Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Rượu và bệnh hen phế quản


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Hen phế quản có ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
  2. Rượu và bệnh hen phế quản
  3. Một số lựa chọn thay thế
Sử dụng rượu có thể gây ra ảnh hưởng trực tiếp đối với căn bệnh hen phế quản. Tuy nhiên rượu có phải là nguyên nhân gây ra các cơn hen cấp hay không? Bài viết này cung cấp cho bạn những thông tin cần biết về mối liên quan giữa hai yếu tố này và cho bạn những lời khuyên về việc có nên tiếp tục uống rượu khi bị hen phế quản hay không.
 

Hen phế quản có ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

 
Các triệu chứng của hen phế quản có diễn biến rất đa dạng. Do vậy, những ảnh hưởng của căn bệnh hen phế quản đối với bạn có thể không hoàn toàn giống với người khác.
 
Với một số người, hen phế quản khá dễ kiểm soát. Những triệu chứng đôi khi chỉ gây phiền toái một chút với họ mà thôi, như ho, hắt hơi và khó thở vài lần trong tuần hoặc tháng. Các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn luyện tập hay lao động nặng.
 
Tuy nhiên đối với một số khác, cơn hen phế quản cấp lại xảy ra thường xuyên hơn. Chúng cũng có thể diễn ra trong khi bạn đang ngủ. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn hơn khi tham gia vào các hoạt động thể chất và cần thiết phải sử dụng các thuốc cắt cơn hen dạng xông hít.
 
Bất kể các triệu chứng hen phế quản của bạn nghiêm trọng tới đâu thì trong cơn hen cấp bao giờ cũng xuất hiện tình trạng co thắt khí quản và tăng tiết dịch hô hấp khiến cho người bệnh khó thở hơn.
 
 
Rượu bia có ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh hen
 

Rượu và bệnh hen phế quản

 
Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng tiêu thụ rượu có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Nó cũng có thể kích thích cơn hen phế quản tiến triển mạnh.
 
Histamine và sulfite – hai thành phần có mặt trong rượu có thể là thủ phạm gây ra tình trạng này.
 
Histamine
 
Histamine được sản xuất ra bởi các vi khuẩn và nấm men trong quá trình lên men rượu. Chúng đặc biệt có nhiều trong rượu vang đỏ. Histamine là một chất hóa học đã được biết đến là có khả năng gây dị ứng và kích thích cơn hen.
 
Sulfite
 
Các hợp chất sulfite cũng có thể gây các phản ứng dị ứng cho những người mẫn cảm. Khoảng 10% những người đang phải đương đầu với căn bệnh hen phế quản bị mẫn cảm với những chất phụ gia này và có thể gây ra rất nhiều triệu chứng. Một số người bị khò khè, khó thở và lên cơn hen phế quản cấp. Một số khác với các triệu chứng hen nghiêm trọng hơn nên hết sức thận trọng khi uống rượu.
 
Liệu có loại đồ uống chứa cồn nào thích hợp cho người bị hen phế quản hay không?
 
Cần nhớ rằng không phải tất cả những người bị hen phế quản đều bị lên cơn hen hay xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn khi uống rượu. Theo một nghiên cứu, khoảng 33% những người tham gia nghiên cứu đều cho rằng tiêu thụ rượu có liên quan đến bệnh hen phế quản ít nhất 2 lần.
 
Rượu vang, có chứa cả sulfite và histamine, là nguyên nhân hàng đầu gây khởi phát các triệu chứng hen. Rượu vang trắng thường chứa ít histamine hơn là rượu vang đỏ và vang nổ. Rượu vang 100% hữu cơ không có chứa thành phần sulfate.
 
Nghiên cứu tương tự cũng chỉ ra rằng trong số những người xuất hiện triệu chứng hen, khoảng 40% là do rượu vang. Nói chung, rượu vang đỏ được cho là một trong những tác nhân hàng đầu gây cơn hen phế quản.
 
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng rượu vang đỏ là nguyên nhân gây khởi phát nhanh các biến chứng của hen phế quản, thường trong vòng 1 tiếng.
 
Bạn cũng có thể lựa chọn những sản phẩm chứa hàm lượng sulfite và histamine thấp hay không chứa như: rượu spirite (khoảng 40% cồn như vodka, rum, whisky) thường tốt hơn là bia, rượu táo và rượu vang. Cần lưu ý rằng một số loại đồ uống pha trộn cũng có chứa sulfite trong thành phần chất bảo quản.
 
 

Một số lựa chọn thay thế

 
 
Sulfite là thành phần chất bảo quản thường được tìm thấy trong các loại đồ uống pha trộn. Do vậy trước khi gọi một ly mocktail, hãy lưu ý đến thành phần của nó.
 
Hoặc bạn có thể tự chuẩn bị một ly mocktail tại nhà bằng các nguyên liệu sẵn có như nước ga với một ít nước quả tươi, trái cây thái lát và thảo mộc.
 
Biện pháp duy nhất để giảm thiểu ảnh hưởng của rượu đối với bệnh hen phế quản đó là kiêng rượu hoàn toàn. Mặc dù trước đây bạn chưa gặp phải vấn đề nào liên quan đến rượu song cũng không thể đảm bảo rằng uống rượu sẽ không phải là một yếu tố nguy cơ gây khởi phát cơn hen trong tương lai.
 
Do vậy, bất cứ khi nào bạn uống rượu hay làm bất cứ một công việc gì khiến bạn lên cơn khó thở, hãy luôn mang theo ống thuốc cắt cơn hen bên mình và gọi cấp cứu ngay lập tứ nếu bạn cảm thấy không thể kiểm soát tốt triệu chứng.
 
 
Ts,Bs. Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
 

Xem thêm:

 

>>> Trắc nghiệm nguy cơ mắc hen phế quản: https://www.benhhen.vn/tintuc/trac-nghiem-ban-co-nguy-co-mac-benh-hen.html

 

>>> Đánh giá mức độ kiểm soát hen ở trẻ em: https://www.benhhen.vn/form-khao-sat-2.html

 

>>> Đánh giá mức độ kiểm soát hen ở người lớn: https://www.benhhen.vn/form-khao-sat-3.html

 

>>> Đánh giá mức độ kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: https://www.benhhen.vn/form-khao-sat-1.html

 

>>> Chuyên gia tư vấn điều trị hen phế quản: https://www.benhhen.vn/nhomtin/benh-hen-y-kien-chuyen-gia.html

 
thuốc hen thảo dược P/H

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát