Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Nguyên tắc điều trị hen phế quản Thuốc hen P/H – VIÊN HOÀN và cao lỏng hiệu quả nhất


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Nguyên tắc số 1: Kiên trì điều trị đúng và đủ liệu trình
  2. Nguyên tắc số 2: Phối hợp giữa thuốc hen thảo dược  – Cao lỏng và Thuốc hen thảo dược  – Viên hoàn
  3. Nguyên tắc số 3: Định kỳ điều trị dự phòng

Hen phế quản là bệnh mạn tính kéo dài và có thể để lại nhiều hậu quả nặng nề đòi hỏi người bệnh cần kiên trì trong điều trị. Việc lựa chọn Thuốc hen thảo dược Duy nhất được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị là giải pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn để tránh những tác dụng phụ thường gặp phải khi dùng thuốc Tây y kéo dài. Tuy nhiên dùng thuốc như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị thì không phải bệnh nhân nào cũng rõ. Dưới đây là một số nguyên tắc người bệnh nhất định phải biết để kiểm soát hen hiệu quả bằng Thuốc hen thảo dược.

 

(Đây là thông tin dành riêng cho các chuyên gia y tế, hãy cân nhắc trước khi đọc)

 

Nguyên tắc số 1: Kiên trì điều trị đúng và đủ liệu trình

 

Phác đồ điều trị bệnh mạn tính khác biệt hoàn toàn với bệnh cấp tính. Với bệnh cấp tính khi hết triệu chứng thì bệnh đã khỏi hoàn toàn nhưng với bệnh mạn tính như hen phế quản (hen suyễn) thì khi hết triệu chứng (khó thở, khò khè, ho đờm...) thì không có nghĩa là hết bệnh bởi khi các triệu chứng không xuất hiện thì đường thở vẫn bị viêm, tình trạng viêm đường thở sẽ tiếp tục kéo dài và nặng lên theo thời gian, đến khi gặp các tác nhân gây kích ứng (khói bụi, thay đổi thời tiết, vận động mạnh....) sẽ làm tình trạng viêm nặng lên gây tắc nghẽn đường thở và “biểu hiện ra bên ngoài” thành các triệu chứng (cơn hen).

 

Điều trị hen là cần kết hợp điều trị triệu chứng (cắt cơn hen) và điều trị dự phòng (giảm tình trạng viêm vốn có của đường thở). Điều trị dự phòng đòi hỏi người bệnh cần kiên trì và tuân thủ đúng liệu trình điều trị, đúng cách dùng.

 

Đúng liệu trình điều trị là tuân thủ thời gian điều trị như với Thuốc hen thảo dược là cần điều trị đủ 8 – 10 tuần/liệu trình, với mỗi mức độ bệnh khác nhau thì điều trị số liệu trình khác nhau. (Tham khảo thêm liệu trình điều trị thuốc hen thảo dược theo bậc hen tại đây).

 

Đúng hướng dẫn sử dụng về cách dùng là phải dùng đúng liều lượng thuốc cho 1 lần uống và đúng số lần uống trong 24h; Đúng thời gian là phải dùng đúng thời gian mà bác sĩ hướng dẫn (uống trước, uống trong hay uống sau bữa ăn)

 

Việc uống thuốc không đúng liều như: Dùng sai liều lượng thuốc (ml/viên) /ngày hoặc dùng sai số hộp được quy định trong 1 liệu trình đều sẽ dẫn đến những hậu quả không tốt như bệnh không dứt, tạo cơ hội cho những biến chứng nguy hiểm của bệnh phát triển.

 

thuốc dự phòng hen phế quản ph

 

Nguyên tắc số 2: Phối hợp giữa thuốc hen thảo dược  – Cao lỏng và Thuốc hen thảo dược  – Viên hoàn

 

Thuốc hen thảo dược Cao lỏng và thuốc hen thảo dược – Viên hoàn khác nhau chủ yếu ở dạng bào chế. Thuốc hen thảo dược  – Viên hoàn không chứa đường nên thường được khuyên dùng cho đối tượng người tiểu đường. Tuy nhiên cùng với xu thế phát triển của xã hội, người bệnh luôn mong muốn dùng các sản phẩm tiện dùng, tiện mang theo nên thuốc hen dạng viên hoàn ngày càng được ưu ái.

 

Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên dùng một liệu trình “tấn công” bằng thuốc hen thảo dược – Cao lỏng. Sau đó duy trì điều trị dự phòng bằng thuốc hen thảo dược dạng viên hoàn để ngăn ngừa cơn hen tái phát hiệu quả.

 

Thay vì phải điều trị liên tục từ năm này sang năm khác như thuốc dự phòng Tây y, thuốc hen thảo dược sẽ giúp dự phòng hen phế quản hiệu quả khi phối hợp điều trị tốt bằng thuốc hen thảo dược  – Cao lỏng và thuốc hen thảo dược viên hoàn theo các đợt điều trị cách nhau 7 ngày.

 

Nguyên tắc số 3: Định kỳ điều trị dự phòng

 

Theo quan niệm của Y học cổ truyền, hen phế quản (hen suyễn) không chỉ là vấn đề của đường hô hấp mà còn là vấn đề của toàn thân.

 

Y học cổ truyền cho rằng cơ thể con người là một chỉnh thể thống nhất. Giữa các bộ phận (Tạng – Phủ) luôn tác động qua lại và cân bằng với nhau giúp cơ thể hoạt động và khỏe mạnh. Khi Tạng – Phủ suy yếu hoặc không cân bằng là nguyên nhân sinh bệnh, trong đó có hen phế quản. Cụ thể với hen phế quản thì căn nguyên sinh bệnh là do:

 

  • Tạng Phế: Phế có công năng chủ xuất nhập khí, phế rối loại làm khí xuất nhập rối loạn gây nên khó thở.
  • Tạng Tỳ: Có chức năng vận hóa, chuyển biến thức ăn. Khi lo nghĩ quá nhiều làm rối loạn công năng của Tỳ. Chức năng chuyển hóa của Tỳ rối loạn sẽ sinh đờm. Đờm dừng lại ở Phế sẽ gây tắc nghẽn khó thở.
  • Tạng Thận: Chủ nạp khí. Thận không nạp khí nên khí ngược lên gây khó thở.

 

Đề điều trị hen phế quản tận gốc cần phục hồi – nâng cao công năng của Tạng – Phủ, giúp hạn chế tái phát, giảm cường độ bệnh, cơn hen nhẹ đi, thưa dần và tiến đến không tái phát.

 

Tuy nhiên để phục hồi – nâng cao công năng Tạng Phủ của người bệnh thì đòi hỏi mất nhiều thời gian. Chưa kể khi công năng Tạng – Phủ đã được hồi phục thì vẫn có thể bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài (ngoại cảm); các yếu tố tinh thần (nội thương) tác động làm cho suy yếu.

 

Đó cũng chính là lý do tại sao những người mắc bệnh mạn tính thường phải có chế độ luyện tập, sinh hoạt phù hợp, giữ cho trạng thái tinh thần luôn vui vẻ thoải mái và duy trì dùng thuốc giúp nâng cao công năng tạng phủ, phòng ngừa những tác động bất lợi bên ngoài lên cơ thể.

 

Riêng với hen phế quản – căn bệnh chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các yếu tố bên ngoài ( phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa) thì việc dùng thuốc phòng bệnh là hết sức cần thiết. Thông thường, trước khi giao mùa, hoặc cứ sau 3-6 tháng người bệnh nên chủ động điều trị nhắc lại để nâng cao chính khí, ngăn ngừa sự tác động bất lợi của các yếu tố bên ngoài.  

 


thuốc hen thảo dược

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát