Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Hen phế quản và trào ngược dạ dày thực quản, những điều cần biết


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Dễ nhầm lẫn trong chẩn đoán
  2. Nguy cơ mắc hen phế quản khi bị trào ngược dạ dày thực quản và ngược lại
  3. Triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản
  4. Triệu chứng khi mắc đồng thời trào ngược dạ dày thực quản và hen phế quản/hen suyễn
  5. Lời khuyên cho bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản

Hen phế quản/hen suyễn và trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là hai bệnh lý dễ bị chẩn đoán nhầm và hai bệnh đồng mắc dễ gặp. Vậy hen phế quản và trào ngược dạ dày thực quản có liên quan ra sao? Cùng tìm hiểu một số thông tin quan trọng trong bài viết sau.

 

Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý về đường tiêu hóa, hen phế quản/hen suyễn là bệnh mạn tính ở đường hô hấp. Hai bệnh này có liên hệ mật thiết, những người mắc trào ngược dạ dày thực quản lâu ngày có thể dẫn tới hen phế quản và ở những bệnh nhân đã mắc hen phế quản nếu mắc trào ngược dạ dày thực quản có thể khiến tình trạng bệnh hen khó kiểm soát hơn.

 

Dễ nhầm lẫn trong chẩn đoán

 

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng axit dịch vị trào ngược trở lại thực quản. Tình trạng này kéo dài có thể làm tổn thương lớp niêm mạc ở cổ họng và đường hô hấp, gây ho và khó thở dai dẳng. Khi acid tràn vào các ống dẫn khí và phổi, nó có thể gây sưng đường dẫn khí, phổi trở nên nhạy cảm hơn với các dị nguyên như bụi, phấn hoa...làm cho tình trạng ho, khó thở càng trở nên trầm trọng, việc nuốt các thức ăn rắn trở nên khó khăn hơn.

 

Bên cạnh đó, trào ngược dạ dày thực quản có thể kích hoạt các phản xạ thần kinh tự vệ. Phản xạ này khiến đường hô hấp co thắt lại để ngăn chặn không cho axit dạ dày tràn vào phổi, dẫn đến những triệu chứng tương tự như ở bệnh lý hen phế quản.

 

Các triệu chứng ho, khó thở xuất hiện thường xuyên do trào ngược dạ dày thực quản khiến người bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm là hen phế quản.

 

trào ngược dạ dày thực quản

 

Nguy cơ mắc hen phế quản khi bị trào ngược dạ dày thực quản và ngược lại

 

Trào ngược dạ dày thực quản kéo dài cũng có thể khiến đường thở bị tổn thương dẫn tới tình trạng viêm mạn tính đường thở, tiến triển tới hen phế quản thực sự. Theo các số liệu nghiên cứu khoảng hơn 3/4 bệnh nhân hen phế quản cũng đồng thời mắc trào ngược dạ dày thực quản.  Những người mắc hen phế quản có nguy cơ mắc trào ngược dạ dày thực quản cao gấp hai lần những người không bị hen.

 

Những bệnh nhân bị hen phế quản nặng mạn tính kháng với liệu pháp điều trị là những đối tượng có nguy cơ mắc trào ngược dạ dày thực quản cao nhất.

 

Những bệnh nhân mắc hen phế quản kèm theo trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược dạ dày thực quản có thể làm nặng thêm các triệu chứng hen. Ở chiều ngược lại, hen phế quản có thể tác động tiêu cực đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Những thay đổi về áp lực bên trong khoang ngực và bụng khi cơn hen bộc phát có thể làm cho tình trạng trào ngược dạ dày thực quản nặng thêm. Nguyên nhân do khi phổi bị sưng viêm và áp lực bên trong dạ dày tăng lên sẽ khiến các cơ đóng vai trò ngăn chặn axit trở nên mềm yếu, tạo điều kiện cho axit dạ dày trào ngược vào trong thực quản.

 

Triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản

 

Ợ nóng là triệu chứng chính của bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người trưởng thành. Tuy nhiên, một số người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản đôi khi không có triệu chứng này. Thay vào đó, họ lại có các triệu chứng tương như tự như các triệu chứng của bệnh hen phế quản/hen suyễn, điển hình là ho, khó thở, khó nuốt.

 

Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em thường không rõ ràng, đặc biệt nếu trẻ còn quá nhỏ. Các bậc phụ huynh có thể lưu ý một số điểm sau, nếu con xuất hiện các dấu hiệu này thì có thể cho trẻ đi khám để được chẩn đoán chính xác con có mắc trào ngược dạ dày thực quản hay không:

  • Hay quấy khóc
  • Thường cong lưng (đặc biệt là sau khi ăn)
  • Chán ăn
  • Tăng trưởng kém (về cả cân nặng và chiều cao)
  • Ợ liên tục
  • Buồn nôn
  • Ho và khó thở

 

Triệu chứng khi mắc đồng thời trào ngược dạ dày thực quản và hen phế quản/hen suyễn

 

Ở bệnh nhân hen, nếu xuất hiện các triệu chứng này thì có thể cân nhắc chẩn đoán đã bị trào ngược dạ dày thực quản:  

 

  • Triệu chứng hen phế quản trở nên trầm trọng sau khi ăn no hay tập thể dục
  • Triệu chứng hen phế quản xảy ra khi uống rượu bia
  • Triệu chứng hen phế quản thường xảy ra vào buổi tối hoặc khi đi ngủ
  • Thuốc điều trị hen phế quản không phát huy hiệu quả đầy đủ.

 

Nếu bạn mắc đồng thời bệnh hen phế quản và trào ngược dạ dày thực quản thì các bác sĩ sẽ tập trung điều trị bệnh trào ngược dạ dày bởi nếu bệnh này được cải thiện thì các triệu chứng hen phế quản cũng sẽ được kiểm soát tốt hơn.

 

5 biến chứng khó lường của trào ngược dạ dày

 

Lời khuyên cho bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản

 

Bên cạnh việc dùng thuốc thì bạn cũng có thể thực hiện những biện pháp sau để làm dịu các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản:

 

  • Kê gối ngủ cao từ 15 đến 20 cm
  • Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ, tránh ăn trước giờ đi ngủ.
  • Nhận biết các yếu tố kích thích gây khởi phát các triệu chứng của GERD để tránh. Ví dị như nếu nước sốt cà chua là nguyên nhân khiến bạn bị trào ngược acid, hãy tránh ăn những thức ăn có chứa sốt cà chua.
  • Tránh xa những thực phẩm giàu chất béo và axit
  • Bỏ hút thuốc lá
  • Mặc quần áo rộng rãi, tránh đeo thắt lưng và mặc đồ quá chật gây áp lực lên phần bụng.

 

Trường hợp bạn vừa mắc chứng trào ngược acid kết hợp với hen phế quản, hãy tiếp tục điều trị bằng các thuốc trị hen đã được kê kèm theo các thuốc điều trị trào ngược dạ dày – thực quản, đồng thời hạn chế tối đa tiếp xúc với những tác nhân gây khởi phát cơn hen và chứng trào ngược acid.

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát