Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3
Tư vấn điều trị

Vì sao bệnh nhân dùng corticoid cần thận trọng khi tiêm vaccine COVID-19?


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Corticoid thường được chỉ định điều trị những bệnh nào?
  2. Các đối tượng cần lưu ý tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế
  3. Vì sao bệnh nhân điều trị bằng corticorid cần thận trọng khi tiêm vaccine?
  4. Bệnh nhân hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD lưu ý gì khi tiêm vaccine?

Corticoid là thuốc được chỉ định cho rất nhiều bệnh lý, trong đó có hen phế quản và thực tế lâm sàng cũng đang có nhiều bệnh nhân phải sử dụng thuốc này. Vậy vì sao những người đang dùng các thuốc corticoid cần thận trọng khi tiêm vaccin COVID-19?

 

Corticoid thường được chỉ định điều trị những bệnh nào?

 

Nhóm corticoid là thuốc có tác dụng chống viêm dị ứng, ức chế miễn dịch...; thuốc thường được chỉ định điều trị nhiều bệnh lý khác nhau: Bệnh vảy nến, chàm và các bệnh viêm da dị ứng, sốc phản vệ hay mề đay...; các bệnh lý hô hấp mạn tính như hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD); hội chứng thận hư nguyên phát; viêm đa khớp và thấp khớp.

 

Nhóm thuốc này cũng có thể được chỉ định điều trị một số bệnh lý về tiêu hóa, mắt, huyết học. Corticoid cũng được sử dụng cho một số bệnh tự miễn bao gồm viêm khớp dạng thấp, lupus, thấp tim; sử dụng diều trị thay thế hormone tuyến thượng thận trong trường hợp cơ thể không đủ khả năng tự sản xuất các loại hormone này. Bên cạnh đó, corticoid còn được sử dụng hiệu quả trong phẫu thuật cấy ghép tạng; điều trị phối hợp bệnh lý nhiễm trùng hoặc ung thư…

 

Với bệnh nhân hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, Corticoid có vai trò quan trọng trong việc điều trị dự phòng. Điều trị dự phòng là chìa khóa giúp kiểm soát bệnh, Corticoid dự phòng hen và phổi tắc nghẽn mạn tính thường được dùng dưới dạng xịt, hít, với mục đích chính:

 

- Cải thiện chức năng phổi

- Dự phòng triệu chứng hen phế quản/ các đợt cấp của hen và COPD

- Giảm thiểu việc sử dụng thuốc cắt cơn cấp tính

- Giảm thiểu khả năng tổn thương dài hạn đường dẫn khí

 

Corticoid là nhóm thuốc thường được chỉ định trong phác đồ điều trị

của hen phế quản và bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

 

Corticoid dạng hít có tác dụng trực tiếp trên phổi giúp làm giảm sưng đường dẫn khí. Do dạng hít đi thẳng vào đường dẫn khí (nơi cần thuốc đến tác dụng), cho nên ít có tác dụng xấu ảnh hưởng trên cơ thể như thuốc Corticoid dạng uống (dạng uống khi sử dụng thì thuốc đi đến mọi nơi trong cơ thể). Để giúp dự phòng ho, khò khè, hay các triệu chứng khác của hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, Corticoid thường được bác sĩ kê đơn, người bệnh dùng đều đặn mỗi ngày, ngay cả khi không có triệu chứng hen phế quản/đợt cấp của phổi tắc nghẽn mạn tính. Liều dùng tùy theo mức độ bệnh để được chỉ định phù hợp.

 

 

Beclomethasone là hoạt chất thường gặp trong nhóm Corticoid được dùng trong điều trị dự phòng hen và COPD

 

Fluticasone cũng là nhóm hoạt chất thường được dùng trong dự phòng hen, COPD

 

 

Thuốc Symbicort là thuốc dự phòng hen, được bào chế kết hợp từ hai nhóm hoạt chất formoterol và budesonide. 

Budesonide thuộc nhóm Corticoid còn formoterol thuộc nhóm giãn phế quản có tác dụng kéo dài. 

 

Các đối tượng cần lưu ý tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế

 

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế trong quyết định 3802/QĐ-BYT ban hành ngày 10/08/2021 thì các đối tượng sau cần lưu ý khi tiêm chủng:

 

+ Các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng

- Người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào trong thành phần của vắc xin.

 

+ Các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng

Các đối tượng sau phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng:

- Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.

- Người có bệnh nền, bệnh mạn tính.

- Người mất tri giác, mất năng lực hành vi.

- Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.

- Phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần.

- Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống: Nhiệt độ <35, 5oC và >37,5 oC; Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút; Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế); Nhịp thở > 25 lần/phút.

 

+ Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng

- Có tiền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.

- Đang mắc bệnh cấp tính.

- Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.

 

+ Chống chỉ định

- Tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng COVID-19 cùng loại (lần trước).

- Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

 

Vì sao bệnh nhân điều trị bằng corticorid cần thận trọng khi tiêm vaccine?

 

Khi tiêm phòng bất kỳ loại vaccine nào, hai vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu là hiệu quả bảo vệ của vaccine và tính an toàn của vaccine.

 

Việc sử dụng corticoid liều cao, kéo dài hoặc dùng các thuốc ức chế miễn dịch đều là các phương pháp điều trị có tác dụng gây ức chế hoạt động của các tế bào miễn dịch và làm suy giảm đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với các tác nhân từ bên ngoài. Điều này sẽ tác động vào chính cơ chế tác dụng của vaccine, có thể làm vaccine bị giảm khả năng kích thích hệ miễn dịch sinh kháng thể bảo vệ cơ thể.

 

Đã có những bằng chứng cho thấy, việc sử dụng corticoid liều cao (≥ 2mg/kg cân nặng) hoặc dùng kéo dài với liều tương đương prednisone 20mg/ngày có thể làm giảm đáp ứng sinh kháng thể và giảm hiệu quả bảo vệ đối với nhiều loại vaccine như vaccine phế cầu, viêm gan B…

 

Với những nghiên cứu và thông kê hiện có thì việc cẩn trọng khi tiêm phòng vaccine phòng COVID-19 là cần thiết do có cùng cơ chế hoạt động với các loại vaccine khác.

 

Tình trạng suy giảm miễn dịch liên quan đến điều trị corticoid không chỉ làm giảm hiệu quả bảo vệ của vaccine mà còn có thể dẫn đến nguy cơ lây bệnh từ chính các loại vaccine có nguồn gốc là các mầm bệnh sống giảm độc lực. Tuy nhiên, may mắn là phần lớn các vaccine phòng COVID-19 được cấp phép hiện nay không thuộc nhóm vaccine sống giảm độc lực.

 

Bệnh nhân hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD lưu ý gì khi tiêm vaccine?

 

Với những trường hợp phải sử dụng corticoid đường toàn thân kéo dài như hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính COPD… thì hiện không có khuyến cáo về việc ngưng thuốc để tiêm phòng vaccine khi xem xét đến nguy cơ từ việc bệnh bị tiến triển nặng .

 

Trước khi tiêm, cán bộ tiêm chủng sẽ hỏi kỹ tiền sử bệnh. Cụ thể là tình trạng sức khỏe hiện tại, những thuốc đang sử dụng, tiền sử bệnh lý và quá trình dùng thuốc.

 

Nếu bệnh nhân hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính nói riêng và người bệnh đang sử dụng corticoid để dự phòng hen thì cần trao đổi với cán bộ tiêm chủng về bệnh lý đang mắc và liều dùng thuốc để được tư vấn phù hợp. Bệnh nhân hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính ngoài các chỉ số đo mạch, huyết áp, nhiệt độ thì cần được khám hô hấp và chỉ được chỉ định tiêm khi nhịp thở dưới 25 lần/phút.

 

Sau tiêm bệnh nhân được theo dõi tại nơi tiêm chủng ít nhất 30 phút. Bệnh nhân hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính khi về vẫn dùng các thuốc kiểm soát theo hướng dẫn. Với những bệnh nhân hô hấp mạn tính tốt nhất là dùng đường tại chỗ dạng phun hít, hạn chế dùng dạng uống, dạng khí dung. Chú ý theo dõi tình trạng khó thở cũng như dị ứng sau tiêm vaccine. Nếu khó thở tăng, thở rít, nổi ban dát sẩn ngoài da… cần báo ngay cho bác sĩ.

 

Còn đối với những người chưa đủ điều kiện hoặc đang cần trì hoãn tiêm vaccine COVID-19, để phòng tránh nhiễm bệnh, cần tuân thủ hướng dẫn phòng bệnh của Bộ Y tế với biện pháp 5K (Khẩu trang - Khử Khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế) và hạn chế ra ngoài khi không có việc cần thiết.

 

Tổng đài bác sĩ hô hấp miễn cước 1800 5454 35 / zalo 0916 561 338

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát