Triệu chứng ho, đờm, khó thở là triệu chứng hô hấp thường gặp do nhiều nguyên nhân gây ra. Đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, các triệu chứng hô hấp như đờm ho, khó thở đôi khi chỉ là cảnh báo của các bệnh lý thông thường, không nên quá lo lắng. Những lưu ý sau của các chuyên gia hô hâp có thể giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng ho đờm, khó thở này.
Ho, đờm, khó thở có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nào?
Một số bệnh lý sau có thể gây ra các triệu chứng ho, khó thở:
Viêm phổi
Viêm phổi là tình trạng bệnh gây ra bởi sự nhiễm khuẩn ở nhu mô phổi do virus, vi khuẩn,.... Các tác nhân này khi xâm nhập và tấn công nhu mô phổi sẽ khiến nơi đây chịu tổn thương từ đó sinh ra triệu chứng tức ngực, ho, ho có đờm, khó thở,...
Các cơn ho do bệnh lý viêm phổi thường là ho có tính chất dai dẳng không dứt.
Viêm phế quản
Viêm phế quản là tình trạng bệnh lý diễn tiến do các tác nhân gây hại xâm nhập vào đường thở làm cho ống phế quản bị sưng và viêm. Viêm phế quản dễ gặp khi thời tiết thay đổi, phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Người mắc viêm phế quản thường gặp các triệu chứng: ho có đờm, sổ mũi, tức ngực, khó thở, thở khò khè,...
Tràn dịch màng phổi
Trong màng phổi thường có chất lỏng làm nhiệm vụ bôi trơn màng phổi và giúp cho các hoạt động của phổi trở nên dễ dàng hơn. Khi chất lỏng này vượt mức bình thường cũng chính là xảy ra tình trạng tràn dịch màng phổi. Tràn dịch màng phổi gây ra các triệu chứng tức ngực, ho, khó thở. Bệnh càng nghiêm trọng thì các cơn ho, khó thở càng trở nên trầm trọng và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khi không được điều trị kịp thời.
Hen phế quản
Hen phế quản khiến người bệnh thường xuyên khó thở kèm theo tiếng rít, ho có đờm, mệt mỏi,... Những triệu chứng này thường diễn tiến nặng hơn khi thời tiết thay đổi. Trẻ em mắc hen phế quản thường bị khò khè, ho nhiều về đêm. Hen phế quản diễn tiến bởi tương tác giữa yếu tố môi trường và cơ địa, thường gặp ở người bệnh có tiền sử dị ứng.
Phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD
Ở những người đã có tiền sử hút thuốc lá hoặc đang hút thuốc lá, tình trạng ho, đờm có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh lý này gây ra tình trạng ho đờm nhiều, đặc biệt vào buổi sáng, khó thở, thở khò khè và tức ngực khi vận động mạnh, leo cầu thang...
Khi nào ho, đờm, khó thở là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm?
Ho, đờm, khó thở là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Vì thế, những triệu chứng ho đờm, khó thở này có nguy hiểm hay không, nguy hiểm mức độ nào hoàn toàn phụ thuộc vào căn nguyên gây ra, biện pháp và thời điểm xử trí, điều trị bệnh. Có những bệnh lý ở mức nhẹ nhưng cũng có không ít bệnh lý có thể gây nguy hại cho tính mạng bất kỳ thời điểm nào. Đặc biệt, với trẻ nhỏ, càng để tình trạng ấy kéo dài càng làm sức khỏe suy giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài. Vì vậy nếu các triệu chứng kéo dài và có xu hướng tăng nặng theo thời gian, hãy đi khám sớm. Nên chủ động điều chỉnh chế độ sinh hoạt, tập luyện phù hợp để cải thiện các triệu chứng.
Làm cách nào để cải thiện tình trạng ho, khó thở?
Nên chủ động thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa để tìm ra lý do khiến khiến các triệu chứng ho đờm, khó thở kéo dài. Khi đã đến cơ sở y tế thăm khám, tùy theo triệu chứng và tiền sử bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh tiến hành những kiểm tra làm cơ sở cho việc chẩn đoán chính xác. Dựa trên kết quả thăm khám này, bác sĩ sẽ cân nhắc phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Nếu người bệnh xuất hiện thêm các triệu chứng như sốt, đau họng và thuộc vùng nguy cơ cao có thể lây nhiễm dịch bệnh thì cần thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế:
Khi dịch bệnh diễn biến phức tạp thì nếu bị ho, sốt, khó thở, đau họng thì cần làm theo hướng dẫn của Bộ Y tế
Ngoài ra một số lưu ý sau có thể giúp cải thiện các triệu chứng ho, đờm khó thở, người bệnh có thể tham khảo:
- Uống đủ nước mỗi ngày
Mỗi ngày cần uống tối thiểu 2 lít nước. Nước cũng sẽ giúp dịch đờm được làm loãng mà dễ dàng thông qua đường miệng hoặc mũi để thoát ra ngoài. Cải thiện triệu chứng ho đờm.
- Vệ sinh mũi, họng sạch sẽ hàng ngày
Đảm bảo vệ sinh họng, mũi sạch sẽ mỗi ngày bằng nước muối sinh lý cũng sẽ ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây viêm đường hô hấp. Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh như hiện nay, các chuyên gia y tế khuyên người bệnh mỗi ngày 3 lần, sau khi ăn nên dùng nước muối sinh lý để súc miệng; nhỏ mũi sáng - trưa - tối để hỗ trợ cải thiện tình trạng ho, đờm do viêm đường hô hấp.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp tăng cường sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh. Khi bị ho đờm, khó thở cần chú ý tránh ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng vì chúng làm tăng tiết dịch ở khoang miệng, khiến cho tình trạng ho đờm trở nên trầm trọng hơn. Thêm vào đó, nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, khoáng chất như cam, bưởi, mật ong, tỏi,... để cải thiện hệ miễn dịch.
Ngoài ra, trong thời gian bị ho, khó thở, người bệnh cần lưu ý:
- Chế độ sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi điều độ, không làm việc quá sức, không thức khuya.
- Tránh hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích.
- Không ăn đồ ăn cay nóng bởi đồ cay nóng có thể làm cơn ho trở nên nghiêm trọng hơn.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái và vui vẻ.
- Tập luyện thể thao đều đặn, vừa với sức của mình để vừa tăng cường sức khỏe vừa không làm các cơn khó thở trầm trọng hơn.
Ho, đờm, khó thở không phải lúc nào cũng là triệu chứng nguy hiểm nhưng điều này không có nghĩa là có thể chủ quan. Những cơn ho, khó thở kéo dài sẽ khiến cho người bệnh gặp không ít bất tiện trong cuộc sống hàng ngày, gặp phải tâm lý khó chịu và mệt mỏi. Nặng hơn, khi xuất phát từ bệnh lý nguy hiểm không được điều trị thì sẽ khiến sức khỏe đi xuống.
Vậy nên, nếu đang gặp phải các triệu chứng khó chịu này hãy liên hệ tổng đài 1800 5454 35 để nhận được những tư vấn hữu ích từ chuyên viên y tế của chúng tôi.
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn