Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Kiểm soát hen phế quản và 11 điểm cần lưu ý


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Điều trị và kiểm soát cơn hen cần lưu ý 11 điểm sau
  2.    1. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc là gì?
  3.    2. Điều trị cắt cơn và điều trị dự phòng khác nhau như thế nào?
  4.    3. Làm sao để phòng ngừa hen suyễn gắng sức?
  5.    4. Xử lý thế nào khi có cơn hen?
  6.    5. Đánh giá kiểm soát bệnh như thế nào?
  7.    6. Thuốc cắt cơn hen cấp tính có tác dụng như thế nào?
  8.    7. Sử dụng thuốc cắt cơn hen như thế nào?
  9.    8. Thuốc corticoid dạng hít tác dụng như thế nào?
  10.    9. Trong trường hợp nào, bệnh nhân cần sử dụng thuốc dãn phế quản tác dụng kéo dài kết hợp với corticoid dạng hít?
  11.    10. Vai trò của thuốc kháng leucotrien trong điều trị là gì?
  12.    11. Thuốc hen P/H (dòng Đông y) có tác dụng như thế nào?

Mục tiêu điều trị là kiểm soát hen tốt để đảm bảo chất lượng cuộc sống (phòng ngừa những cơn hen nặng, giảm triệu chứng mạn tính giữa các cơn hen, và duy trì các hoạt động xã hội bình thường). Biện pháp điều trị bao gồm giáo dục bệnh nhân, loại bỏ các yếu tố gây khởi phát cơn hen, nếu được, và điều trị bằng thuốc tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh.

 

Điều trị và kiểm soát cơn hen cần lưu ý 11 điểm sau

 

1. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc là gì?

 

Bất kể mức độ trầm trọng của bệnh, biện pháp điều trị tiên quyết là loại bỏ các dị nguyên tiềm ẩn (động vật, thảm, ve, nấm mốc), ngưng hút thuốc lá, và cân nhắc ngưng các thuốc nghi ngờ gây khởi phát cơn hen (thuốc kháng viêm non-steroid, thuốc ức chế beta ở bất kỳ dạng bào chế nào, thuốc tương tự prostaglandin, thuốc ho, …) tùy theo đánh giá lợi ích – nguy cơ trong từng trường hợp.

 

2. Điều trị cắt cơn và điều trị dự phòng khác nhau như thế nào?

 

Khi thực hiện các biện pháp điều trị không dùng thuốc chưa đủ để ngăn khởi phát cơn hen, cần phải sử dụng thuốc tùy thuộc vào mức độ bệnh. Cần phân biệt điều trị cắt cơn nhằm mục đích giảm nhanh triệu chứng bằng bằng thuốc giãn phế quản (thuốc chủ vận beta-2 tác dụng nhanh) với điều trị dự phòng nhằm mục đích giảm tần suất và mức độ nặng của cơn hen, tùy mức độ bệnh mà có thể sử dụng các thuốc điều trị dự phòng như: corticoid dạng hít, chủ vận beta-2 tác dụng dài, montelukast, theophylline, omalizumab; thuốc hen P/H (thuộc dòng thuốc đông y)

 

3. Làm sao để phòng ngừa hen suyễn gắng sức?

 

Để phòng ngừa hen suyễn gắng sức, đầu tiên phải giáo dục bệnh nhân biết các phương pháp làm nóng (khởi động) đúng và chỉ vận động gắng sức trong giới hạn cho phép về thể chất. Khi các biện pháp trên không đủ, cần điều trị bằng thuốc.

 

4. Xử lý thế nào khi có cơn hen?

 

Để giảm cơn hen, đầu tiên phải sử dụng thuốc cắt cơn (xịt 1 đến 2 nhát hít mỗi lần dùng, không giới hạn liều nếu triệu chứng dai dẳng). Trong truờng hợp thất bại, nên nghi ngờ có xuất hiện cơn hen cấp tính nặng và gọi cấp cứu.

 

Đọc thêm: Xử trí cơn hen phế quản cấp tính đúng cách

 

5. Đánh giá kiểm soát bệnh như thế nào?

 

Điều trị phải được đánh giá lại mỗi 3 tháng bởi bác sĩ điều trị và ít nhất 1 lần mỗi năm bởi bác sĩ chuyên khoa phổi. Việc đánh giá này dựa trên các tiêu chuẩn kiểm soát hen suyễn được định nghĩa bởi các khuyến cáo quốc tế mới nhất năm 2012 (GINA, tổ chức phòng chống hen toàn cầu). Trên thực tế, bệnh nhân phải trả lời bảng câu hỏi dựa theo các tiêu chuẩn này, ngoại trừ lưu lượng đỉnh thở ra. Các câu hỏi chủ yếu liên quan 4 tuần trước khi tái khám của bệnh nhân, bao gồm: tần suất hen suyễn ảnh hưởng khả năng làm việc/ học tập/ sinh hoạt ở nhà, tần suất thở dốc, tần suất rối loạn giấc ngủ liên quan đến hen, tần suất sử dụng thuốc cắt cơn hen, cuối cùng là đánh giá tổng thể về kiểm soát bệnh.

 

6. Thuốc cắt cơn hen cấp tính có tác dụng như thế nào?

 

Biện pháp điều trị đầu tiên cho mọi cơn hen là dùng thuốc chủ vận beta-2 (Salbutamol và Terbutaline) tác dụng ngắn để cắt cơn. Bằng việc gắn kết lên các thụ thể beta trên các sợi cơ trơn, thuốc chủ vận beta-2 sẽ làm dãn cơ trơn phế quản, do đó làm dãn phế quản. Tác dụng dãn phế quản này xuất hiện trong vài phút và kéo dài khoảng 4 giờ. Thuốc cắt cơn được dung nạp vào cơ thể khá nhanh. Ít khi xuất hiện tác dụng không mong muốn khi dùng đường hít.

 

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn khi lạm dụng hay sử dụng kéo dài như:

 

-          Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực ở liều cao

-          Run các đầu tay chân

-          Nhức đầu, vọp bẻ

-          Ngứa họng gây ho hoặc sung huyết họng ở những bệnh nhân nhạy cảm với dạng bột hít khô

 

7. Sử dụng thuốc cắt cơn hen như thế nào?

 

Salbutamol và Terbutaline được dùng để cắt cơn hen hoặc phòng ngừa hen do gắng sức bằng đường hít nhờ các dụng cụ hít khác nhau: bình xịt khí dung định liều, buồng hít bột khô, bình xịt định liều tự động. Trong trường hợp có cơn hen bùng phát nghiêm trọng (triệu chứng dai dẳng hơn 24 giờ) hoặc cơn hen cấp nặng, salbutamol và terbutaline có thể được sử dụng bằng cách phun khí dung. Chỉ có các bác sĩ chuyên khoa phổi hoặc nhi mới được chỉ định hay quyết định cho dùng tiếp tục thuốc dạng khí dung. Trong trường hợp cấp cứu, mọi bác sĩ tham gia đều có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc này và đơn thuốc phải ghi rõ “dùng khi cấp cứu”. Thuốc ipratropium dạng hít có thể được sử dụng kèm với thuốc tương tự beta-2- tác dụng nhanh và ngắn.

 

Hiệu quả của corticoid dạng hít rất tiện dụng, đáp ứng tốt, tuy nhiên trong quá trình điều trị cần hết sức lưu ý để tránh các tác dụng phụ của corticoid không đáng có. Thời gian điều trị dự phòng của Tây y thường kéo dài, thậm chí có thể cần duy trì điều trị cả đời. Các dòng thuốc Đông y điều trị dự phòng hen hiện nay chỉ có thuốc hen P/H là thuốc điều trị đã được bộ Y tế cấp phép lưu hành còn đa phần là thuốc thang (thuốc sắc theo các bài thuốc cổ phương) của các nhà thuốc Đông y. 

 

8. Thuốc corticoid dạng hít tác dụng như thế nào?

 

Các corticoid (beclometasone, budesonide, ciclesonide, fluticasone, mometasone) ức chế tổng hợp các cytokine tiền viêm và hoạt hóa một số protein kháng viêm. Cần sử dụng corticoid dạng hít cần hàng ngày. Nó giúp cải thiện các triệu chứng, chức năng hô hấp và số lần lên cơn hen ở các bệnh nhân đang điều trị nhờ tác dụng kháng viêm ở phế quản. Thời gian tác dụng thay đổi từ vài ngày đến vài tuần.

 

Nhìn chung, liệu pháp corticoid hít được dung nạp tốt, các tác dụng không mong muốn thường gặp có thể kể tới:

 

-          Nấm hầu họng: có thể dự phòng nếu bệnh nhân súc miệng sau khi sử dụng;

-          Khó phát âm với khàn giọng

-          Rối loạn tâm thần: hưng phấn, kích động

-          Rối loạn da và mắt đã được mô tả ở những bệnh nhân được điều trị liều cao trong nhiều năm.

 

Ngoài corticoid dạng hít thì đôi khi cần sử dụng corticoid đường uống trong các trường hợp hen nặng (bậc 5). Song phải đặc biệt lưu ý, hạn chế sử dụng và chỉ sử dụng có chỉ định của bác sỹ bởi việc sử dụng corticoid đường uống sẽ gặp phải rất nhiều tác dụng không mong muốn như loãng xương, tăng huyết áp, đái tháo đường, suy trục hạ đồi tuyến yên, giữ muối nước, đục thủy tinh thể, teo da, teo cơ, hoại tử đầu xương đùi.

 

9. Trong trường hợp nào, bệnh nhân cần sử dụng thuốc dãn phế quản tác dụng kéo dài kết hợp với corticoid dạng hít?

 

Thuốc dãn phế quản chủ vận beta2 tác dụng dài phối hợp điều trị kháng viêm liên tục như corticoid đường hít để điều trị trong các trường hợp hen nặng (từ bậc 3 trở lên). Chỉ sử dụng khi corticoid không đủ để kiểm soát bệnh. Các hoạt chất này cần được dùng thận trọng khi sử dụng riêng lẻ (không kết hợp với corticoid) do làm tăng tỷ lệ nhập viện và tử vong.

 

10. Vai trò của thuốc kháng leucotrien trong điều trị là gì?

 

Thuốc montelukast (Singulair) là đại diện của nhóm kháng leukotriene. Xét về tổng thể, lợi ích của thuốc này kém hơn so với corticoid dạng hít. Nó không được chỉ định dùng đơn trị ở bệnh nhân có hen suyễn dai dẳng mức độ trung bình.

 

Thuốc được chỉ định điều trị bổ sung với liệu pháp corticoid dạng hít từ bậc 3 (hiệu quả kháng viêm kém hơn so với corticoid) và có thể thay thế cho corticoid ở bậc 2. Thuốc cũng được chỉ định trong phòng ngừa hen suyễn do gắng sức. Cốm Singulaire không hòa tan được trong nước. Nó phải được trộn với một muỗng thức ăn hoặc uống trực tiếp. Tác dụng không mong muốn rất hiếm gặp như nhức đầu hoặc rối loạn tiêu hóa nhẹ. Tuy nhiên, vào tháng sáu 2011, trung tâm cảnh giác dược Quốc gia Tây Ban Nha thông báo cần lưu ý khả năng rối loạn tâm thần khi dùng montelukast (chủ yếu là kích thích, mất ngủ, ác mộng, nhưng cũng có thể gặp ảo giác và hung hăng).

 

11. Thuốc hen P/H (dòng Đông y) có tác dụng như thế nào?

 

Nguyên tắc điều trị của thuốc hen P/H là tập trung điều trị căn nguyên sinh bệnh hen. Thuốc tập trung điều hòa – phục hồi và nâng cao chức năng các Tạng bị suy yếu một cách dần dần, đặc biệt là 3 Tạng Tỳ, Phế và Thận; giúp các kháng thể tự nhiên sinh ra, sức đề kháng của cơ thể được cải thiện rõ rệt. Phế quản không sinh đờm, hết viêm và phù nề. Số lần lên cơn khó thở thưa hơn và cơn hen nhẹ dần, từ đó không tái phát trở lại.

Do là thuốc thảo dược nên tác dụng chậm, người bệnh cần kiên trì điều trị đủ đợt từ 8 – 10 tuần.

 

Thuốc hen thảo dược P/H

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát