trăm năm nay. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy, ứng dụng bài thuốc đó và bào chế ra các thuốc y học cổ truyền mà vẫn giữ vững được những giá trị quý giá trong bài thuốc là điều không hề dễ dàng.

 

Vấn đề không phải chỉ ở máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất mà chính là ở những người bào chế thuốc. Ngành dược với đặc thù phức tạp, mỗi một chuyên môn thậm chí phải dành cả đời để nghiên cứu, không phải ai cũng có cơ duyên tìm ra “công thức vàng” giúp những bài thuốc cổ phương giữ được những tinh hoa quý giá nhất khi được chuyển sang dạng thuốc thành phẩm.

 

Nói đơn cử như thuốc y học cổ truyền được bào chế từ bài thuốc cổ phương 1500 tuổi “Tiểu thanh long thang” – sản phẩm thuốc thành phẩm được cấp phép là thuốc điều trị hen phế quản. Để thành công trong công nghệ bào chế, đơn vị sản xuất đã mất đến gần 10 năm nghiên cứu với sự tham gia của hơn 30 dược sĩ, bác sĩ, chuyên gia về y học cổ truyền. Bài thuốc “Tiểu thanh long thang” với bề dày lịch sử hơn nghìn năm được ứng dụng trong dân gian để điều trị hen phế quản vẫn tồn tại cho đến hôm nay là một trong những minh chứng rõ ràng nhất về hiệu quả của bài thuốc. Nhưng để phù hợp với thể trạng của người Việt, bài thuốc đã phải được nghiên cứu để gia giảm thêm một số vị thuốc, giúp tăng cường công năng điều trị bệnh, nâng cao thể trạng, tăng miễn dịch cho cơ thể, ngăn ngừa cơn hen tái phát trong điều kiện ngày càng khắc nghiệt của môi trường sống.

 

 

Ngay cả khi chế phẩm thuốc y học cổ truyền trị hen này được cấp phép và lưu hành hơn 15 năm trên thị trường thì vai trò của những người bào chế thuốc vẫn chưa dừng lại ở đó, một hệ thống nghiên cứu đầy đủ để cải thiện quy trình bào chế, đảm bảo tinh chế được những dược chất quý giá của từng vị thuốc vẫn đang được cải thiện từng ngày.

 

Với những tâm huyết đã bỏ ra, những người làm thuốc y học cổ truyền nói chung vào những người trực tiếp tạo ra thuốc y học cổ truyền trị hen nói riêng luôn kỳ vọng sẽ đem lại niềm tin cho những bệnh nhân mắc hen phế quản mạn tính; và mở ra tương lai cho thuốc y học cổ truyền trong công cuộc chăm sóc sức khỏe nhân dân.

 

Thuốc hen P/H – Chế phẩm thuốc y học cổ truyền được bào chế từ bài thuốc Tiểu thanh long thang gia giảm giúp điều trị bệnh hen phế quản hiệu quả.

Thuốc được Bộ Y tế cấp phép và người bệnh có thể dễ dàng tìm mua tại các trung tâm y tế, nhà thuốc.

 

Theo báo Sức khỏe đời sống - Cơ quan ngôn luận Bộ Y tế

 

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát