Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3
Tư vấn điều trị

Những người có nguy cơ cao bị đe dọa bởi COVID-19


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Người từ 65 tuổi trở lên
  2. Bệnh phổi mạn tính như hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính..
  3. Người bị suy giảm miễn dịch
  4. Bệnh nhân tim mạch
  5. Bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường)
  6. Bệnh nhân mắc viêm gan
  7. Bệnh thận mạn tính
  8. Người béo phì
  9. Các rối loạn thần kinh
  10. Nhiều ca Covid-19 đang lẩn trốn trong cộng đồng: Người dân cần làm gì khi bị ho, sốt?

Những số liệu thống kê về bệnh nhân COVID-19 và những đối tượng đã tử vong do COVID-19 cho thấy một số đối tượng sau có nguy cơ cao, dễ bị đe dọa bởi COVID-19. Đây là những nhóm bệnh nhân có sẵn các bệnh lý nền, thường gọi là có tiền sử bệnh, hoặc bệnh nền không lây nhiễm.

 

 

Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nước ta với số ca tăng nhanh và nguồn lây khó xác định (Ảnh minh họa)

 

Cùng các bác sĩ 1800 5454 35 tìm hiểu và chủ động có các biện pháp phòng tránh dịch hiệu quả nhé!

 

Người từ 65 tuổi trở lên

 

Người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên dễ mắc và tử vong cao hơn do COVID-19 là vì:

– Chức năng miễn dịch giảm theo tuổi, khiến người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên giảm khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng thông thường.

– Phản ứng viêm quá mức ở người bệnh: Mức độ viêm cao có thể làm tổn thương phổi, thận và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

– Dễ biến chứng: Bởi vì người cao tuổi thường có sẵn tình trạng đa bệnh lý, nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng có thể gây biến chứng bệnh tim, thận hoặc gan có sẵn trước đó.

– Chức năng phổi giảm theo tuổi tác, vì vậy khả năng thông khí kém hiệu quả, nếu có thêm tình trạng viêm phổi do SAR-cov-2 tiến triển thì tình trạng suy hô hấp dễ phát triển.

 

Bệnh phổi mạn tính như hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính..

 

Những người mắc bệnh phổi mạn tính là một trong những đối tượng có nguy cơ cao mắc COVID-19; Bao gồm những người bệnh mắc các bệnh lý hô hấp: Hen phế quản, giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), xơ phổi và các bệnh phổi kẽ khác.

 

Nguy cơ có thể thay đổi tùy theo loại bệnh lý hô hấp. Ví dụ như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD và bệnh phổi kẽ với đặc trưng là tình trạng xơ hóa và mất tính đàn hồi của phổi, suy giảm chức năng phổi thì sẽ làm giảm khả năng tự thở của người bệnh nếu mắc COVID- 19;

 

Hen phế quản dù không gây ra xơ hóa, nhưng chức năng thông khí phổi kém so với người bình thường, khi nhiễm COVID- 19 có thể gây ra một cuộc tấn công nghiêm trọng và có khả năng đe dọa đến tính mạng, đặc biệt ở những người kiểm soát hen suyễn kém; hen không được kiểm soát bằng các thuốc dự phòng hàng ngày.

 

Giãn phế quản gây ứ chất nhầy dư thừa. Nếu viêm phổi phát triển do COVID-19, sự tắc nghẽn đường thở có thể gây ra nguy cơ tử vong ở người bệnh.

 

Người bị suy giảm miễn dịch

 

Suy giảm miễn dịch là tình trạng đặc trưng ở người nhiễm HIV; Người ghép tạng; Người trải qua hóa trị và xạ trị ung thư; Người bị suy giảm miễn dịch nguyên phát, thường liên quan đến khiếm khuyết di truyền.

 

Suy giảm khả năng miễn dịch không chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng mà khi nhiễm SAR-covi – 2 người bệnh có nguy cơ tử vong cao.

 

Bệnh nhân tim mạch

 

Hệ thống hô hấp và tim mạch vốn được liên kết chặt chẽ với nhau. Khi nhiễm trùng đường hô hấp làm giới hạn lượng không khí đi vào phổi, tim phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo nguồn cung cấp oxy cho các cơ quan quan trọng của cơ thể.

 

Ở những người có sẵn bệnh nền tim mạch, khi bị viêm phổi do SAR-cov-2 làm tăng gánh nặng cho tim cũng sẽ làm tăng huyết áp ở người bệnh, dễ làm bộc phát cơn đau tim hoặc đột quỵ.

 

Bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường)

 

Bệnh đái tháo đường type 1 và type 2 nếu không được kiểm soát tốt khiến người bệnh có nhiều khả năng mắc COVID-19 và khi mắc COVID-19 thì bệnh diễn nặng trên nền bệnh lý tiểu đường khó kiể soát hơn.

 

Tăng đường huyết kéo dài có thể dẫn đến tình trạng nhiễm toan, trong đó các axit được gọi là ketone làm giảm sản xuất tế bào miễn dịch, bao gồm tế bào lympho T và bạch cầu đa nhân trung tính. Và kết quả có thể làm tăng khả năng bị lây nhiễm COVID-19.

 

Đái tháo đường là bệnh lý rất phổ biến ở người cao tuổi tại nước ta.

 

Bệnh nhân mắc viêm gan

 

COVID-19 có thể làm phức tạp bệnh gan có sẵn ở một số người, gây tăng men gan làm cho bệnh diễn tiến nặng hơn. Một số loại thuốc bao gồm kháng sinh, thuốc chống virus và steroid dùng trong điều trị COVID-19 cũng gây hại cho tế bào gan, tăng gánh nặng cho gan.

 

Bệnh thận mạn tính

 

Bệnh thận mạn tính làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong ở người mắc COVID-19. Nguy cơ dường như tăng lên cùng với mức độ nghiêm trọng của bệnh, những người chạy thận có nguy cơ cao nhất. Thống kê cho thấy tỷ lệ tử vong ở đối tượng chạy thận tương đối cao.

 

Người béo phì

 

Béo phì có liên quan đến nhiều rối loạn sức khỏe bao gồm: Tăng huyết áp, bệnh tim, đái tháo đường type 2, gan nhiễm mỡ, bệnh thận khiến tăng nguy cơ nhiễm SAR-cov-2 và mức độ nghiêm trọng của COVID-19.

 

Ngoài ra, béo phì có liên quan đến khả năng miễn dịch bị suy giảm. Điều này được chứng minh bằng tỷ lệ thất bại cao ở người béo phì khi đáp ứng với một số loại vắc-xin, bao gồm vắc-xin cúm A/H1N1 và vắc-xin viêm gan B.

 

Các rối loạn thần kinh

 

Một số nhà khoa học đã lưu ý rằng một số rối loạn thần kinh nhất định, như bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson hoặc bệnh rối loạn thần kinh vận động, có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của COVID-19, do dễ làm rối loạn phản xạ nuốt, làm giảm phản xạ ho hoặc gây suy yếu cơ hô hấp.

 

Nhiều loại thuốc dùng để điều trị rối loạn thần kinh và nhược cơ chủ động gây ức chế hệ thống miễn dịch cũng dễ tạo điều kiện cho các triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng hơn.

 

Những người có bệnh lý nền, có các yếu tố nguy cơ trên cần chủ động điều trị và dự phòng, kiểm soát các bệnh lý này để giảm nguy cơ trong đại dịch. Đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện nay đã có nhiều ca COVID-19 chưa xác định được nguồn lây.

 

Nhiều ca Covid-19 đang lẩn trốn trong cộng đồng: Người dân cần làm gì khi bị ho, sốt?

 

Tính đến 26/5, Covid-19 có mặt tại 30 tỉnh, thành với 2.872 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Bắc Giang lao đao với gần 400 ca mới trong một ngày. Các chuyên gia cho rằng hiện trong cộng đồng vẫn có người mang virus mà chúng ta không biết và chắc chắn sẽ có những 'đốm lửa' dần được phát hiện.

 

Vậy với những đối tượng có bệnh lý nền hay ngay cả những người có sức khỏe tốt cần làm gì khi bị sốt?

 

Thông thường, triệu chứng phổ biến của người mắc Covid-19 là sốt, ớn lạnh, ho, hụt hơi, khó thở, mệt mỏi, đau cơ... Tuy nhiên thực tế có nhiều can bệnh không có triệu chứng (khoảng hơn 60% các ca bệnh tại nước ta hiện nay), đây chính là nguồn làm lây lan dịch nhanh hơn vì họ không biết mình đã nhiễm virus.

 

 

Cần đề phòng với triệu chứng ho, sốt, khó thở (Ảnh minh họa)

 

Bộ Y tế khuyến cáo ngay sau khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở, người dân cần thực hiện các việc sau:

 

1. Đeo khẩu trang và tự cách ly ở một phòng riêng, thoáng khí hoặc ở một vị trí trong nhà, giữ khoảng cách với mọi người ít nhất 2 mét.

 

2. Gọi điện cho đường dây nóng của cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 19009095) để được tư vấn. Liên hệ trước để được tư vấn trước khi đi khám, không tự ý đến các cơ sở y tế để tránh tình trạng một số bệnh viện đã phải phong tỏa như trong thời gian vừa qua. Khi được hướng dẫn đi thăm khám nên đi bằng xe cá nhân, đeo khẩu trang trong suốt quá trình di chuyển.

 

3. Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, hoặc khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy; thải bỏ khẩu trang, khăn giấy sau khi sử dụng vào thùng rác có nắp đậy kín hoặc vào túi và buộc kín miệng.

 

4. Rửa tay thường xuyên với xà phòng, đặc biệt sau khi ho, hắt hơi, sau khi thải bỏ khẩu trang, khăn giấy.

 

5. Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân như cốc uống nước, bát đũa…

 

6. Hạn chế sử dụng phương tiện công cộng; không đến chỗ đông người, nơi làm việc, trường học.

 

7. Thông báo với người sử dụng lao động, nhà trường và những người liên quan.

 

Số người nhiễm COVID-19 vẫn đang tăng lên mỗi ngày, chúng ta cần chủ động bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và người thân.

 

Con người được sống khỏe mạnh chính là hạnh phúc nhất rồi, có sức khỏe bạn mới có thể tận hưởng cuộc sống của chính mình và chăm lo cho gia đình mình. Đừng cho rằng có tiền mới là quan trọng, nếu không có sức khỏe thì tiền nhiều bạn cũng không thể tiêu nổi.

 

Chúc tất cả chúc ta bình an trong đại dịch.

 

Tổng đài tư vấn và theo dõi điều trị 1800 5454 35 / zalo 0916 561 338

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát