Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Ăn gì để hết hen suyễn?


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Nguyên nhân sinh bệnh hen suyễn
  2. Khi mắc hen suyễn điều gì sẽ xảy ra?
  3. Ăn gì để hết hen suyễn?
  4. Nên kiêng những thực phẩm nào khi mắc hen suyễn?

Hen suyễn là bệnh hô hấp mạn tính thường gặp. Bệnh phát triển và kéo dài do yếu tố cơ địa tương tác với yếu tố môi trường. Một trong những yếu tố môi trường tác động trực tiếp tới diễn tiến bệnh chính là thực phẩm, chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Vậy có thể ăn gì để hết hen suyễn hay không? Nên lưu ý những gì trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Hãy tìm hiểu qua nội dung dưới đây.

 

Nguyên nhân sinh bệnh hen suyễn

 

Hen suyễn là căn bệnh mạn tính có thể gặp ở mọi độ tuổi và được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm. Trung bình có 3000 người tử vong mỗi năm do hen tại nước ta. Tử vong do hen suyễn vẫn đang tăng nhanh và chỉ đứng sau số tử vong do ung thư, vượt lên trên các bệnh về tim mạch. TP. Hồ Chí Minh được coi là "Thủ Đô" của bệnh hen phế quản tại Châu Á. Theo số liệu ghi nhận tại HCM, trung bình cứ 10 trẻ thì có 3 trẻ mắc bệnh hen phế quản. Hen suyễn có thể làm cho 25% bệnh nhân hen phải nhập viện, 42% trẻ nghỉ học, 29% người lớn nghỉ làm. Chi phí điều trị hen suyễn hiện bằng cả hai căn bệnh thế kỷ là LAO và HIV/AIDS cộng lại.

 

Vậy nguyên nhân sinh bệnh hen suyễn là gì? Nguyên nhân dẫn đến hen suyễn chính là sự kết hợp di truyền (dị ứng) và yếu tố môi trường. Bệnh hen suyễn chủ yếu xuất hiện trên cơ địa người bị dị ứng hoặc đối tượng thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm.

 

Các yếu tố môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp tới bệnh lý hen suyễn bao gồm:

 

- Thay đổi thời tiết, thay đổi nhiệt độ đột ngột.

- Phấn hoa

- Bụi, nấm mốc, gián, lông thú nuôi, mạt nhà....

- Một số loại thực phẩm như cá, trứng, đậu phộng, sữa bò, đậu nành

- Nhiễm trùng hô hấp: cảm cúm, viêm phế quản, viêm xoang...

- Thuốc: as-pi-rin, các thuoc kháng viêm không steroid khác…

- Khói thuốc lá, khói, mùi hóa chất, nước tẩy rửa, nước hoa.

- Bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản (GERD)

- Gắng sức, nô đùa quá sức ở trẻ, cảm xúc như: cười, khóc, hò hét, đau buồn...

 

Cần lưu ý là không phải tất cả những người bị hen suyễn đều bị phản ứng với cùng một tác nhân, hay nói cách khác tác nhân đối với người này nhưng chưa chắc đã phải là tác nhân của người khác.

 

Khi mắc hen suyễn điều gì sẽ xảy ra?

 

Bệnh hen suyễn đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính đường thở làm đường thở hẹp lại gây tắc nghẽn luồng không khí vào và ra khỏi phổi. Vì viêm là mạn tính nói đến bệnh hen suyễn là nói đến quá trình bệnh kéo dài, dai dẳng. Trên nền viêm mạn tính ấy của đường thở, tức là trên nền bệnh hen mạn tính ấy, khi cơ thể tiếp xúc một số yếu tố gây kích phát cơn hen từ môi trường, tình trạng viêm đường thở nặng hơn, tình trạng co thắt đường thở nhiều hơn làm đường thở vốn hẹp do viêm hay còn hẹp nhiều hơn nữa, gây tắc nghẽn nặng hơn nữa, lúc đó người bệnh xuất hiện các cơn hen suyễn cấp tính. Như vậy có thể nói bệnh hen suyễn đóng vai trò là một nền viêm dai dằng bên dưới, còn cơn hen đóng vai trò như một biến cố cấp tính xuất hiện trên nền bệnh mạn tính đó.

 

Khi nói về triệu chứng điển hình của hen suyễn là nhắc tới các triệu chứng khi xuất hiện khi lên cơn hen cấp tính.  Sau đây là 4 triệu chứng thường thấy nhất ở khi người bệnh mắc hen suyễn và lên cơn hen cấp tính:

 

- Khò khè: tiếng rít thường nghe được khi thở ra.

- Ho nhiều: triệu chứng phổ biến và thường thấy nhất. Ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn hen ban đêm. Ho rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Đặc biệt ở Việt Nam, một số bệnh nhân bị ho do hen phế quản dễ bị chuẩn đoán nhầm là viêm phế quản, viêm họng hay thậm chí bị chuẩn đoán là ho lao.

- Nặng ngực: cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt hoặc như có tảng đá đè lên ngực.

- Khó thở: thở nhanh, ngắn và thấy khó khăn, đặc biệt là khi thở ra, phải gắng sức để thở.

 

Người bệnh mắc hen suyễn cần nhớ, khi không có các triệu chứng này không có nghĩa là bệnh đã khỏi mà tình trạng viêm mạn tính của đường thở vẫn đang tiếp tục dai dẳng, khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên, các triệu chứng có thể quay lại bất cứ khi nào. Đây cũng chính là lý do mà nhiều bệnh nhân hen suyễn vẫn lầm tưởng rằng, khi hen không xuất hiện 1 – 2 tháng thì đã hết bệnh, một “dịp” tiếp xúc với dị nguyên nào đó cơn hen quay lại thì cho rằng “bệnh tôi khỏi rồi sao giờ lại tái phát?”. Thực tế bệnh của bạn chưa khỏi, nó chỉ chưa xuất hiện các cơn hen cấp tính trở lại mà thôi.

 

ăn gì để hết hen suyễn

 

Ăn gì để hết hen suyễn? (Ảnh minh họa)

 

Ăn gì để hết hen suyễn?

 

Cơn hen suyễn cấp tính có tái phát hay không? Tình trạng bệnh có diễn tiến nặng lên hay không không chỉ phụ thuộc vào kế hoạch dùng thuốc của người bệnh mà còn phụ thuộc vào việc người bệnh có hạn chế được các tác nhân làm khởi phát cơn hen hay không. Trong những tác nhân là khởi phát hen thì thực phẩm chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Người bệnh đặc biệt là cha mẹ có con mắc hen thường rất quan tâm là cần phải nuôi dưỡng trẻ mắc bệnh suyễn như thế nào, ăn gì để hết hen suyễn?

 

Theo quan điểm của chuyên gia, không có thực phẩm nào giúp người bệnh có thể hết hoàn toàn hen phế quản, kể cả dùng thuốc. Mục tiêu điều trị hen hiện nay là giúp bệnh ổn định lâu dài, không tái phát cơn hen và chức năng phổi trở về bình thường.

 

Dù không hết hoàn toàn hen nhưng nếu có chế độ dinh dưỡng hợp lý sức khỏe người bệnh tăng cao, miễn dịch tăng thì bệnh cũng nhẹ đi. Nhiều bệnh nhân do hen tái phát thường xuyên ảnh hưởng tới chất lượng sống nên lựa chọn ăn kiêng, thậm chí không ăn các loại thịt có màu đỏ mà không biết rằng kiêng ăn không phải giải pháp được các nhà chuyên môn khuyến khích trừ khi có bằng chứng dị ứng thức ăn rõ ràng. Kể cả việc cung cấp các loaị vitamin cao hơn mức nhu cầu bình thường hàng ngày cũng là việc không cần thiết.

 

Người bệnh mắc hen mạn tính phải sử dụng thuốc trong thời gian dài như thuốc dự phòng corticoid dạng hít thì trong chế độ dinh dưỡng cần chú ý cung cấp thêm calcium hoặc dùng thêm các loại thực phẩm, sữa giàu calcium để tránh biến chứng loãng xương, đặc biệt ở trẻ đang trong giai đoạn phát triển chiều cao.

 

Ở thái cực khác, béo phì cũng có tác động xấu đến bệnh hen suyễn của người bệnh. Như với trẻ béo phì thường dễ bị hen hơn và khi bị hen, bệnh cũng nặng hơn, việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Đối bệnh nhân hen bị béo phì, chỉ riêng việc giảm cân cũng có thể giúp trẻ cải thiện rõ rệt chức năng phổi, cũng như các triệu chứng của bệnh hen.

 

Ở trẻ sơ sinh, thì duy trì việc cho trẻ bú sữa mẹ có thể giúp trẻ tránh được nguy cơ mắc bệnh hen sau này, nhất là khi trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi trẻ uống sữa bò, nguy cơ mắc các bệnh dị ứng nói chung và mắc bệnh hen nói riêng sẽ gia tăng đáng kể. Dị ứng sữa bò là loại dị ứng thức ăn thường gặp nhất ở trẻ em: người ta đã tìm thấy trong sữa bò có chứa ít nhất 20 thành phần protein có thể gây dị ứng.

 

Nên kiêng những thực phẩm nào khi mắc hen suyễn?

 

Nếu người bệnh bị dị ứng với một loại thức ăn nào đó, cách tốt nhất là phải tránh ăn và nên tránh cả những loại thức ăn tương tự làm từ loại thực phẩm này.

 

Cũng nên lưu ý đến một số loại thức ăn có thể có phản ứng dị ứng chéo với nhau. Chẳng hạn nếu người bệnh dị ứng với cua, cũng nên thận trọng khi ăn tôm nước ngọt, tôm hùm, tôm nước mặn do có thể có hiện tượng phản ứng chéo này.

 

Mặc dù bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có khả năng gây dị ứng ở người bệnh hen suyễn nhưng các loại thực phẩm thường gây dị ứng nhất là:

 

- Cá biển và các loại thuỷ sản có vỏ cứng: tôm, cua, sò, ốc

- Lòng trắng trứng: lòng trắng trứng chứa 23 loại glucoprotein khác nhau – đây là các dị ứng nguyên thường gặp nhất gây dị ứng thức ăn. Trẻ dưới 1 tuổi thường được khuyến cáo không nên cho  ăn lòng trắng trứng vì nguy cơ dị ứngày.

- Một số loại ngũ cốc, hạt quả: bột mì, đậu phộng, đậu nành. Đậu phộng chính là loại thức ăn gây dị ứng thường gặp nhất ở trẻ trên 4 tuổi.

- Bột ngọt (monosodium glutamate): đây là một nguyên nhân “thầm lặng” có thể làm bệnh hen có thể trở nên trầm trọng hơn.

- Các chất bảo quản, phụ gia thực phẩm như aspartame (là loại chất làm ngọt –Nutrasweet- có trong nhiều loại thưc phẩm và nước giải khát), BHA và BHT-BHA (chất chống oxy hoá thường dùng cho ngũ cốc và các chế phẩm từ ngũ cốc), muối nitrate và nitrite (thường dùng làm chất bảo quản, dậy mùi, tạo màu), các chất parabens, sulfite (để bảo quản thực phẩm)

- Một số loại trái cây : chuối, thơm, dâu tây

 

Việc phải loại trừ một số thức ăn khỏi chế độ dinh dưỡng của người bệnh vì lý do dị ứng không hoàn toàn có nghĩa là người bệnh sẽ không bao giờ có thể ăn được các món ấy trở lại. Một số thức ăn nếu dùng với lượng ít hoặc khi nấu chín có thể sẽ không làm tăng nặng tình trạng bệnh. Đặc biệt ở trẻ em thì theo thời gian, một số trẻ có thể hết bị dị ứng hoàn toàn với một số loại thực phẩm. Chẳng hạn dị ứng với protein sữa bò tuy hay gặp nhưng thường chỉ thoáng qua, trẻ có thể hết dị ứng sau 18 tháng tuổi.

 

Tóm lại không có thực phẩm nào giúp hết hẳn hen suyễn nhưng hạn chế những loại thực phẩm gây dị ứng (có bằng chứng dị ứng rõ ràng) và tăng cường những nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe có thể giúp tình trạng bệnh được cải thiện. Hi vọng những nội dung này có thể giúp người bệnh trả lời được câu hỏi “ăn gì để hết hen suyễn”. Để được tư vấn rõ hơn về thông tin liên quan đến bệnh lý hen nói riêng và các bệnh lý hô hấp nói chung, vui lòng gọi tới tổng đài 1800 5454 35 để gặp trực tiếp các bác sĩ.

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát