Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người già


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
  2. Mức độ nguy hiểm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
  3. Phòng ngừa, ăn uống và tập luyện với bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (tắc nghẽn mạn tính)  hay COPD là tình trạng viêm và tắc nghẽn đường thở lâu ngày,  không hồi phục hoàn toàn. Triệu chứng chính của bệnh là  ho, khó thở và khạc đàm dai dẳng.
 
Bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, tuổi >45 đặc biệt là người ở người già, có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào nhều năm, hoặc có nghề nghiệp liên quan đến khói bụi, hóa chất: công nhân hầm lò, hàn, sơn… Tình trạng bệnh gia tăng dần theo thời gian, không thể điều trị khỏi nhưng có thể kiểm soát tốt, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.
 

Nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

 
Hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc: đây là nguyên nhân chính chiếm tới hơn 90% số trường hợp mắc bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.  Nguyên nhân tiép theo là do thường xuyên hít phải không khí bị ô nhiễm: bụi đường, khói than, khói công nghiệp, đốt lò gạch… Còn các nhóm nguyên nhân ít gặp hơn như: do di truyền chiếm <1%. Ở người già do sức đề kháng và chức năng hô hấp giảm sút nên dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn.
 
 
 
Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý mạn tính thường gặp ở người già
 

Mức độ nguy hiểm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

 
Số lượng người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên thế giới ngày càng gia tăng. Riêng ở Mỹ có 12,4 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ở châu Á, kết quả điều tra trong những năm gần đây cho thấy, tỉ lệ mắc bệnh trung bình là 6,3%, Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất khu vực lên tới 6,7%. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu ở những năm 1990 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây tử vong đứng hàng thứ 6 thì đến năm 2020 sẽ lên hàng thứ 3. Điều quan trọng, đây là căn bệnh khó điều trị và tiến triển ngày càng xấu dần theo tuổi tác, đặc biệt ở người già có tiền sử hút thuốc lá.
 

Phòng ngừa, ăn uống và tập luyện với bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

 
Đối với tất cả các giai đoạn, bệnh nhân đều được yêu cầu bỏ thuốc lá, tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ (khói bụi, khói bếp, khói nhang, khí than, mùi hóa chất, lông súc vật…) và tiêm phòng cúm mỗi năm 1 lần. Các nghiên cứu cho thấy tiêm vaccin giúp giảm 50% nguy cơ bệnh nhân COPD trở nặng và tử vong. Ở người >65 tuổi còn được khuyến cáo tiêm phòng phế cầu để tránh viêm phổi mắc phải trong cộng đồng. Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần hết sức chú ý tới chế độ ăn. Nhiều nghiên cứu cho thấy trên 25% số người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bị suy dinh dưỡng vì khi ăn họ dễ cảm thấy mệt (do lồng ngực bị căng lên làm thể tích khoang bụng giảm) và khó thở nên chán ăn và ăn ít, dẫn tới  suy dinh dưỡng.  Do vậy chế độ ăn cần chia ra nhiều bữa nhỏ trong ngày (4-6 bữa), nên ăn chậm, nhai kĩ, tránh dùng đồ ăn thức uống có gas hoặc gây đầy hơi.
 
Về tập luyện, người có tuổi cần chọn lựa các môn thể thao phù hợp với sức khỏe và điều kiện của mình như: đi bộ, đi xe đạp, tập khí công, dưỡng sinh. Đây là những môn thể dục khá nhẹ nhàng, không quá gắng sức và chỉ nên tập trong môi trường trong lành, thoáng đãng, thời tiết ấm áp, không gió, mưa, lạnh. Trong trường hợp thời tiết xấu, không nên ra ngoài, người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng có thể tập trong nhà. Trong quá trình tập, bệnh nhân nên chú ý tập thở, luyện để hơi thở được sâu và dài, tốt cho sự hoạt động của phổi và các phế nang.
 
Thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người già
 
Phổi tắc nghẽn mạn tính ở người già (COPD) là một nhóm các tình trạng bao gồm viêm phế quản mạn tính và khí phế thủng.
- Viêm phế quản mạn tính: đây là tình trạng viêm lớp niêm mạc của các ống phế quản. Các lớp lót trong các ống phế quản phổi bị đỏ, sưng và chứa đầy các chất nhầy. Chất nhầy này làm hẹp đường thở của bạn.
- Khí phế thũng: khí phế thũng sẽ gây tổn hại các túi khí (phế nang) trong phổi và làm cho bạn dần khó thở hơn. Khi bạn mất phế nang trong phổi của bạn, quá trình thải CO2 và hấp thu O2 sẽ trở nên khó khăn hơn. Đồng thời, bạn sẽ cảm thấy khó thở hơn.
 
Để kiểm soát hai quá trình bệnh lý cơ bản của phổi tắc nghẽn mạn tính ở người già, cần sử dụng các nhóm thuốc tương ứng với hai quá trình bệnh lý này. Một số nhóm thuốc thường dùng cho đối tượng này bao gồm:
- Thuốc dãn phế quản (thuốc đồng vận beta hoặc thuốc đối kháng cholinergic): Thuốc làm mở đường dẫn khí nhỏ và giảm tình trạng viêm quá mức của phổi, giúp hít thở dễ dàng hơn.
- Corticosteroids hít: Có thể ngăn ngừa ¼ số đợt cấp. Được khuyến cáo cho người mắc phổi tắc nghẽn mạn tính nặng (người có nhiều hơn 2 đợt cấp mỗi năm dù đã sử dụng thuốc giãn phế quản)
- Oxygen: Dành cho những người không có đủ oxy trong máu, không phải cho người cảm thấy khó thở. Tốt nhất là sử dụng ban đêm, sau bữa ăn và trong khi tập thể dục.
- Thuốc kháng sinh: Chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, Được kê toa nếu bạn ho ra nhiều đàm hơn bình thường hoặc nếu đàm đổi màu. Cải thiện triệu chứng trong đợt cấp.
- Thuốc lợi tiểu: Dành cho bệnh nhân COPD nặng có tình trạng giữ nước (thường phù mắt cá chân).


Những dấu hiệu bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người già đang tiến triển nặng hơn

 
Những dấu hiệu sau cho thấy bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính ở người già đang tiến triển nặng hơn cần phải cảnh giác:

- Nhận thấy nhiều đờm hơn bình thường: Đàm có thể đổi màu và đặc quánh hơn, vì vậy khó ho để khạc đàm ra hơn.
- Ho ra máu.
- Thở hụt hơi nhiều hơn bình thường.
- Nhiều đàm và đàm đổi màu.
- Sưng phù cẳng chân, bàn chân.
- Đau bên cạnh ngực khi hít thở.
- Ngủ gà.


Điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính bằng thuốc hen P/H (thuốc thảo dược)


Theo Đông Y nguyên nhân gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là do Tỳ, Phế, Thận bị hư nhược làm cho phong hàn xâm nhập vào cơ thể gây nên ho, khó thở. Vì thế cách xử lý bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đó chính là tăng sức đề kháng, phục hồi chức năng của Tỳ, Phế, Thận, làm cho cơ thể khỏe lên, từ đó có thể đẩy được hết các phong hàn tích tụ trong người ra bên ngoài thì bệnh mới kiểm soát được.
 
Thuốc Hen P/H bào chế từ bài thuốc cổ phương 1500 tuổi có tác dụng nâng cao chức năng các Tạng bị suy yếu một cách dần dần, đặc biệt là Tạng Phế và Thận; giúp cân bằng và điều hòa chức năng giữa 3 Tạng đó. Do vậy các kháng thể tự nhiên sinh ra, sức đề kháng của cơ thể được cải thiện rõ rệt. Phế quản không sinh đờm, hết viêm và phù nề. Số lần lên cơn khó thở thưa hơn và nhẹ dần, từ đó không tái phát.

Thuốc hen P/H có thành phần 100% thảo dược, là thuốc thảo dược duy nhất được Bộ Y Tế cấp phép là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng.
 
Bác sĩ hô hấp 1800 5454 35

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát