Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Những loại thuốc nên tránh ở bệnh nhân hen phế quản


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Những loại thuốc nào bệnh nhân hen phế quản cần tránh
  2. Xây dựng kế hoạch hành động hen phế quản

Người mắc bệnh hen phế quản - một chứng bệnh có căn nguyên dị ứng, nên cơ địa họ rất nhạy cảm với các loại thuốc điều trị. Do đó các bạn cần lưu ý những loại thuốc không nên sử dụng cho những người bị hen phế quản. Do vậy, người bệnh hen nên biết mình cần tránh những loại thuốc nào để không làm trầm trọng thêm cơn hen và việc dùng thuốc điều trị các bệnh khác vẫn có hiệu quả.

 

Những loại thuốc nào bệnh nhân hen phế quản cần tránh

 

Sau đây là những loại thuốc mà những bệnh nhân hen phế quản tránh sử dụng

 

Thuốc kháng sinh
 

Nhóm kháng sinh penicillin (ampicillin, amoxicilin, cloxacillin...), cephalosporin các thế hệ hoặc nhóm aminoglycosid (streptomycin, neomycin, amikacin, gentamycin, tobramycin…) là những kháng sinh dễ gây dị ứng. Các bệnh nhân hen phế quản thường mang cơ địa dị ứng với nhiều bệnh dị ứng đi kèm như viêm mũi xoang dị ứng, dị ứng thức ăn..., do đó, cần thận trọng dùng những nhóm kháng sinh này. Thay vào đó có thể lựa chọn điều trị bằng các loại kháng sinh ít có nguy cơ dị ứng như nhóm macrolid (erythromycin, clarithromycin, azithromycin), quinolon (ofloxacin, ciprofloxacin, levofloxacin...).

 

những loại thuốc cần tránh cho bệnh nhân hen phế quản



Theophyllin
 

Theophyllin là hoạt chất có tác dụng giãn phế quản, được sử dụng rộng rãi trong điều trị hen. Người bệnh hen rất cần đến thuốc giãn phế quản. Tuy nhiên, liều điều trị và liều gây độc của thuốc theophyllin rất gần nhau, do vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của thầy thuốc. Hơn nữa, thuốc có nguy cơ tương tác với nhiều loại thuốc khác như kháng sinh nhóm macrolid, quinolon, các thuốc kháng histamin H2 làm tăng độc tính của thuốc. Do đó, việc sử dụng theophyllin cho bệnh nhân hen cần hết sức thận trọng, bảo đảm đúng liều và phải được theo dõi chặt chẽ để phát hiện sớm các biểu hiện ngộ độc thuốc.
 

Thuốc an thần
 

Các thuốc an thần giãn cơ như diazepam, lorazepam có thể gây ức chế trung tâm hô hấp và giảm trương lực cơ hô hấp, từ đó làm cho tình trạng hen nặng lên. Do đó, người bệnh hen nên thận trọng khi dùng các thuốc an thần. Đặc biệt, không nên sử dụng các thuốc an thần trong cơn hen cấp.


Aspirin và các thuốc chống viêm giảm đau không steroid
 

Aspirin và các thuốc chống viêm giảm đau không steroid như piroxicam, ketoprofen, ibuprofen, indomethacin thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý như viêm khớp, đau đầu... Tác dụng ngoại ý của các thuốc này là có thể gây co thắt phế quản và làm khởi phát các cơn hen nặng, đặc biệt là ở những người bệnh hen có kết hợp với viêm xoang và polyp cuốn mũi, các cơn hen nặng sẽ rõ rệt hơn. Các thuốc này có thể là nguyên nhân gây ra bệnh hen cho một số trường hợp không có bệnh hen trước đó có thể xuất hiện các triệu chứng của hen sau khi dùng thuốc.

Nguy cơ phản ứng của các thuốc này phụ thuộc vào loại thuốc, liều lượng dùng và mức độ nhạy cảm của từng cá nhân. Các phản ứng đối với aspirin và các thuốc chống viêm giảm đau không steroid có biểu hiện tương đối giống nhau, các cơn hen cấp thường xuất hiện khoảng một giờ sau uống thuốc, sau đó xuất hiện chảy nước mũi, đỏ mắt và nổi ban đỏ ở đầu và cổ.

Những phản ứng này có thể rất nguy hiểm, một liều duy nhất của các thuốc này có thể gây co thắt phế quản nặng, sốc, mất ý thức và ngừng thở. Các phản ứng này ít xảy ra ở người trẻ tuổi mà thường xuất hiện sau tuổi 30 - 40, rồi tồn tại đến hết đời.

Do vậy, khi có nhạy cảm với aspirin và các thuốc chống viêm giảm đau không steroid, bệnh nhân hen cần tránh tiếp xúc với tất cả các thuốc này. Nếu buộc phải sử dụng các thuốc chống viêm giảm đau, nên sử dụng các thuốc có tác dụng ức chế chọn lọc men cyclooxygenase 2 (COX-2) như rofecoxib, nimesulid. Việc điều trị giảm mẫn cảm với các thuốc này có thể được tiến hành tại các cơ sở chuyên khoa nếu cần thiết.
 

Thuốc kháng histamin H1
 

Các thuốc kháng histamin H1 thế hệ cũ như chlorpheniramin, diphenhydramin thường được dùng trong điều trị các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, mày đay. Các thuốc này làm giảm tiết dịch đường hô hấp và thường gây ra quánh đờm, từ đó ảnh hưởng không tốt đến tình trạng hen.


Thuốc dùng trong bệnh tim mạch
 

Các thuốc ức chế men chuyển: Các thuốc ức chế men chuyển như captopril, enalapril, perindopril thường được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp, suy tim... Do có khả năng gây ho khan ở khoảng gần 1/3 số người sử dụng thuốc nên việc dùng các thuốc này ở bệnh nhân hen cần thận trọng vì phản ứng ho là một hoạt động gắng sức và có thể gây khó thở cho người bệnh.

Thuốc chẹn bêta giao cảm: Các thuốc chẹn bêta giao cảm không đặc hiệu như propranolol, nadolol được dùng trong điều trị một số bệnh lý như tăng huyết áp, đau thắt ngực, nhịp tim nhanh, thiên đầu thống... Các thuốc này có thể gây ra co thắt phế quản theo cơ chế thần kinh (kể cả ở dạng nhỏ mắt), nên cần tránh sử dụng cho các bệnh nhân hen. Nếu bắt buộc phải sử dụng, nên lựa chọn những thuốc có tác dụng ức chế chọn lọc receptor bêta 1 giao cảm như metoprolol, artenolol... ít có nguy cơ gây co thắt phế quản.

Nếu không có thuốc khác thay thế, việc dùng các thuốc trong điều trị bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân hen cần được theo dõi chặt chẽ để phát hiện sớm các tác dụng phụ và kịp thời ngừng thuốc.

Benhhen.vn hy vọng những thông tin sau đây sẽ giúp các bạn tránh dùng phải những loại thuốc không nên sử dụng cho bệnh nhân hen phế quản. Nếu cần tư vấn thêm thông tin gì xin hãy liên hệ với chúng tôi để được trợ giúp cũng như tư vấn chính xác mọi thông tin về bệnh hen.

 

Xây dựng kế hoạch hành động hen phế quản

 

Kế hoạch hành động hen là một tài liệu giúp bệnh nhân hen phế quản nhận biết được dấu hiệu hen trở nặng và hướng dẫn bạn cách ứng phó. Bệnh nhân hen (phụ huynh có trẻ mắc hen phế quản) cần chủ động xây dựng kế hoạch hành động hen phế quản để giúp:

-    Kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn.

-    Ít bị cơn hen cấp tính hơn.

-    Ít phải nghỉ làm hoặc nghỉ học do hen phế quản.

-    Giảm số lần sử dụng thuốc cắt cơn hen cấp tính. 

-    Ít phải nhập viện, cấp cứu vì hen phế quản. 

 

Theo các nghiên cứu, khi người bệnh sử dụng kế hoạch hành động hen có thể làm giảm được 4 lần số lần phải nhập viện do bệnh hen. Vậy nên cùng thảo luận với bác sĩ theo dõi điều trị để thiết kế một kế hoạch hành động hen là rất quan trọng. Kế hoạch hành động hen của mỗi người bệnh là khác nhau, dựa trên hoàn cảnh cá nhân, kiểu hình hen, các tác nhân khởi phát cơn hen và các điều trị hiện tại. Cần đảm bảo trao đổi và cập nhật những thông tin của kế hoạch hành động hen cho bác sĩ theo dõi điều trị trong mỗi lần thăm khám.

 

Những nội dung chính của kế hoạch hành động hen bao gồm: 

- Danh sách các thuốc điều trị hen đã, đang sử dụng, bao gồm cả liều thuốc. 

- Các hướng dẫn xử trí khi hen trở nặng (bao gồm khi nào thì tăng thêm liều thuốc hoặc sử dụng thêm thuốc khác, hoặc khi nào phải đi khám cấp cứu).

- Hướng dẫn xử trí khi gặp các đợt cấp nguy hiểm, các dấu hiệu phải đi cấp c

- Tên của bác sĩ theo dõi điều trị

- Các mốc thời gian đánh giá mức độ kiểm soát hen (đánh giá dựa trên triệu chứng và/hoặc lưu lượng đỉnh kỳ thở ra (PEF).  Ở trẻ em, các kế hoạch hành động thường dựa trên triệu chứng. Hầu hết các trẻ bị hen, sự thay đổi của triệu chứng có hiệu quả tương đương với lưu lượng đỉnh trong việc báo hiệu bệnh hen trở nặng.

 

Hãy liên hệ ngay với bác sĩ tổng đài 1800 5454 35 để được tư vấn và theo dõi điều trị. 

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát