Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3
Xử trí cơn hen & Kiểm soát bệnh hen

Phòng tái phát hen suyễn vào mùa dịch


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Nỗi khổ của những người bị ho đờm hen suyễn
  2. Nguyên nhân gây ra hen suyễn và nguy cơ khi nhiễm virus
  3. Các triệu chứng của hen suyễn khi nhiễm virus
  4. Chủ động liểm soát hen, phòng dịch hiệu quả

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, những bệnh nhân hen suyễn, COPD cần nâng cao cảnh giác.

 

Theo số liệu thống kê mới nhận, những bệnh nhân mắc hen suyễn, COPD là đối tượng hàng đầu dễ bị dịch bệnh tấn công. Nếu chẳng may bị nhiễm virus thì tình trạng bệnh cũng nặng hơn và khó kiểm soát hơn. Vậy cần làm gì để kiểm soát tốt hen suyễn và hạn chế ảnh hưởng của bệnh dịch? Cùng tham khảo nội dung dưới đây.

 

Nỗi khổ của những người bị ho đờm hen suyễn

 

Chỉ có những người mắc hen suyễn mới hiểu được nỗi thống khổ mà căn bệnh này gây ra. Ho đờm nhiều đặc quánh khiến cho cổ họng bị khàn nói chuyện khó khăn. Ho nhiều đau rát cổ họng thậm chí đêm không ngủ được vì đờm trào lên gây tắc nghẽn đường thờ. Tình trạng co thắt phế quản thường trực khiến cho người bệnh luôn cảm thấy hô hấp khó khăn. Chỉ cần làm việc nặng hay leo cầu thang một chút là có cảm giác khó thở như có tảng đá đè trước ngực. Nhiều trường hợp cơn hen cấp tính không được xử trí kịp thời có thể gây ra suy hô hấp dẫn tới tử vong.

 

Tình trạng hen diễn tiến kéo dài trong nhiều năm có thể làm chức năng phổi ngày càng kém, cơ thể ở tình trạng thiếu oxy, lâu dài khiến người luôn trong tình trạng mệt mỏi, thể chất yếu, suy kiệt.

 

Nguyên nhân gây ra hen suyễn và nguy cơ khi nhiễm virus

 

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh cho biết, hen suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp gây nên tăng tiết dịch nhầy, phù nề và co thắt đường thở dẫn tới hiện tượng khó thở, khò khè, nặng ngực. Viêm đường thở mạn tính trong bệnh lý hen có thể tăng nặng khi tiếp xúc với các tác nhân môi trường bất lợi dẫn đến tình trạng tăng tiết đờm nhiều, co thắt phế quản lại làm bệnh nhân ngột ngạt khó thở, thở rít từng cơn, khi này bệnh nhân đang vào cơn hen cấp. 

 

Bàn về nguyên nhân dẫn đến hen suyễn thì cần hiểu hen là bệnh dị ứng, kết hợp di truyền và yếu tố môi trường như khói thuốc, nhiệt độ thay đổi nóng lạnh bất thường, tập thể dục quá sức, nhiễm vi khuẩn, virus...

 

Trong tình hình diễn biến của dịch bệnh phức tạp như hiện nay, bệnh nhân hen suyễn đặc biệt cần phòng tránh lây nhiễm. Virus có thể xâm nhập dễ dàng thông qua đường hô hấp, trong khi người bị hen suyễn lại là đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nặng khi bị virus tấn công. Khi bị virus tấn công, tình trạng viêm đường hô hấp và phổi tăng lên, kích thích các cơn hen và làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Thêm vào đó, khi bị hen suyễn và nhiễm virus cùng một lúc có thể dẫn tới viêm phổi nặng và một số bệnh hô hấp cấp tính khác. Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, trẻ em và người lớn bị hen suyễn có nhiều khả năng gặp phải biến chứng viêm phổi khi nhiễm virus hơn những trường hợp khác không mắc bệnh hen suyễn.

 

Người cao tuổi và trẻ nhỏ kiểm soát hen đề phòng virus

 

Người cao tuổi, trẻ nhỏ mắc hen suyễn cần chủ động kiểm soát hen

và đề phòng lây nhiễm virus

 

Các triệu chứng của hen suyễn khi nhiễm virus

 

Như đã đề cập ở trên, những bệnh nhân bị hen suyễn khi bị virus tấn công cùng một lúc sẽ khiến cho các triệu chứng của hen suyễn trở nên trầm trọng hơn. Cụ thể là:

 

- Khó thở, hoặc thở khò khè

- Ho khan, ho dai dẳng kèm theo đờm hoặc dịch nhầy có màu vàng/xanh

- Sốt

- Toàn thân mệt mỏi, đau nhức, yếu sức

- Ho nhiều dẫn tới đau, ngứa họng, đau khi nuốt

- Niêm mạc mũi khô, nghẹt mũi, sổ mũi

- Khó chịu khi hít thở

- Cảm giác đau tức ở ngực khi ho hoặc khi gắng sức để thở

- Đau do cơ hô hấp co thắt mạnh

 

Khi xuất hiện những dấu hiệu và triệu chứng trên, bạn nên nhanh chóng thực hiện các biện pháp kiểm soát cơn hen ngay tại nhà để ngăn chặn cơn hen tiến triển nặng hơn trước. Nếu có các yếu tố dịch tễ như tiếp xúc với người dương tính với virus, đi về từ vùng dịch thì cần liên hệ ngay với cơ quan y tế theo số điện thoại hotline để được hướng dẫn.

 

Chủ động liểm soát hen, phòng dịch hiệu quả

 

Ngoài điều trị kiểm soát cơn hen tái phát, người bệnh cần điều trị dự phòng để kiểm soát bệnh, hạn chế tái phát cơn hen. Nếu dự phòng tốt thì người bệnh có thể:

 

- Không có triệu chứng suyễn ban ngày.

- Không thức giấc vào ban đêm do suyễn.

- Biết xử trí cơn suyễn tại nhà, không phải đi cấp cứu, bệnh viện vì cơn suyễn.

- Hoạt động thể lực và gắng sức bình thường

- Chức năng phổi trở về bình thường.

 

Khi hen được kiểm soát hoàn toàn thì cũng sẽ giảm được nguy cơ lây nhiễm virus. Ngoài ra, bệnh nhân hen suyễn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa các tác nhân gây hen và lây nhiễm virus bằng các cách sau:

 

- Vệ sinh sạch sẽ: việc rửa tay với xà phòng thường xuyên giúp làm giảm đáng kể nguy cơ lây virus.

- Chủ động tiêm vắc-xin ngừa cúm mùa.

- Phòng ngừa các triệu chứng của viêm xoang, viêm xoang cũng có thể làm tình trạng hen khó kiểm soát, cơn hen tái phát thường xuyên hơn.

- Không sử dụng chung dụng cụ y tế hỗ trợ điều trị hen suyễn: virus có thể lây truyền qua nước bọt, do đó, bệnh nhân suyễn cần lưu ý rằng, không nên dùng chung thuốc hoặc các dụng cụ y tế hỗ trợ điều trị hen suyễn với người khác, bao gồm máy xông, ống khí hoặc bình xịt định liều.

- Tránh hút thuốc hoặc phơi nhiễm khói thuốc lá: Ngoài thuốc lá, khói đốt ra từ than, củi, nến thơm, dầu hỏa hoặc nhang hương đều rất có hại cho bệnh hen suyễn, nguy hiểm nhất chính là khói thuốc lá. Các loại khói này có thể làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng của bệnh hen suyễn và có ảnh hưởng xấu tới phổi.

- Đeo khẩu trang nơi công cộng, không cho tay lên mắt, mũi, miệng. Người bệnh cũng nên chú ý cách thở đúng: hít thở bằng mũi thay vì bằng miệng.

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý và tránh bị mất nước: bệnh nhân cần tuân theo chế độ dinh dưỡng đã được bác sĩ chỉ dẫn, tránh ăn các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng và kích thích cơn hen. Ngoài ra, người bị bệnh hen suyễn nên uống đầy đủ nước mỗi ngày (từ 6-8 ly nước ấm) nhằm tránh bị mất nước. Bù đủ nước cho cơ thể sẽ giúp làm long đờm dễ dàng hơn.

 

Hi vọng với những thông tin trên, người bệnh có thể chủ động phòng tránh tái phát hen suyễn hiệu quả trong mùa dịch. Để được tư vấn và theo dõi điều trị hen suyễn, xin vui lòng gọi tới số tổng đài miễn cước 1800 5454 35.

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát