Hen là một trong những bệnh mạn tính phổ biến trên thế giới và ở nước ta, có xu hướng ngày càng tăng, tỷ lệ tử vong còn cao. Tổ chức y tế thế giới ước tính hiện có khoảng 300 triệu người mắc bệnh hen trên phạm vi toàn cầu và đến năm 2025 con số này sẽ tăng lên 400 triệu. Tỷ lệ mắc hen tăng nhanh chóng ở nhiều nước từ 1980, trung bình 10 - 12% trẻ dưới 15 tuổi, 6 - 8% người lớn. Việt Nam chưa có số liệu điều tra toàn quốc, ước tính hiện nay khoảng 5%.
Hen phế quản (hen suyễn) và những số liệu đáng báo động
2/3 bệnh nhân hen chưa từng được hướng dẫn điều trị. Đây là kết quả một điều tra mới đây của Hội Hen, Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng. Điều tra cho thấy, bệnh hen ở cộng đồng chưa được kiểm soát đúng mức. Gần một nửa số người bệnh chưa từng xét nghiệm chức năng phổi. Một số số liệu dưới đây sẽ khiến nhiều người cần có cái nhìn khác với bệnh lý hen phế quản:
- 11% trẻ dưới 15 tuổi mắc hen.
- 30% bệnh nhân phải cấp cứu ít nhất 1 lần trong 1 năm.
- 31% bệnh nhân nghỉ làm, nghỉ học trung bình 35-40 ngày/năm.
Ngày 28/4, tại hội thảo hưởng ứng ngày Toàn cầu phòng chống hen (6/5), giáo sư Nguyễn Năng An, Chủ tịch Hội Hen, Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng cho biết, 10 năm gần đây, độ lưu hành của bệnh này trên thế giới tăng 100% mỗi năm, đặc biệt là ở châu Á - Thái Bình Dương.
Tại Việt Nam, theo thống kê, có 5% dân số mắc bệnh , nhưng con số thực tế có thể cao hơn nhiều. Tỷ lệ tử vong do hen chỉ đừng sau ung thư mà thôi. Các chuyên gia trong nước và nước ngoài nhận định, trong thập kỷ tới, Việt Nam có thể phải đối đầu với 2 đại dịch: HIV/AIDS và hen.
Nguyên nhân chủ yếu khiến hen gia tăng là việc kiểm soát bệnh trong cộng đồng còn quá yếu kém; nhận thức của người dân về bệnh cũng còn thấp. Số người mắc hen nhưng giấu bệnh, không điều trị chiếm tỷ lệ lớn (điều tra cho thấy chỉ 6% người mắc hen tự nhận là có bệnh). Hiện vẫn tồn tại 2 quan điểm sai lầm: bệnh hen không có gì nguy hiểm hoặc không thể chữa được.
Vài điều về bệnh hen phế quản
- Nguyên nhân: ô nhiễm môi trường, sử dụng bừa bãi thuốc và hóa chất, stress, khí hậu nóng ẩm.
- Tác hại: Làm sức khỏe giảm sút, mất ngủ, suy nhược thần kinh, giảm khả năng lao động và chất lượng cuộc sống. Trường hợp nặng có thể gây đột tử.
- Cần báo ngay cho bác sĩ khi: ho, khò khè, tức ngực hơn 1 lần/tuần; thức giấc về đêm vì khó thở, trong tuần có nhiều cơn hen, phải dùng thuốc cắt cơn hằng ngày.
- Đến ngay bệnh viện khi: thuốc cắt cơn hen không có tác dụng, nói năng và đi lại khó nhọc, tím tái ở môi, móng tay và đầu ngón tay, nhịp tim hơn 110 lần/phút. Với trẻ em: cánh mũi phập phồng, co kéo da và cơ xung quanh sườn khi thở.
Giáo sư An cho biết, mặc dù hen không phải là bệnh nan y nhưng hiện vẫn có nhiều trường hợp điều trị thất bại hoặc tử vong, chủ yếu do tâm lý coi thường và điều trị không đúng cách. Hen là chứng viêm mạn tính niêm mạc phế quản, gây suy hô hấp, khó thở, khò khè, ho...
Để điều trị, bệnh nhân cần dùng thuốc giãn phế quản (khi có cơn) và thường xuyên dùng thuốc dự phòng để chống viêm (corticoide). Tuy nhiên, không ít bệnh nhân do thấy dễ chịu khi dùng thuốc cắt cơn đã không dùng corticoide nữa. Do gốc bệnh không được điều trị nên tình trạng viêm ngày càng trầm trọng. Nhiều bệnh nhân không dùng corticoide thường xuyên do quên, ngại hoặc do sợ bị lệ thuộc thuốc.
Bên cạnh thuốc tân dược, thuốc đông y cũng đang là một lựa chọn quan trọng để chữa hen và ngăn ngừa hen.
Đông y vốn có hệ thống lý luận riêng từ hàng nghìn năm dựa trên học thuyết Âm dương và Tạng Phủ. Đông Y cho rằng cơ thể con người là một chỉnh thể thống nhất. Giữa các bộ phận (tức Tạng – Phủ) luôn tác động qua lại và cân bằng với nhau giúp cơ thể hoạt động và khỏe mạnh. Khi Tạng – Phủ suy yếu hoặc không cân bằng là nguyên nhân sinh nhiều bệnh thông thường và mãn tính khác nhau, trong đó có hen phế quản.
Hen Phế Quản theo đông y thuộc chứng Háo Suyễn - Háo Rỗng, tức là khí không được liễm nạp về thận, tỳ dương hư yếu thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm. Trong cổ họng phát ra tiếng gọi là háo (hen) thở hít gấp gáp, khí đưa lên nhiều mà đưa xuống ít gọi là (suyễn).
Nguyên nhân gây bệnh hen do ngoại cảm phải ngoại tà bên ngoài, ăn uống tình chí thất thường, làm việc quá sức. Về tạng phủ, hen phế Quản liên quan trực tiếp tới 3 Tạng Tỳ - Phế - Thận, do 3 tạng này suy yếu và không được điều hòa gây nên, cụ thể:
- Tạng Phế: Phế có công năng chủ xuất nhập khí. Phế rối loạn làm khí xuất nhập rối loạn gây nên khó thở. Cho nên trong bệnh hen phế quản, triệu chứng điển hình dễ thấy là cơn khó thở, khó thở ra, khó thở có chu kỳ, cơn khó thở bùng phát khi gặp các yếu tố kích thích như gió, ẩm, lạnh, bụi, mùi lạ, căng thẳng, mệt nhọc...
- Tạng Tỳ: Có chức năng vận hóa, chuyển biến hóa thức ăn. Khi lo nghĩ quá nhiều làm rối loạn công năng của tỳ. Chức năng chuyển hóa thức ăn của Tỳ rối loạn sẽ sinh đờm. Đờm dừng ở phế sẽ làm tắc nghẽn gây khó thở.
- Tạng Thận: Chủ nạp khí. Công năng thận rối loạn cơ thể yếu từ lúc mới sinh (gọi là tiên thiên bất túc). Thận không nạp khí nên khí ngược lên gây khó thở
Mục đích của điều trị thuốc Đông y là điều trị toàn diện và mang tính tổng thể cao, đem lại sự cân bằng cho toàn thân, tăng sức đề kháng của cơ thể, đồng thời quan tâm đến bài trừ nguyên nhân bệnh, vì thế hen phế quản mới khỏi dứt điểm được.
Thuốc Đông y thường có tác dụng tán hàn, giáng khí, tiêu đờm, trừ thấp, bổ hư. Thuốc nâng cao chức năng các Tạng Tỳ - Phế - Thận bị suy yếu và điều hòa hoạt động giữa các Tạng.
Trong điều trị bệnh hen phế quản bằng thuốc Đông y không chỉ là làm giảm triệu chứng, đó còn là kết quả quá trình cân bằng giữa các tạng phủ, nâng cao sức đề kháng, phòng chống tái phát.
Một số bài thuốc đông y cổ phương hiện nay có hiệu quả cao trong điều trị hen là: “Nhị trần thang hợp tam tử thang gia giảm”, “Tiểu thanh long gia giảm”, “Tiền hồ thang gia vị”…
Thuốc hen P/H là thuốc điều trị dự phòng đã được Bộ Y tế cấp phép, không phải thực phẩm chức năng
Ưu điểm của thuốc hen đông y
Thứ nhất, Thuốc đông y tập trung vào gốc sinh bệnh thông qua việc điều hòa toàn thân, cân bằng tạng phủ. Từ đó, Sức đề kháng tăng, sức khỏe được cải thiện. Các triệu chứng tại phế quản giảm rõ rệt, hết viêm, đờm không sinh và được tiêu trừ, ho giảm. Cơn hen kịch phát giảm dần, cơn hen nhẹ và bớt nguy hiểm hơn trước, tiến tới không còn lên cơn và tái phát.
Thứ hai, Thuốc Đông y tin cậy và hiệu quả cao trong điều trị. Các bài thuốc được sử dụng trong điều trị hen mãn tính hiện nay đều có “tuổi đời” cao, được sử dụng lặp đi lặp lại hàng trăm năm. Trong quá trình đúc kết kinh nghiệm điều trị, chỉ những vị thuốc, bài thuốc cho tác dụng chữa bệnh thực sự mới tồn tại và được sử dụng.
Thứ ba, Thuốc đông y an toàn. Phần lớn vị thuốc trong các bài thuốc điều trị bệnh mãn tính nói chung và hen phế quản, có tác dụng điều hòa Tạng phủ. Trong điều trị, ít khi tích lũy, gây độc hại với cơ thể. Sử dụng các bài thuốc đông y trong điều trị hen mãn tính cũng không dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, bệnh cải thiện dần dần, không có xu hướng nặng lên, vốn là ưu điểm nổi bật mà các thuốc tân dược hiện đại không có được.
Các bạn cần tư vấn về thuốc hen đông y P/H xin vui lòng gọi tổng đài để được tư vấn và đặt mua. Số điện thoại tổng đài tư vấn bệnh hen của Đông dược Phúc Hưng: 1800 5454 35
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn
Là bộ đội nghỉ hưu, bị bệnh hen hơn 20 năm nay rồi, tôi dùng nhiều thuốc mà không khỏi.
Tình cờ biết sản phẩm thuốc hen thảo dược, tôi mua về dùng thử. Uống đến khoảng gần 2 tháng, tôi thấy bệnh hen đã được cải thiện nhiều phần.
Từ một người bị bệnh hen, không còn sức lực, sợ thời tiết thay đổi, sợ ra ngoài đường, giờ đây đã năm rồi cơn hen không còn tái phát, sức khỏe tôi rất tốt từ hơn 40kg giờ đã 63kg, đi lại và thể dục nhẹ nhàng, nhất là khi thay đổi thời tiết tôi không còn lo nữa.
1. Nếu bạn là Cán bộ Y tế:
Đây là những nội dung tóm tắt hướng dẫn sử dụng thuốc. Vui lòng xem tờ hướng dẫn sử dụng để có đầy đủ thông tin.
2. Nếu bạn là Người sử dụng thuốc:
Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn để được hướng dẫn sử dụng thuốc.