Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Tai biến bởi thuốc chống viêm, dị ứng– Những điều cần lưu ý!


Nhắc đến K – cort chắc chắn nhiều người không còn lạ lẫm. Đặc biệt là ở một số vùng nông thôn, nhiều người thường có thói quen dùng K- Cort để chữa hen suyễn, các bệnh khớp hay dị ứng....

 

K – Cort có tên gọi chuyên ngành khác là Triamcinolon. Triamcinolon là một trong những thuốc thuộc nhóm glucocorticoid, dùng để chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch.

K – Cort

Do được dùng trong điều trị nhiều bệnh nên triamcinolon được các nhà bào chế sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau giúp thuận tiện trong sử dụng như dạng hít (bình xịt định liều qua đường mũi và miệng) dùng trong hen phế quản và các tình trạng co thắt phế quản; Dạng uống và dạng tiêm (viên nén, ống tiêm) dùng trong các bệnh như thấp khớp, dị ứng... ; Dạng dùng ngoài (kem bôi, mỡ, bột nhão) thường dùng để trị một số bệnh ngoài da có đáp ứng với steroid.

 

Triamcinolon là thuốc cho hiệu quả điều trị tốt nhưng lại có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, dễ gây tai biến trong điều trị nếu không được theo dõi và kiểm soát tốt.

 

Một thực tế cho thấy, vì Triamcinolon cho tác dụng “thần kỳ” trong điều trị nên nhiều thầy thuốc có thói quen chỉ định điều trị cho bệnh nhân, bệnh nhân dùng lại hâm mộ nên không ít người sau khui dùng lần đầu thì tự ý mua dùng mà chẳng cần chỉ định của bác sỹ hay tư vấn của thầy thuốc nữa.

 

Các bệnh như hen suyễn, viêm xương khớp lại hay tái phát, nhất là đối với các cụ già thì Triamcinolon được coi là vị thuốc cứu tinh, gối đầu giường. Người bệnh dùng Triamcinolon mà không quan tâm tới thời gian dùng bao lâu, liều dùng thế nào để phù hợp với thể bệnh.. ..Vậy nên không ít trường hợp do lạm dụng Triamcinolon, dùng thuốc trong thời gian kéo dài, liều lượng cao gây ra sự ức chế trục dưới đồi - tuyến yên, tuyến thượng thận bao gồm tăng huyết áp, phù, tim to, suy tim sung huyết, giảm kali huyết; nhiều trường hợp gây ra loãng xương, rối loạn tâm thần, giảm khả năng đề kháng của cơ thể. Không chỉ có vậy, triamcinolon còn gây ra tình trạng đái tháo đường, loãng xương, teo co, yếu cơ, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể... mặc dù trước đây người bệnh chưa hề bị tình trạng này. Khi dùng Triamcinolon lâu dài có thể gây nhiễm khuẩn, vết thương lâu lành... Triamcinolon nguy hiểm không chỉ khi uống và tiêm mà ngay với dạng dùng ngoài da, nếu dùng trên diện rộng, nhất là khi da tổn thương, triamcinolon vẫn có thể gây tác dụng toàn thân nguy hiểm.

 

Vì những nguy hiểm mà Triamcinolon có thể gây ra, Bộ Y tế khuyến cáo thầy thuốc và người bệnh phải dùng Triamcinolon một cách hết sức thận trọng. Trong quá trình dùng, người bệnh cần được kiểm tra thường xuyên các dấu hiệu để điều chỉnh liều khi cần thiết như bệnh tăng lên hoặc nhẹ đi, các chấn thương, phẫu thuật, nhiễm khuẩn xuất hiện trong quá trình điều trị... Đường dùng và liều dùng phải tùy thuộc vào tình trạng bệnh và đáp ứng của người bệnh. Sau khi kết quả mong muốn đạt được, nên giảm liều dần dần đến mức thấp nhất và ngừng càng sớm càng tốt. Không được dùng Triamcinolon trong các trường hợp quá mẫn với thuốc, nhiễm nấm toàn thân, nhiễm khuẩn nặng cấp tính chưa khống chế được bằng kháng sinh thích hợp; đặc biệt các trường hợp mới được chẩn đoán hen không nên dùng ngay Triamcinolon.  

 

Khi đã dùng thuốc trong thời gian dài cần ngừng thuốc, nhưng thời gian ngừng thuốc phải ngừng từ từ. Việc ngừng thuốc từ từ này cũng tùy thuộc vào đáp ứng của từng cá thể, bác sĩ sẽ hướng dẫn trong từng trường hợp cụ thể. Ngừng hoặc giảm liều đột ngột có thể thúc đẩy suy thượng thận cấp với biểu hiện như: khó chịu, yếu cơ, thay đổi tâm thần, đau cơ, khớp, tróc da, khó thở, chán ăn, buồn nôn, nôn, sốt, hạ đường huyết, hạ huyết áp, mất nước, có thể dẫn đến tử vong. Một số trường hợp, ngừng thuốc đột ngột lại kích thích bệnh cũ tái phátnặng hơn...

 

Tổng hợp

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát