Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tăng nhanh


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Các biểu hiện của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD
  2. Làm thế nào để nhận biết bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính COPD?
  3. Đối tượng nào thường mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?
  4. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống

Hiện nay, nhiều người còn coi nhẹ căn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Thậm chí nhiều người đã chấp nhận nó tồn tại trong cuộc sống của mình mà không biết sự nguy hiểm của căn bệnh này khiến tỷ lệ người bệnh mắc phổi tắc nghẽn mạn tính vẫn tăng nhanh. 

 

Trước hết, COPD hay bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là một trong những bệnh gây tàn phế và có tỷ lệ tử vong cao. Số người mắc bệnh và tần suất tử vong đang có chiều hướng gia tăng. COPD là tình trạng bệnh lý ở phổi, với sự giới hạn thông khí không thể phục hồi hoàn toàn gây nên tình trạng tắc nghẽn lưu thông khí, gia tăng lượng khí cặn trong phổi làm bệnh nhân khó thở.

 

Các biểu hiện của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD

 

Tổ chức Y tế Thế giới cho hay, hiện có trên 600 triệu người trên thế giới bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và hơn 3 triệu người tử vong mỗi năm.COPD là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau các bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não.

Tại VN, theo số liệu của một số bệnh viện, số bệnh nhân mắc COPD đang tăng nhanh. Theo BS Ngô Quý Châu, khoa Hô hấp (BV Bạch Mai), số bệnh nhân đến khám bệnh mắc COPD ngày càng tăng. Nếu như thời điểm 1996-2000 chỉ có 25% bệnh nhân vào khoa hô hấp mắc COPD thì từ 2003 đến nay đã tăng lên 26%.

Tại BV Phạm Ngọc Thạch, (TP.HCM) số bệnh nhân COPD đến khám và điều trị tăng 1.000 bệnh nhân/năm; BV Chợ Rẫy (TP.HCM)  bệnh nhân COPD chiếm 20% bệnh nhân khoa hô hấp...

Nhiều người mắc bệnh nhưng bản thân lại không biết. Họ coi đây là bệnh bình thường và chỉ đến khi đến khám các bác sĩ mới phát hiện. Nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám quá muộn để lại hậu quả đáng tiếc.


COPD có triệu chứng rất điển hình như ho, khạc đờm và khó thở khi gắng sức. Đặc biệt, ho và  khạc đờm dai dẳng thường xuất hiện nhiều năm trước tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người ho và khạc đờm sẽ phát triển thành COPD.

 

Làm thế nào để nhận biết bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính COPD?

 

Muốn chẩn đoán chính xác bệnh nhất thiết người bệnh nên đến bác sĩ. Tại đây bệnh nhân thổi qua một máy đo gọi là Hô hấp ký. Máy này sẽ cho biết bệnh nhân có bị COPD không. COPD thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Vì vậy, các bác sĩ khuyên nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao và có các triệu chứng ban đầu là ho, khạc đờm kéo dài, khó thở thì nên đi khám.

 

Đối tượng nào thường mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?

 

Bệnh thường gặp nhiều ở người lớn và nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn nữ giới.


Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của COPD. Hút thuốc thụ động cũng có thể tăng nguy cơ COPD. Theo thống kê chưa đầy đủ hiện 80-90% bệnh nhân COPD đang hút hoặc có tiền sử hút thuốc lá.

 

người hút thuốc lá dễ mắc copd

 

Thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) (Ảnh minh họa)



Môi trường: bụi, hóa chất nghè nghiệp, khói bếp, không khí ô nhiễm đều có thể là nguyên hân gây bệnh.


Các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp không được điều trị đúng cách và hợp lý.


Phát hiện và điều trị muộn.

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống

 

Người mắc bệnh COPD thường ho, khạc đờm vào buổi sáng, khó thở. Tâm trạng luôn lo lắng, mệt mỏi. Nó làm giảm các hoạt động và suy giảm các cơ quan chức năng. Đặc biệt, suy hô hấp và tử vong trong một đợt kịch phát của COPD.


Hiện nay chưa thể chữa khỏi hoàn toàn COPD nhưng có thể làm giảm triệu chứng, làm chậm quá trình tổn thương ở phổi, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ người bệnh sẽ khắc phục được những biểu hiện của bệnh.


Người mắc COPD sau khi đã chẩn đoán bệnh các được bác sĩ sẽ có cách điều trị phù hợp. Tuy nhiên, người bệnh cần bỏ thuốc lá, giữ không khí trong nhà sách sẽ, thoáng mát. Đồng thời tập luyện, giữ gìn thân thể khỏe mạnh.


Theo TS Đinh Ngọc Sỹ (GĐ Viện Lao và bệnh phổi Trung ương)

 

Tổng đài bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị CÁC BỆNH HÔ HẤP miễn cước 1800 5454 35/ zalo 0916 561 338

 

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát