Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3
Xử trí cơn hen & Kiểm soát bệnh hen

101 CÂU HỎI VỀ BỆNH HEN PHẾ QUẢN (HEN SUYỄN) - PHẦN 4


Câu hỏi 57: “Cháu sắp cưới chồng nhưng chồng tương lai của cháu bị hen từ nhỏ, cháu rất lo lắng, không biết bệnh hen có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng gì đến chuyện sinh con không ạ? Xin Bs tư vấn giúp cháu?”

Tôi xin trả lời cháu như sau:

- Nếu bệnh Hen mà không chữa thì rất nguy hiểm, có thể đe doạ tính mạng, ảnh hưởng đến lao động học tập & hạnh phúc gia đình.

- Nếu bệnh Hen chữa đúng cách, thì cơn Hen giảm dần & lâu ngày không tái phát nữa.

 

Câu hỏi 58: Xin bác sỹ giải thích rõ hơn về hai khái niệm điều trị dự phòng và điều trị cắt cơn? Tại sao trong phác đồ điều trị hen trên thế giới đều cần kết hợp điều trị dự phòng và điều trị cắt cơn?

BS: Hen là bệnh viêm mạn tính đường thở làm đường thở hẹp lại gây tắc nghẽn, trên nền viêm này cơ trơn đường thở có thể co thắt hơn nữa làm đường thở càng hẹp hơn. Tình trạng tắc nghẽn đường thở thể hiện ra bên ngoài bằng các triệu chứng ho, khó thở, khò khè, nặng ngực. Tùy theo tình trạng tắc nghẽn đường thở nhiều hay ít và triệu chứng bên ngoài có thể rõ ràng mạnh mẽ hoặc mơ hồ thậm chí là không triệu chứng.

Điều trị hen dự phòng nghĩa là điều trị thuốc kháng viêm tác động trực tiếp vào nền viêm đường thở, giải quyết tình trạng tắc nghẽn đường thở một cách lâu dài, bền vững. Một khi đường thở bớt viêm thì hiện tượng co thắt đường thở gây hẹp đường thở giảm đi vì thế triệu chứng hen và cơn hen cũng giảm đi.

Ngược lại, điều trị cắt cơn hen là điều trị thuốc giãn phế quản giúp cơ trơn đường thở giãn ra cấp thời giúp đường thở bớt tắc nghẽn. Như vậy điều trị dự phòng là căn bản lâu dài, còn điều trị cắt cơn là trước mắt cấp thời. Cả hai biện pháp này luôn phải được phối hợp với nhau trong các phác đồ điều trị hen trên thế giới.


Câu hỏi 59: Thực tế cho thấy, có tới 60%, tương đương hơn 2 triệu bệnh nhân hen phế quản hiện chưa được điều trị dự phòng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ điều trị dự phòng thấp như vậy, thưa Bs?

BS: Nguyên nhân sâu xa quan trọng nhất là thiếu nhận thức đúng đắn về bản chất của bệnh hen và cư xử với bệnh hen như là đối với các bệnh cấp tính khác ví dụ viêm phổi, viêm phế quản. Đối với những bệnh cấp tính, một khi hết triệu chứng thì bệnh đã khỏi, và như thế không cần điều trị nữa. Đối với bệnh mạn tính ví dụ bệnh hen, hết triệu chứng không có nghĩa là hết bệnh mà nền viêm đường thở bên dưới vẫn tiếp tục kéo dài ngày một nặng hơn, cho đến một khi viêm đủ nhiều kèm thêm các yếu tố thúc đầy làm tắc nghẽn đường thở đủ sẽ xuất hiện triệu chứng. Bác sỹ có vai trò rất lớn trong vấn đề giáo dục cho người bệnh hiểu rõ về đặc tính của bệnh và nhu cầu cần phải điều trị dự phòng hen lâu dài.


Câu hỏi 60: “Ba tôi bị hen phế quản đã hơn 10 năm nay. Ngày xưa bệnh còn nhẹ, ba bốn năm gần đây bệnh ngày một nặng lên. Mỗi lần khó thở ba tôi dùng rất nhiều thuốc sabultamon, có khi đến 9 – 10 viên. Xịt liên tục. Đọc báo tôi được biết, thuốc ba tôi vẫn thường dùng chỉ là điều trị cắt cơn, cần điều trị dự phòng nữa. Vậy xin bác sỹ cho biết, điều trị dự phòng thường kéo dài bao lâu ạ?

BS: Xin trả lời của bạn như sau: Thời gian điều trị dự phòng hen thay đổi tùy từng người đặc biệt là tùy vào tình trạng viêm đường thở nặng hay nhẹ và cả đáp ứng của từng người với điều trị nữa. Nhìn chung thời gian điều trị dự phòng phải tính bằng hàng tháng hay hàng năm chứ không thể tính hàng ngày hay hàng tuần. Có người phải điều trị dự phòng cả đời, tuy nhiên cũng có một số người thời gian điều trị dự phòng chỉ vài tháng và sau đó không cần điều trị dự phòng mà cũng không có triệu chứng.

 

Câu hỏi 61: Các bài thuốc điều trị hen phế quản trong Đông y có khả năng điều trị cắt cơn hen cấp tính hay không thưa bác sỹ?

-              Thuốc Đông y chủ yếu đều là điều trị dự phòng, điều trị cắt cơn không mạnh như thuốc tây y.

-              Chính vì điều trị dự phòng nên sẽ phải dùng lâu dài, đặc biệt với người cao tuổi, mắc hen mãn tính.

-              Việc sắc thuốc thang dài ngày rất bất tiện, chưa kể nỗi lo về nguồn dược liệu, có an toàn hay không, có rõ nguồn gốc xuất xứ hay không.

-              Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc thảo dược được bào chế sẵn, dạng cao lỏng hay viên hoàn, đã được Bộ Y Tế cho phép lưu hành. Trong đó có chế phẩm đóng chai dạng cao lỏng bào chế theo bài thuốc “Tiểu thanh long thang” gia giảm được nhiều bệnh nhân sử dụng có hiệu quả tốt.

 

Câu hỏi 62: Điều trị dự phòng Đông y có ưu điểm nổi bật nào so với Tây y? Cụ thể là với thuốc hen thảo dược bào chế theo bài thuốc “Tiểu thanh long thang” gia giảm mà bác sỹ vừa nhắc tới?

Thuốc hen thảo dược có 03 ưu điểm trong điều trị dự phòng:

1. Thời gian điều trị ngắn:

So với Tây y thì thời gian điều trị dự phòng bằng thuốc hen thảo dược ngắn hơn khá nhiều. Thời gian điều trị của thuốc hen thảo dược bào chế theo bài thuốc “tiểu thanh long thang gia giảm” chỉ kéo dài một đợt từ 8 – 10 tuần với thể bệnh nhẹ, 2 – 3 đợt với thể bệnh nặng.

2. Kết quả điều trị được duy trì lâu dài:

Khi đã điều trị dự phòng bằng thuốc Đông y có khả năng ngăn ngừa cơn hen tái phát trong thời gian dài. Có những bệnh nhân sau khi điều trị bằng thuốc hen thảo dược vài năm nay không còn cơn hen xuất hiện, hoặc cơn hen chỉ xuất hiện thoảng qua.

3. An toàn:

Do thành phần hoàn toàn từ dược liệu tự nhiên. Chú ý là chọn đúng thuốc điều trị, đơn vị sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP – WHO & được Bộ Y Tế cho phép lưu hành.

 

Câu hỏi 63: Thưa bác sĩ, gia đình tôi gồm nhiều người bị hen suyễn theo di truyền, vẫn dùng thuốc cắt cơn và dự phòng tây y đều đặn nhưng mỗi khi trở trời đều rất khốn khổ. Bác sĩ cho tôi hỏi: Thuốc hen P/H – thuốc thảo dược cao lỏng 250ml là thuốc điều trị hay thuốc hỗ trợ điều trị? Người lớn và trẻ con dùng chung được không? Khi dùng thuốc hen thảo dược tôi có phải dùng thuốc cắt cơn hen nữa không?

Chào bạn, tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

-              Thuốc hen thảo dược bào chế theo bài thuốc “Tiểu thanh long thang” gia giảm, hiện nay chủ yếu điều trị dự phòng nên bạn và người thân cần kiên trì dùng thuốc đủ đợt, kết hợp thêm thuốc cắt cơn Hen của Tây y.

-              Thuốc điều trị được cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên.

-              Khi sử dụng bạn cũng nên xem kĩ hạn dùng, nơi sản xuất, tránh mua nhầm các loại thực phẩm chức năng hiện đang bán tràn lan trên thị trường.

            

Câu hỏi 64: Thưa Bs, tỷ lệ tử vong do hen hiện nay chỉ đứng sau tử vong do ung thư. Vậy nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ tử vong tăng cao có phải do việc điều trị cắt cơn hen cấp tính chưa hiệu quả?

BS: Hiện tại trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc hen, tử vong do hen hàng năm khoảng 250 nghìn, nghĩa là tỷ lệ tử vong 1 phần 1000. Trái với suy luận cho rằng tử vong do hen là do việc điều trị cắt cơn hen kém hiệu quả. Điều này chỉ đúng đối với các bệnh cấp tính mà thôi. Tử vong do hen tăng cao lại là do điều trị dự phòng hen không tốt và vì thế biện pháp hiệu quả nhất để giảm tử vong do hen không phải là đầu tư vào điều trị cắt cơn hen mà ngược lại phải là đầu tư vào điều trị phòng ngừa hen cho tốt, làm sao cho người bệnh hen không có triệu chứng hen, cơn hen được kiểm soát không vào cơn cấp nữa và lúc đó thì đâu cần phải tập trung điều trị cắt cơn hen.


Câu hỏi 65: Vai trò của gia đình trong việc cắt cơn hen cho bệnh nhân hen tại nhà quan trọng thế nào ạ?

BS: Gia đình cần có kế hoạch giúp đỡ người bệnh nhân hen cắt cơn hen chính xác phù hợp bằng những việc sau đây: (1) nhắc nhở sử dụng thuốc phòng ngừa mỗi ngày; (2) kiểm tra hạn dùng của thuốc cắt cơn hen và để nơi dễ thấy, dễ lấy; (3) ghi rõ số điện thoại liên lạc bác sỹ hoặc cơ sở y tế ở nơi dễ kiếm để dùng đến khi cần.


Câu hỏi 66: “Con tôi năm nay 17 tuổi, cháu bị hen phế quản từ nhỏ. Gia đình tôi có kế hoạch cho cháu đi du học nhưng vô cùng băn khoăn về tình trạng bệnh của cháu khi không có gia đình ở bên, đặc biệt là khi cháu lên các cơn hen cấp tính . Xin nói thêm là mỗi khi lên cơn hen, cháu vô cùng khổ sở. Có thuốc cắt cơn nào hiệu quả, cắt cơn nhanh hơn thuốc ventolin dạng xịt mà tôi thường cho cháu dùng hay không?”

BS: Xin trả lời câu hỏi của bạn: Điều trị hen cần phải hết sức chủ động nghĩa là không đợi có triệu chứng hen mới điều trị, ngược lại phải tích cực điều trị phòng ngừa hen ngay cả khi không có triệu chứng. Nếu làm tốt việc điều trị dự phòng thì không phải lo lắng về các cơn hen cấp tính thường xuyên nữa. Lời khuyên tốt nhất là hãy ngưng ngay việc tìm kiếm một thuốc cắt cơn hen nhanh chóng hiệu quả hơn VENTOLIN nữa mà hãy lên kế hoạch điều trị dự phòng hen. Nếu hen không lên cơn nữa thì còn cần gì phải lo lắng tìm thuốc nào cắt cơn hen nhanh hơn và hiệu quả hơn VENTOLIN nữa.


Câu hỏi 67: Sai lầm thường gặp trong điều trị là gì? Bệnh hen có tự khỏi được không thưa bác sỹ?

Bác sĩ: Một số sai lầm thường gặp trong điều trị hen là (1) không tập trung điều trị dự phòng hen mà cứ chăm chú điều trị cắt cơn hen; (2) tự ý ngưng thuốc điều trị dự phòng hen khi không thấy có triệu chứng hen nữa mà không hỏi ý kiến bác sỹ; (3) nhầm lẫn thuốc dự phòng với thuốc cắt cơn hen; (4) không biết hoặc không thể sử dụng bình xịt đúng cách mà cứ tưởng là đã biết dùng đúng rồi.


Câu hỏi 68: « Do đặc thù công việc nên nhiều khi tôi vẫn phải dùng rượu bia, thuốc lá. Hiện giờ thì tình trạng bệnh của tôi cũng tạm ổn. Tôi boăn khoăn không biết sau này thì thế nào? Xin bác sỹ cho tôi lời khuyên để có chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh tình của tôi”.

Bác sĩ: Hen là bệnh dị ứng, có rất nhiều người sau khi ăn các thức ăn dị ứng bị lên cơn hen, có trường hợp nặng đã tử vong. Tuy nhiên mỗi bệnh nhân hen lại dị ứng với các thức ăn khác nhau. Do vậy lời khuyên chung nhất cho bệnh nhân hen là hay tránh ăn những thức ăn mà bản thân biết đã từng bị dị ứng trước đây, hãy ăn những thức ăn mà mình chưa dị ứng. Đối với những thức ăn lạ mới ăn lần đầu, tốt nhất là chỉ dùng một lượng rất nhỏ để thăm dò. Còn đối với thuốc lá thì cấm tuyệt đối, vì thuốc lá làm cho viêm đường thở trong hen nặng hơn và nguy hiểm hơn nữa là làm cho hiện tượng viêm kháng với thuốc điều trị. Do đó đối với bệnh nhân hen thì tuyệt đối cấm hút thuốc lá. Nếu chưa hút thì không bao giờ thử, nếu đang hút thì phải cai ngay lập tức, nếu đã cai rồi thì không bao giờ hút trở lại.


Câu hỏi 69: Nhiều người cho rằng, bị hen phế quản thì không nên tập thể thao, đúng hay sai thưa bác sỹ?

Bác sĩ: Mặc dù vận động thể lực được xếp vào một trong các yếu tố thúc đẩy vào cơn hen, tập thể dục không bị cấm đối với bệnh nhân hen, ngược lại bệnh nhân hen còn được khuyến khích tập thể dục. Trên thế giới có nhiều nhà vô địch các môn thể thao là bệnh nhân hen. Cần nhớ là lên cơn hen khi vận động thể lực là một dấu hiệu cho thấy hen không được kiểm soát tốt, đồng nghĩa với việc phải điều chỉnh chế độ điều trị kiểm soát hen. Một bệnh nhân hen được điều trị kiểm soát hen, hay dự phòng hen tốt thì có thể tập thể dục tích cực mà vẫn không lên cơn hen. Đối với một số cơ địa đặc biệt chỉ lên cơn hen khi vận động, hãy trao đổi với bác sỹ chuyên khoa hô hấp để có biện pháp điều trị tương ứng ngăn ngừa lên cơn hen khi vận động.

 

Câu hỏi 70: Một số tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc cắt cơn hen là gì ạ?

Thuốc cắt cơn Hen hiện nay thường có hai nhóm gồm:

-              Nhóm thuốc giãn phế quản salbutamol, terbutaline, pirbuterol….: khi dùng thuốc, người bệnh thường gặp các triệu chứng như: run tay chân, chóng mặt, tim đập nhanh…

-              Nhóm thuốc kháng giao cảm ipratropium: đây là nhóm thuốc khi dùng có thể gây khô miệng, nếu thuốc bay vào mắt gây mờ mắt…

 

Do vậy, người bệnh nên thận trọng khi sử dụng, có thể dùng thuốc để cắt cơn hen khẩn cấp nhưng tuyệt đối không nên lạm dụng. Nên dùng theo chỉ định của bác sỹ và tuân thủ phác đồ điều trị.

 

Câu hỏi 71: Còn nhóm thuốc điều trị dự phòng Tây y thì sao thưa bác sỹ?

Thuốc dự phòng Tây y chia làm bốn nhóm: thuốc giãn phế quản tác dụng dài, corticoid kháng viêm, các thuốc kháng viêm khác và thuốc kháng leucotrience.

Thuốc có hai dạng là dạng uống và dạng hít. Khi dùng nhóm thuốc này, người bệnh thường gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, tim đập nhanh, khô miệng, buồn nôn…

Nếu dùng thuốc kéo dài thì có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy, bệnh nhân nên đặc biệt lưu ý và phải hỏi ý kiến bác sỹ trước khi muốn tiếp tục sử dụng.

Câu hỏi 72: Có thể khẳng định thuốc Đông y không có tác dụng phụ không thưa bác sỹ?

- Bệnh nào thuốc đó thì sẽ không gây tác dụng phụ, hoặc tác dụng phụ không đáng kể.

- Ngoài ra, còn tùy thuộc vào bài thuốc và nguồn dược liệu mới có thể khẳng định được tính an toàn. Đặc biệt là nguồn dược bẩn thiếu kiểm soát đang trôi nổi.

- Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không nên quá lo lắng, một số doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược đã đạt được tiêu chuẩn GMP – WHO về nguồn dược liệu sạch để có thể yên tâm sử dụng.

 

Câu hỏi 73: Trong điều trị hen phế quản, tại sao lại cần phải kết hợp điều trị dự phòng bằng thuốc Đông y và thuốc cắt cơn tây y ạ?

Thuốc tân dược có ưu thế trong điều trị cắt cơn Hen, tiện sử dụng. Nhưng nhược điểm lớn của thuốc tân dược là gây ra những hậu quả xấu do việc lạm dụng thuốc giãn phế quản, thuốc chống viêm hay chống dị ứng. Corticoid có tác dụng phụ gây loét dạ dày - tá tràng, loãng và xốp xương, giảm sức đề kháng của cơ thể, nên cơn hen thường tái phát, nếu kiểm soát không tốt, bệnh sẽ có xu hướng nặng lên.

Còn thuốc đông y thường dựa trên kinh nghiệm và bài thuốc dân gian truyền lại, tập trung chủ yếu vào nguyên nhân và giải quyết tận gốc bệnh. Nhược điểm của thuốc đông y là về phương diện cắt cơn hen cấp tính không mạnh bằng thuốc tân dược.

Vì thế, để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, an toàn, không lo tác dụng phụ thì cần kết hợp điều trị dự phòng bằng thuốc Đông y và cắt cơn bằng thuốc Tây y.

 

Câu hỏi 74: “Tôi được biết điều trị dự phòng hen phế quản bằng thuốc hen thảo dược cao lỏng bào chế theo bài thuốc “Tiểu thanh long thang gia giảm”, cơn hen không tái phát, bệnh được điều trị dứt điểm. Tuy nhiên tôi chưa rõ thời gian đầu điều trị bằng thuốc hen thảo dược thì có phải dùng thêm thuốc xịt cắt cơn hay không?”

Bạn nên kết hợp điều trị hen phế quản bằng thuốc hen thảo dược và thuốc xịt cắt cơn theo phác đồ sau:

- Điều trị dự phòng 2 đợt (mỗi đợt từ 8 - 10 tuần) bằng thuốc hen thảo dược. Ngày dùng 2 lần.

- Dùng thuốc uống & xịt Tây y cắt cơn hen cấp tính trong thời gian đầu mới điều trị bằng thuốc hen thảo dược. Sau 01 tháng – 02 tháng, tùy theo mức độ thuyên giảm của bệnh để giảm dần thuốc cắt cơn.

- Khi cơn hen không tái phát, bạn không phải dùng thuốc cắt cơn nữa, tuy nhiên vẫn cần tiếp tục dùng thuốc hen thảo dược cho tới khi đủ đợt, để dự phòng tái phát sau này.

Mục đích của điều trị thuốc hen thảo dược là điều trị toàn diện và mang tính tổng thể cao, quan tâm đến bài trừ nguyên nhân, giúp sức đề kháng của cơ thể được cải thiện. Phế quản không sinh đờm, từ đó bệnh không tái phát. Bạn có thể an tâm dùng thuốc hen thảo dược để điều trị tận gốc hen phế quản với chi phí rất phù hợp.

 

(Còn tiếp)

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát