Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3
Danh mục các thuốc điều trị hen phế quản

SỬ DỤNG QUÁ MỨC THUỐC CẮT CƠN HEN PHẾ QUẢN CẤP TÍNH CÓ NGUY HIỂM?


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. LÀM THẾ NÀO BIẾT HEN CHƯA ĐƯỢC KIỂM SOÁT
  2. KHÔNG CÓ TRIỆU CHỨNG HEN CÓ PHẢI BỆNH ĐÃ ĐƯỢC KIỂM SOÁT
  3. CÓ THUỐC CẮT CƠN NÀO KHÁC NGOÀI SALBUTAMOL KHÔNG?
  4. THUỐC CẮT CƠN TÁC ĐỘNG TỚI ĐƯỜNG THỞ NHƯ THẾ NÀO?
  5. VÌ SAO THUỐC CẮT CƠN QUAN TRỌNG NHƯNG NGUY HIỂM?
  6. CÓ CẦN DÙNG THUỐC CẮT CƠN TRƯỚC KHI DÙNG THUỐC DỰ PHÒNG?
  7. THUỐC DỰ PHÒNG NGỪA CƠN HEN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
  8. ĐANG DÙNG THUỐC CẮT CƠN LỚN HƠN 2 LẦN/TUẦN THÌ CẦN LÀM GÌ?
  9. DÙNG THUỐC CẮT CƠN HÀNG NGÀY CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
  10. DÙNG THUỐC CẮT CƠN HƠN 2 LẦN/NGÀY CÓ NGUY HIỂM?

Hơn 60% bệnh nhân hen hiện đang điều trị hen sai cách, người bệnh chỉ tập chung điều trị cắt cơn hen cấp tính mà không điều trị dự phòng. Lạm dụng quá mức thuốc cắt cơn hen cấp tính có nguy hiểm không? Tại sao phải điều trị dự phòng, cùng đi tìm câu trả lời qua nội dung tư vấn của các bác sĩ hô hấp 1800 5454 35 dưới đây.

 

LÀM THẾ NÀO BIẾT HEN CHƯA ĐƯỢC KIỂM SOÁT

 

1. Bệnh nhân hỏi: Hen phế quản không được kiểm soát gây hậu quả gì? Làm thế nào để biết hen chưa được kiểm soát?

 

Bác sĩ tổng đài 1800 5454 35 trả lời:

 

Hen không được kiểm soát là tình trạng người bệnh hen vẫn có các triệu chứng ho, khò khè, khó thở, nặng ngực thường xuyên (> 2 lần/tuần), thức giấc ban đêm do hen phế quản, không thể làm việc vì khó thở, phải dùng thuốc cắt cơn thường xuyên (> 2 lần/tuần) để làm giảm triệu chứng của cơn hen cấp tính.

 

Hen không được kiểm soát có thể khiến người bệnh dễ bị lên cơn hen cấp tính nặng phải đi cấp cứu hoặc nhập viện. Hen phế quản không được kiểm soát thường do người bị hen không dùng thuốc ngừa cơn hen đúng cách, chỉ dùng thuốc cắt cơn đơn thuần mà không dùng thuốc dự phòng. Khi phải tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, tình trạng viêm mạn tính vốn có của đường thở nặng lên, thành của đường thở trong phổi sưng phù lên và dễ bị kích thích hoặc co thắt, lòng đường thở có nhiều chất nhầy và bị hẹp lại, không khí đi vào và đi ra phổi một cách khó khăn, các triệu chứng điển hình của cơn hen cấp xuất hiện.

 

Nhiều người bệnh cho rằng, 1, 2 tuần có một cơn hen là bệnh rất nhẹ, khi nào khó thở thì dùng thuốc cắt cơn là được. Nhận thức sai lầm này đã gây ra nhiều hệ lụy.

 

Truy cập link sau để làm trắc nghiệm kiểm soát hen:

- Dành cho trẻ mắc hen phế quản từ 4 đến 11 tuổi: https://www.benhhen.vn/form-khao-sat-2.html

- Dành cho người lớn mắc hen phế quản: https://www.benhhen.vn/form-khao-sat-3.html

- Đánh giá kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: https://www.benhhen.vn/form-khao-sat-1.html

 

KHÔNG CÓ TRIỆU CHỨNG HEN CÓ PHẢI BỆNH ĐÃ ĐƯỢC KIỂM SOÁT

 

2. Bệnh nhân hỏi: Khi có triệu chứng của bệnh như khó thở, khò khè, nặng ngực, ho dùng thuốc Salbutamol xịt có thể làm triệu chứng giảm NGAY LẬP TỨC, như vậy có phải hen đã được kiểm soát?

 

Bác sĩ tổng đài 1800 5454 35 trả lời:

 

Nếu vẫn còn triệu chứng, khó thở vẫn phải dùng Salbutamol nghĩa là người bệnh vẫn có nguy cơ xuất hiện cơn hen trong tương lai, đặc biệt những cơn hen nặng.

 

Salbutamol dạng xịt (biệt dược Ventolin) là thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh có tác dụng cắt cơn hen, làm giảm triệu chứng hen ngay lập tức nhưng không phòng tránh được triệu chứng hen xuất hiện trong tương lai. Điều này có nghĩa thuốc cắt cơn dạng hít là thuốc “chữa cháy” chứ không phải thuốc “phòng cháy”; chỉ điều trị “cái ngọn” (giảm co thắt đường thở) chứ không có tính kháng viêm nên chưa điều trị “cái gốc” (không làm giảm viêm đường thở) của bệnh hen mạn tính. Khi đó, đường thở trong phổi của bạn vẫn còn bị sưng phù và diễn tiến ngày càng nặng, tình trạng viêm mạn tính tồn tại đến một ngày nào đó, cơn hen nặng xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ thì có thể Salbutamol không còn tác dụng hoặc tác dụng kém, người bệnh có thể nguy hiểm tính mạng.

 

CÓ THUỐC CẮT CƠN NÀO KHÁC NGOÀI SALBUTAMOL KHÔNG?

 

3. Bệnh nhân hỏi: Thuốc cắt cơn là salbutamol có đúng không? Có loại thuốc cắt cơn nào khác không?

 

Bác sĩ tổng đài 1800 5454 35 trả lời:

 

Thuốc cắt cơn hen là các thuốc giãn đường dẫn khí (phế quản) tác dụng ngắn (nhanh). Các hoạt chất giãn phế quản tác dụng ngắn thường được sử dụng bao gồm:

+ Salbutamol;

+ Fenoterol;

+ Terbutalin.

 

Một số thuốc thường dùng hiện nay:

+ Ventolin: Chứa salbutamol

+ Berotec: Chứa fenoterol

+ Bricanyl: Chứa terbutalin

 

THUỐC CẮT CƠN TÁC ĐỘNG TỚI ĐƯỜNG THỞ NHƯ THẾ NÀO?

 

4. Bệnh nhân hỏi: Thuốc cắt cơn hen cấp tính tác động lên đường thở như thế nào? Salbutamol có tác dụng như thế nào?

 

Bác sĩ tổng đài 1800 5454 35 trả lời:

 

Bàn về sinh lý học bệnh hen phế quản (hen suyễn) cần nói về 3 vấn đề: viêm mạn tính đường thở, tăng đáp ứng đường thở; giới hạn luồng khí thở (thì thở ra), cụ thể:

 

- Viêm mạn tính đường thở là tình trạng thường xuyên của phế quản ngay cả khi người bệnh không có cơn hen cấp tính. Tổn thương mạn tính không thể điều trị khỏi hoàn toàn chính là yếu tố chính khiến hen phế quản có thể tái phát sau nhiều năm khi sức đề kháng của người bệnh giảm và thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố gây khởi phát hen có trong môi trường.

 

- Tăng đáp ứng đường thở khi tiếp xúc với các yếu tố khởi phát (dị nguyên, nhiễm khuẩn hô hấp, hít thuốc lá thụ động, ô nhiễm không khí, thay đổi thời tiết, gắng sức, tâm lý...) thì cơ trơn đường thở bị co thắt, tăng tiết nhầy, phù nề niêm mạc đường thở.

 

- Giới hạn luồng khí là tình trạng diễn ra khi đường thở tăng đáp ứng, đường thở ở người mắc hen phế quản luôn trong tình trạng viêm thì lòng phế quản vốn dĩ đã bị thu hẹp so với người bình thường, nếu có kèm theo tình trạng co thắt và tiết nhầy, phù nề niêm mạc thì luồng khí thở ra bị hạn chế, biểu hiện thành các triệu chứng ho, khò khè, khó thở, nặng ngực. Đây là những triệu chứng điển hình của một cơn hen cấp tính.

 

Như vậy trong cơn hen sẽ có tình trạng tăng đáp ứng đường thở (co thắt, tăng tiết nhầy, phù nề niêm mạc đường thở) và giới hạn luồng khí thở ra. Thuốc cắt cơn (Salbutamol hoặc các thuốc cắt cơn khác) sẽ làm giãn cơ trơn phế quản, giúp lòng đường thở mở rộng ra từ đó làm cho không khí đi vào và đi ra phổi dễ dàng hơn, giảm tình trạng giới hạn luồng khí thở ra, giảm khó thở.

 

Thuốc Salbutamol dạng hít có tác dụng giảm triệu chứng nhanh trong vòng 3-5 phút sau khi hít, đạt hiệu quả tối đa sau 45 phút và kéo dài 4-6 giờ. Hiệu quả giảm triệu chứng của Salbutamol sẽ giảm dần theo thời gian nếu Salbutamol được dùng thường xuyên mà không kèm theo thuốc dự phòng hen. Thuốc dự phòng hen là thuốc chống viêm có tác dụng kéo dài giúp kiểm soát yếu tố đầu tiên, trung tâm của sinh lý học bệnh hen là “viêm mạn tính đường thở” .

 

VÌ SAO THUỐC CẮT CƠN QUAN TRỌNG NHƯNG NGUY HIỂM?

 

5. Bệnh nhân hỏi: Bác sĩ luôn dặn tôi phải mang thuốc cắt cơn Salbutamol mọi lúc, chứng tỏ thuốc cắt cơn Salbutamol đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị hen. Vậy tại sao nó lại có nhiều nguy cơ khi sử dụng?

 

Bác sĩ tổng đài 1800 5454 35 trả lời:

 

Khi đã cháy thì phải chữa cháy trước. Chữa cháy xong thì cần phòng cháy bởi một khi đám cháy xảy ra thì thiệt hại vô cùng lớn. Tương tự vậy, bác sĩ dặn phải trữ sẵn thuốc cắt cơn trong nhà như thế đồng nghĩa với việc thường xuyên có bình chữa cháy (bình dập lửa) trong nhà hoặc cơ quan của bạn. Trong trường hợp có cơn hen xảy ra, dù nặng hoặc nhẹ, nếu có Salbutamol bên cạnh thì người bệnh có thể cắt cơn hen phế quản từ khi nó mới xuất hiện (như đám cháy mới bắt đầu nổi lên), từ đó giảm ngay triệu chứng và tránh nguy hiểm tới tính mạng.

 

Nhưng khi đã qua cơn hen, qua giai đoạn cấp cứu, người bệnh cần tập trung để đám cháy đừng xảy ra bằng các biện pháp phòng ngừa, nghĩa là phải dùng thuốc DỰ PHÒNG ngừa cơn hen trong tương lai và tránh yếu tố kích phát cơn hen để cơn hen đừng xuất hiện.

 

Nếu phải dùng thường xuyên Salbutamol (thuốc cắt cơn) nghĩa là bệnh hen chưa được kiểm soát, khi đó nguy cơ xuất hiện cơn hen nặng (tương ứng đám cháy lớn) sẽ tăng lên. Hơn nữa, thuốc cắt cơn có thể làm giảm cơn hen cấp tính nhưng lạm dụng thì tác dụng của thuốc cắt cơn sẽ giảm dần theo thời gian. Đến một thời điểm nào đó, thuốc cắt cơn không còn tác dụng thì việc cấp cứu không kịp thời có thể sẽ dẫn tới tử vong. 

 

CÓ CẦN DÙNG THUỐC CẮT CƠN TRƯỚC KHI DÙNG THUỐC DỰ PHÒNG?

 

6. Bệnh nhân hỏi: Thuốc cắt cơn Salbutamol luôn luôn được dùng để giãn đường thở trước khi hít thuốc corticoid. Đúng/Sai?

 

Bác sĩ tổng đài 1800 5454 35 trả lời:

 

Sai. Thuốc cắt cơn Salbutamol chỉ dùng để giảm triệu chứng khi có cơn hen cấp tính, không phải dùng mỗi ngày để điều trị bệnh hen hoặc phòng ngừa cơn hen.

 

Thuốc chống viêm (corticoid hít) là thuốc điều trị “cái gốc” của bệnh hen, làm giảm sưng phù ở đường thở, nên được dùng mỗi ngày hoặc đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ, gọi là thuốc DỰ PHÒNG HEN.

 

Thuốc cắt cơn Salbutamol không cần dùng trước khi hít thuốc ngừa cơn vì phần lớn người bị hen có đủ sức để hít được thuốc dự phòng. Nếu người bệnh không hít được dạng bình hít này thì bác sĩ có thể đổi sang dạng bình hít khác hoặc dùng kèm theo buồng đệm để thuốc ngừa cơn được hít vào đường thở trong phổi.

 

Ngoài thuốc dự phòng tây y (corticoid hít), Đông y có thuốc hen P/H là thuốc dự phòng điều trị “phòng cháy” cho bệnh nhân hen.

 

THUỐC DỰ PHÒNG NGỪA CƠN HEN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

 

7. Bệnh nhân hỏi: Người bệnh tránh dùng thuốc dự phòng corticoid hít do lo ngại phải dùng kéo dài từ năm này sang năm khác, dễ gặp tác dụng phụ, liệu bệnh hen có nặng lên không?

 

Bác sĩ tổng đài 1800 5454 35 trả lời:

 

Theo khuyến cáo mới nhất của GINA 2020 và hướng dẫn mới của Bộ Y tế tháng 4/2020 thì ở mọi bậc hen phế quản kể cả bậc hen nhẹ nhất người bệnh cũng cần dùng thuốc DỰ PHÒNG HEN corticoid hít.

 

Nếu không dùng thuốc dự phòng, chắc chắn tình trạng hen của người bệnh sẽ ngày càng nặng lên, do tình trạng sưng phù đường thở vẫn tiếp diễn ngay cả khi không có triệu chứng của cơn hen và bệnh hen sẽ mất kiểm soát khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. Nếu bạn hít thuốc đúng cách và dùng thuốc dự phòng đúng liều theo chỉ định của bác sĩ thì corticoid hít ít khi gây tác dụng phụ.

 

Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách giảm tác dụng phụ tại chỗ như súc họng ngay sau hít thuốc, dùng buồng đệm khi hít hoặc đổi dụng cụ hít hoặc đổi loại thuốc hít. Trong trường hợp không thể dùng corticoid hít do tác dụng phụ không chịu đựng được, bác sĩ có thể cho bạn dùng loại thuốc ngừa cơn không chứa corticoid như montelukast hay thuốc thảo dược như thuốc hen P/H.

 

ĐANG DÙNG THUỐC CẮT CƠN LỚN HƠN 2 LẦN/TUẦN THÌ CẦN LÀM GÌ?

 

8. Người bệnh hỏi: Nếu tôi dùng thuốc cắt cơn Salbutamol > 2 lần một tuần thì phải làm gì?

 

Bác sĩ tổng đài 1800 5454 35 trả lời:

 

Nếu người bệnh dùng thuốc cắt cơn Salbutamol > 2 lần/tuần nghĩa là bệnh hen chưa được kiểm soát. Người bệnh phải dùng thêm thuốc DỰ PHÒNG ngừa cơn nếu chưa từng dùng hoặc phải điều chỉnh liều thuốc ngừa cơn nếu bạn đang dùng.

 

Người bệnh nên khám lại bác sĩ để được hướng dẫn dùng thuốc dự phòng ngừa cơn.

 

DÙNG THUỐC CẮT CƠN HÀNG NGÀY CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

 

9. Người bệnh hỏi: Nếu tôi dùng thuốc cắt cơn Salbutamol hàng ngày có thể dẫn đến nguy cơ tử vong không?

 

Bác sĩ tổng đài 1800 5454 35 trả lời:

 

Nếu bạn phải dùng thuốc cắt cơn Salbutamol hàng ngày, cụ thể là > 6 nhát một ngày, tương đương > 1 bình hít Salbutamol trong 1 tháng thì khả năng người bệnh bị tử vong do hen sẽ tăng trong tương lai. Lúc này nguy cơ đến từ việc thuốc cắt cơn giảm tác dụng, cơn hen nặng lên do tình trạng viêm mạn tính của đường thở nặng lên theo thời gian do không được dự phòng đúng cách.

 

Nếu bạn dùng thuốc DỰ PHÒNG ngừa cơn đúng cách thì nhu cầu dùng thuốc cắt cơn Salbutamol của bạn sẽ giảm xuống và nguy cơ tử vong cũng giảm đáng kể.

 

DÙNG THUỐC CẮT CƠN HƠN 2 LẦN/NGÀY CÓ NGUY HIỂM?

 

10. Bệnh nhân hỏi: Nếu người bệnh dùng thuốc cắt cơn Salbutamol > 2 hít/ngày có thể dẫn đến cơn hen nặng?

 

Bác sĩ tổng đài 1800 5454 35 trả lời:

 

So với người không phải dùng thuốc cắt cơn, người phải dùng thêm mỗi 2 nhát cắt cơn Salbutamol trong 1 ngày thì khả năng bị lên cơn hen nặng tăng 25%. Nếu mỗi ngày bạn phải dùng 6 nhát Salbutamol để cắt cơn hen, thì khả năng bạn bị lên cơn hen nặng tăng gấp 2 lần.

 

Nên đi khám và dùng thuốc DỰ PHÒNG ngay.

 

Bác sĩ 1800 5454 35/ zalo 0916 561 338

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

Global Initiative for Asthma (GINA). Global strategy for asthma management and prevention (updated 2019). Available at: https://www.ginasthma.org/. Accessed: 3 Aug 2019.

 

Suissa S, Ernst P, Boivin JF, et al. A cohort analysis of excess mortality in asthma and the use of inhaled beta-agonists. Am J Respir Crit Care Med. Mar 1994;149(3 Pt 1):604-610.

 

Patel M, Pilcher J, Reddel HK, et al. Metrics of salbutamol use as predictors of future adverse outcomes in asthma. Clinical and experimental allergy : journal of the British Society for Allergy and Clinical Immunology. Oct 2013;43(10):1144-1151.

 

Quyết định số 1851/QĐ-BYT ngày 24 tháng 4 năm 2020 của Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên”

 

 

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát