Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

101 CÂU HỎI VỀ BỆNH HEN PHẾ QUẢN (HEN SUYỄN) - PHẦN 3


Chương trình “Tư vấn điều trị hen phế quản” -  do Đài Tiếng Nói Nhân Dân TPHCM sản xuất, nhãn hàng thuốc hen P/H tài trợ đã chính thức lên sóng trên tần số 99.9MHz và tần số 97.3 MHz. FM Cần Thơ từ tháng 05/2014. Chương trình có sự tham gia tư vấn của các bác sỹ và chuyên gia đầu ngành về sức khỏe ở Việt Nam: ThS. BS. Lê Khắc Bảo - Phó khoa hô hấp Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Tổng thư ký Hội Hô Hấp Tp.HCM; Bác sỹ - Lương y Nguyễn Hữu Trường, Bác sỹ - Lương y Nhữ Đình Thảo – Hội viên hội Đông y Việt Nam.

Sau đây là trich dẫn của các câu hỏi của nhiều thính giả đã được các bác sỹ - lương y tư vấn và giải đáp trực tiếp.

Câu hỏi 31: Một thính giả ở Cà Mau gửi thư về chương trình nhờ bác sỹ tư vấn như sau: “Con tôi bị ho, khò khè. Đi khám bác sỹ chẩn đoán là viêm phế quản thể hen. Vậy xin bác sỹ cho biết, viêm phế quản thể hen là gì? Và viêm phế quản thể hen có gì khác so với hen ?

“Viêm phế quản thể hen” là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng ho kéo dài giống như hen suyễn nhưng chưa đủ chứng cứ để chẩn đoán là hen.


Đặc điểm lâm sàng của hen suyễn bao gồm ho, khó thở, khò khè, nặng ngực tái đi, tái lại nhiều lần trên một cơ địa dị ứng như chàm da, viêm mũi dị ứng, có tiền căn gia đình có cha mẹ, anh em ruột bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng. Nếu có một trường hợp bệnh nhân mới bị ho lần đầu tiên (nên không rõ là có tái đi tái lại hay không), chỉ có một mình triệu chứng ho mà không kèm theo khò khè, khó thở, nặng ngực, nhưng vì còn nhỏ quá không nói cho bác sỹ rõ được, tiền căn gia đình lại không có ai hen suyễn cả, lúc đó bác sỹ điều trị có thể chẩn đoán là trẻ bị viêm phế quản dạng hen.


Tuy nhiên cần nhớ là viêm phế quản dạng hen chỉ là chẩn đoán tạm thời. Qua quá trình theo dõi đáp ứng điều trị bác sỹ sẽ thay đổi lại chẩn đoán là hen suyễn hay chỉ là một viêm phế quản thông thường mà thôi.

Câu hỏi 32: Thưa bác sĩ, ảnh hưởng của bệnh hen phế quản đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ như thế nào?

·         Khi vào cơn hen, trẻ ho nhiều, khó thở nhiều nên ăn kém, ngủ kém hậu quả là chậm phát triển về thể chất. Trẻ chậm tăng trưởng chiều cao và cân nặng so với trẻ bình thường hoặc trẻ bị hen mà đã được kiểm soát.

·         Hen suyễn không được kiểm soát là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ phải nghỉ học, giảm thiểu các hoạt động chạy nhảy vui chơi. Đây là nguyên nhân chính làm trẻ không theo kịp bạn bè và như vậy chậm phát triển tinh thần.

·         Ngoài ra nếu điều trị hen sai lầm, lạm dụng thuốc corticoid đường uống còn làm cho trẻ bị thêm các tai biến do điều trị sai lầm nữa như: còi xương, cushing, .v.v.

Câu hỏi 33: Những yếu tố gây khởi phát cơn hen phế quản ở trẻ nhỏ có gì khác biệt so với người lớn? Tại sao những lần trẻ chạy nhảy, nô giỡn (mệt) nhiều thì sau đó dễ bị lên cơn suyễn thưa bác sĩ?


·         Trẻ em có những yếu tố khởi phát cơn hen suyễn khá đặc biệt với lứa tuổi này ví dụ như là: nhiễm siêu vi hô hấp, gắng sức thể lực, thay đổi thời tiết. Ở người lớn yếu tố thúc đẩy thường gặp lại là nhiễm khuẩn hô hấp trên, do tiếp xúc khói thuốc lá, ô nhiễm, chất dị ứng trong nghề nghiệp.

·         Gắng sức thể lực là yếu tố thúc đẩy cơn hen suyễn ở trẻ vì thế có một số trẻ sau khi chạy nhảy, nô đùa thì lên cơn hen suyễn. Điều cần lưu ý là lên cơn hen suyễn khi gắng sức thể lực là một dấu hiệu cho thấy hen của trẻ không được kiểm soát tốt. Nếu có con bị lên cơn hen sau gắng sức thể lực, việc phụ huynh nên làm không phải là cấm đoán cháu vận động thể lực mà là dẫn cháu đi khám bác sỹ chuyên khoa hô hấp để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Khi được điều trị phù hợp, hen kiểm soát thì trẻ có thể gắng sức thể lực mà cũng không lên cơn hen suyễn.

Câu hỏi 34: Kháng sinh làm tăng nguy cơ hen suyễn ở trẻ em, đúng hay sai thưa bác sỹ?

Nghiên cứu quan sát cho thấy: những trẻ sống trong môi trường sạch sẽ quá mức, không có điều kiện tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh trong đời sống, thì hệ thống miễn dịch của trẻ có khuynh hướng biến đổi đi làm trẻ dễ bị mắc các bệnh dị ứng trong đó có hen suyễn.

Lạm dụng kháng sinh, nghĩa là sử dụng kháng sinh khi không cần thiết có thể làm thay đổi đặc điểm vi khuẩn đường ruột, tiêu diệt hết cả những vi khuẩn có lợi, và có thể được xem làm một yếu tố góp phần làm hen suyễn xuất hiện nhiều hơn. Tuy nhiên để có thể kết luận chắc chắn như vậy thì cần có nhiều nghiên cứu lớn hơn.

Câu hỏi 35: Hiện nay trên thị trường có sản phẩm thuốc hen P/H của công ty đông dược phúc hưng đang được nhiều bác sỹ và bệnh nhân tin dùng. Bác sỹ đánh giá như thế nào về sản phẩm này?

Thuốc hen P/H điều trị được tận gốc hen phế quản bởi có 3 đặc tính sau:

Thứ nhất, tập trung vào gốc sinh bệnh thông qua việc điều hòa toàn thân, cân bằng tạng phủ. Từ đó, Sức đề kháng tăng, sức khỏe được cải thiện. Các triệu chứng tại phế quản giảm rõ rệt, hết viêm, đờm không sinh và được tiêu trừ, ho giảm. Cơn hen kịch phát giảm dần, cơn hen nhẹ và bớt nguy hiểm hơn trước, tiến tới không còn lên cơn và tái phát.

Thứ hai, tin cậy và hiệu quả cao trong điều trị.Các bài thuốc được sử dụng trong điều trị hen mãn tính hiện nay đều có “tuổi đời” cao, được sử dụng lặp đi lặp lại hàng trăm năm. Trong quá trình đúc kết kinh nghiệm điều trị, chỉ những vị thuốc, bài thuốc cho tác dụng chữa bệnh thực sự mới tồn tại và được sử dụng.

Thứ ba, an toàn.Phần lớn vị thuốc trong các bài thuốc điều trị bệnh mãn tính nói chung và hen phế quản, có tác dụng điều hòa Tạng phủ. Trong điều trị, ít khi tích lũy, gây độc hại với cơ thể. Sử dụng các bài thuốc đông y trong điều trị hen mãn tính cũng không dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, bệnh cải thiện dần dần, không có xu hướng nặng lên, vốn là ưu điểm nổi bật mà các thuốc tân dược hiện đại không có được.

Sự kết hợp tinh tế giữa các thành phần giúp thuốc Hen P/H có khả năng điều trị các thể Hen phế quản, giúp phòng và chống tái phát cơn hen.

Câu hỏi 36: Thưa bác sĩ, biến chứng thường gặp của hen phế quản ở người cao tuổi  là gì?


Hen phế quản mạn tính ở người cao tuổi nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách thì có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm như: tâm phế mạn, khí phế thủng, tràn khí màng phổi hoặc nhiễm bệnh lao kèm theo…

Câu hỏi 37: Những khó khăn thường gặp trong điều trị hen phế quản ở người cao tuổi là gì thưa bác sĩ?

Điều trị hen ở người cao tuổi gặp nhiều khó khăn phức tạp hơn người trẻ vì nhiều lý do:

Chẩn đoán sai: Người cao tuổi có thể mắc nhiều bệnh có biểu hiện giống hen suyễn như bệnh suy tim, viêm phế quản mạn, dãn phế quản di chứng lao phổi cũ làm bác sỹ có thể chẩn đoán nhầm thành hen suyễn và điều trị hen suyễn nhưng thực ra họ không bị hen.


Chẩn đoán sót: Người cao tuổi có thể mắc đồng thời nhiều bệnh: đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim làm bác sỹ có thể chẩn đoán sót những bệnh này khi chẩn đoán hen và bỏ qua không điều trị làm bệnh hen càng khó kiểm soát.


Không tránh được các yếu tố nguy cơ gây cơn hen: Người cao tuổi khó bỏ được các thói quen như hút thuốc, hoặc ăn những món ăn ưa thích là yếu tố khởi phát cơn hen.


Tuân thủ điều trị kém:
        Do phải uống nhiều thuốc quá: Người cao tuổi có nhiều bệnh nên hằng ngày vẫn dùng đều đặn nhiều thứ thuốc, đôi khi sự tương tác giữa các thuốc làm giảm hiệu quả và gây ra tác dụng phụ.
        Do trí nhớ suy giảm nên không dùng thuốc thường xuyên thậm chí bỏ thuốc làm tái phát cơn hen.
        Do kém minh mẫn nên không nhận biết sớm được các triệu chứng bệnh trở nặng, nên không thể xử trí kịp thời.
        Do tay chân kém linh hoạt: Người cao tuổi thường gặp khó khăn trong việc sử dụng các thuốc dạng hít và thiết bị máy móc.

Đặc điểm thể chất của người cao tuổi kém đáp ứng với điều trị:
        Hiệu quả điều trị xuất hiện chậm và kém do cấu trúc và chức năng của đường hô hấp bị biến đổi và suy giảm do quá trình lão hóa.
        Tác dụng phụ dễ xuất hiện ngay cả ở liều điều trị ở người lớn tuổi.

Câu hỏi 38: “Khi còn bé tôi bị hen phế quản, đến năm 10 tuổi thì lại không còn dấu hiệu của hen nữa. Năm nay tôi bước vào tuổi 45. Gần đây, tôi thường xuyên bị ho, khi ho khạc đờm dính đặc. Tôi có nguy cơ bị hen phế quản trở lại hay không?”

·         Lúc trẻ bị hen, đến 10 tuổi không xuất hiện cơn hen nữa, đó là lúc hen được kiểm soát. Đến năm 45 tuổi lại có triệu chứng trở lại, đó là dấu hiệu cho thấy hen lại mất kiểm soát.

·         Tuy nhiên vì triệu chứng là ho khạc đàm dính đặc, trong khi đó hen suyễn thường là ho khan, bạn cần cảnh giác xem có đúng là hen suyễn hay không, hay là một bệnh nào khác đã xuất hiện rồi ví dụ viêm phế quản mạn, dãn phế quản, thậm chí nguy hiểm hơn là lao phổi, ung thư phế quản. Cần nhanh chóng đi khám bác sỹ chuyên khoa hô hấp để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Câu hỏi 39: Người cao tuổi bị hen phế quản thì cần lưu ý những gì trong sinh hoạt, ăn uống?


    Cần chú ý không để mắc các bệnh về đường hô hấp trên: cần vệ sinh răng miệng thật tốt, nhất là người mang răng giả; tránh tiếp xúc người có bệnh hắt hơi sổ mũi, cảm cúm để tránh bị lây bệnh.
    Khi có nghi ngờ mắc bệnh đường hô hấp, nhất là những người có cơ địa dị ứng cần phải đi khám bệnh ngay và điều trị dứt điểm. Ngoài ra nên đi tiêm ngừa cúm mỗi năm và tiêm ngừa phế cầu mỗi 3 – 5 năm.
    Không hút thuốc lá, thuốc lào; tránh ăn các loại thức ăn có nguy cơ cao gây nên các cơn hen cấp tính hoặc làm cho bệnh nặng thêm như : tôm, cua...
    Không nên nuôi chó, mèo trong nhà khi có người mắc bệnh hen phế quản.
    Tập thể dục đều đặn hàng ngày cũng là một biện pháp phòng hen phế quản và cải thiện cuộc sống, đặc biệt là vươn vai và tập hít thở thật sâu….

Câu hỏi 40: Người cao tuổi, ngoài hen phế quản còn có thể mắc nhiều bệnh khác như: đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim... nên hằng ngày vẫn dùng nhiều thứ thuốc. Có những loại thuốc lại có khả năng gây kích ứng cơn hen, vậy người bệnh cần lưu ý những gì khi dùng thuốc?


Một số loại thuốc thể gây kích phát cơn hen hoặc làm triệu chứng hen nặng thêm:

·         Aspirin và các thuốc kháng viêm điều trị viêm khớp, giảm đau.

·         Thuốc ức chế beta điều trị tăng huyết áp và bệnh tim hoặc thuốc nhỏ mắt có chứa chất ức chế beta điều trị glaucome.

·         Vì thế, khi đi khám và điều trị hen phế quản, bệnh nhân cần báo cho bác sĩ những thuốc mình đang dùng. Bác sỹ sẽ hướng dẫn cách sử dụng thuốc đúng cách.

Câu hỏi 41: Bạn Nguyễn Thị Hương ở Bà Rịa – Vũng Tàu hỏi như sau : « Thưa bác sỹ, em mới lập gia đình cách đây 01 tháng. Vợ chồng em có kế hoạch sinh con trong thời gian tới nhưng lại rất lo lắng vì em bị hen phế quản mãn tính từ nhỏ. Tìm hiểu thêm về bệnh của mình, em được biết hiện nay trên thị trường có sản phẩm thuốc hen thảo dược bào chế theo bài thuốc Tiểu thanh long thang gia giảm chữa được tận gốc hen phế quản mãn tính. Em dự định mua thuốc về điều trị trước khi mang thai nhưng không biết phải điều trị bao lâu, liều lượng như thế nào, xin bác sỹ chỉ dẫn thêm. Em xin cảm ơn ».

Xin chào bạn Hương! Câu hỏi của bạn cũng là mối quan tâm của nhiều gia đình trẻ đang muốn sinh con.

Xin giải đáp câu hỏi của bạn như sau:

Đông Y chữa Hen là chữa từ gốc bệnh bằng thảo dược.

Xưa kia, ông cha ta vẫn dùng thảo dược để chữa bệnh hen dạng này rất tốt. Ngày nay, nhà nước khuyến khích sử dụng thuốc thảo dược. Trên thị trường có nhiều loại thuốc bào chế sẵn.

Thuốc hen thảo dược bạn hỏi bào chế từ bài thuốc “Tiểu thanh long thang” gia giảm thêm, có thể điều trị các thể bệnh này. Nguyên tắc điều trị của thuốc hen thảo dược là tập trung điều trị căn nguyên sinh bệnh hen. Các vị thuốc trong đó có tác dụng nâng cao chức năng các Tạng bị suy yếu một cách dần dần, đặc biệt là Tạng Tỳ Phế và Thận. Mặt khác,thuốc hen thảo dược còn giúp cân bằng và điều hòa chức năng giữa 3 Tạng đó. Do vậy các kháng thể tự nhiên sinh ra, sức đề kháng của cơ thể được cải thiện rõ rệt. Phế quản không sinh đờm, hết viêm và phù nề. Triệu chứng của bệnh theo đó giảm dần tiến tới không tái phát.

Với bệnh hen phế quản mãn tính của bạn, nên kiên trì điều trị từ 2 – 3 đợt bằng thuốc hen thảo dược. Mỗi đợt từ 8 – 10 tuần. Khi cơn hen không còn tái phát, sức khỏe ổn định, gia đình bạn có thể an tâm lên kế hoạch để có thêm một thành viên mới.

Chúc bạn thành công !

Câu hỏi 42: Phụ nữ bị hen phế quản trong thời kỳ mang thai thì nên ăn những thức ăn nào có lợi cho sức khỏe?

Phụ nữ trong thai kỳ, cần rất nhiều chất Đạm & Can xi, như Tôm, Trứng gà, thịt bò, các loại đậu.v.v. Tuy nhiên, do cơ địa mỗi người mà tránh thức ăn mình dễ dị ứng.

Câu hỏi 43: Thính giả tên Thùy Phương, trú tại Quận 1 – Tp HCM nhờ bác sỹ tư vấn với câu hỏi như sau : « Tôi bị hen phế quản mãn tính và vừa sinh con cách đây 04 tháng. Hiện tại sức khỏe của con tôi bình thường. Bản thân tôi thì vẫn phải dùng thuốc hen dự phòng Tây y kể cả trong thời kỳ mang thai tới giờ. Tuy nhiên gần đây tôi thường hay bị mất sữa. Bé lại tăng cân chậm. Tôi muốn chuyển sang dùng thuốc hen thảo dược kết hợp để điều trị hen phế quản vì được biết thuốc này của công ty có tiếng, lại từ thảo dược nên an toàn. Vậy xin bác sỹ tư vấn thêm cho tôi cách điều trị sao cho hiệu quả nhất ?

Thuốc Tây cắt cơn hen tốt nhưng có hại cho cơ thể. Thuốc thảo dược điều trị tận gốc nhưng cần kiên trì điều trị.

Bạn nên kết hợp điều trị cắt cơn hen bằng thuốc tây, đồng thời điều trị duy trì triệt để bằng thuốc hen thảo dược.

Thuốc hen thảo dược được bào chế theo bài thuốc “Tiểu thanh long thang” có “tuổi đời” cao, hàng trăm năm đúc kết kinh nghiệm, nên sử dụng rất an toàn, bệnh được cải thiện dần dần không còn tái phát nữa. Chúc bạn mau khỏi bệnh!

Câu hỏi 44 : Theo Đông y, tùy theo triệu chứng mà phân ra hen gốc tại tỳ, hen gốc tại thận, hen gốc tại phế.  Xin Lương y cho biết rõ hơn về các khai niệm này, cũng như triệu chứng của từng thể?

-          Hen gốc tại Phế (do phế yếu = hen do dị ứng với khí hậu, khói bụi...): xuất hiện nhanh, ho khó thở, mặt tím tái tiếng rít nhiều. Trẻ nhỏ hoặc người già yếu dễ bị.

-          Hen gốc tại Tỳ (do tỳ yếu = hen do dị ứng đồ ăn như Sò huyết, thịt gà, cá mè...): xuất hiện chậm cơn dai dẳng, khò khè nhiều, tiếng rít ít, khạc nhổ nhiều đờm. Bệnh ở mọi lứa tuổi.

-          Hen gốc tại Thận (do thận yếu = hen do suy nhược, còi xương, thiếu Can xi): là tổng hợp hai loại trên. Yếu tố nào gây dị ứng lên cơn hen thì có nhiều triệu chứng loại đó.

Câu hỏi 45: Con gái tôi năm nay 10 tuổi, cháu bị hen phế quản thứ phát sau thời gian bị viêm phổi. Ngoài việc điều trị hen phế quản bằng thuốc hít, thuốc xịt theo hướng dẫn của bác sỹ, tôi còn mua thêm thực phẩm chức năng tăng cường chức năng hô hấp, bổ phổi cho cháu. Nhưng dùng mãi mà chẳng thấy hiệu quả đâu. Tôi được biết thuốc hen P/H – thuốc thảo dược điều trị hen theo nguyên lý của y học cổ truyền, ngoài chữa được tận gốc hen phế quản còn giúp bổ phế, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên tôi chưa rõ điều trị thế nào cho đúng và liều dùng là bao lâu?


Thuốc hen P/H – thuốc thảo dược được bào chế theo bài thuốc “Tiểu thanh long thang” gia giảm, dựa trên kinh nghiệm dân gian truyền lại kết hợp với nghiên cứu của đội ngũ bác sỹ - dược sỹ - lương y uy tín, công nghệ bào chế hiện đại nên thuốc không có tác dụng phụ, tập trung chủ yếu vào nguyên nhân và giải quyết tận gốc bệnh. Nhược điểm của thuốc đông y là về phương diện cắt cơn hen cấp tính không mạnh bằng thuốc tân dược.

Vì vậy để có hiệu quả tốt nhất trong điều trị, chị có thể kết hợp điều trị hen phế quản bằng cả thuốc Tây y và Đông y theo chỉ định sau:

-          Điều trị dự phòng 2 đợt (mỗi đợt từ 8 – 10 tuần) bằng thuốc hen P/H – thuốc thảo dược.

-          Dùng thuốc uống & xịt Tây y cắt cơn hen cấp tính cho con trong thời gian đầu mới điều trị bằng thuốc hen thảo dược. Sau 01 tháng – 02 tháng, tùy theo mức độ thuyên giảm của bệnh để giảm dần thuốc cắt cơn cho cháu.

-          Sau khi hết các triệu chứng, cơn hen của con không tái phát, vẫn tiếp tục dùng thuốc hen thảo dược cho tới khi đủ đợt để dự phòng tái phát sau này.

Mục đích của điều trị thuốc hen P/H – Thuốc thảo dược là điều trị toàn diện và mang tính tổng thể cao, đem lại sự cân bằng cho toàn thân, quan tâm đến bài trừ nguyên nhân gây bệnh, bồi bổ cơ thể, giúp các kháng thể tự nhiên sinh ra, sức đề kháng của cơ thể được cải thiện rõ rệt. Phế quản không sinh đờm, hết viêm và phù nề. Số lần lên cơn khó thở thưa hơn và cơn hen nhẹ dần, từ đó không tái phát. Chị có thể an tâm dùng thuốc hen P/H - thảo dược để điều trị hen phế quản cho con mình.

Câu hỏi 46: Tôi năm nay 68 tuổi. Tôi bị hen phế quản cách đây 7 năm. Trong người hay buồn bực, dễ cáu gắt, mặt lúc đỏ lúc tái – miệng đắng, khô, lúc nào cũng cảm thấy háo nước. Cơn hen lên bất kể mùa nào. Lo lắng tức giận có thể xuất hiện cơn hen, cơn nặng lên khi buồn phiền suy nghĩ nhiều. Thường tức ngực, ho nhiều, khạc đờm vàng sẫm, có khi lẫn vài tia máu. Tôi đã chạy chữa nhiều nơi, thuốc xông, thuốc xịt đủ cả nhưng bệnh vẫn thường xuyên tái phát.

Xin Bs chỉ giúp cho tôi cách điều trị và phòng bệnh thế nào cho hiệu  quả?

Theo Đông y, chứng hen của bác là dạng đàm hỏa phạm phế, phế khí không túc giáng được.

Loại hen này thường xuất hiện muộn, người trung niên hoặc đã có tuổi.

Để điều trị hen dạng đàm hỏa cần: Thanh nhiệt - Tuyên phế - Hoá đàm – Bình suyễn.

Xưa kia, ông cha ta vẫn dùng thảo dược để chữa bệnh hen dạng này rất tốt. Ngày nay, y học khuyến khích sử dụng thuốc thảo dược. Trên thị trường có nhiều loại thuốc bào chế sẵn.

Bác có thể tìm mua thuốc hen P/H – thuốc thảo dược dạng cao lỏng 250ml, bào chế theo bài thuốc “Tiểu thanh long thang” gia giảm thêm để điều trị. Các vị trong thuốc hen thảo dược giúp Bổ phế, bình suyễn trị ho, nó có tác dụng tuyên phế, thanh nhiệt, trừ đờm, giảm gánh nặng cho phế, giúp tạng phế dần hồi phục.

Sự kết hợp giữa các thành phần thảo dược có khả năng điều trị hen dạng đàm hỏa như trường hợp của bác. Giúp phòng và chống tái phát cơn hen hiệu quả. Bác có thể an tâm sử dụng.

Câu hỏi 47: “Tôi là Dũng, năm nay 60 tuổi. Tôi bị hen phế quản kéo dài đã 6 nǎm. Thoạt đầu mỗi nǎm lên cơn 1-2 lần, phần nhiều vào mùa đông xuân, sau khi bị lạnh. Ban đầu, uống sabutamol thì có thể dứt cơn được. Hai nǎm gần đây ngày càng bị nhiều cơn hơn, cứ một, hai ngày lại lên một cơn hen, mỗi lần bị mất hàng tuần lễ mới dứt dần, dùng khí rung chỉ có thể tạm thời dễ chịu hơn một chút mà không giảm bớt được tần suất cơn hen. Tôi phải điều trị ra sao?”

Theo Đông y, chứng hen của bác là hen phế quản thể hàn (hay còn gọi là lãnh háo)

Với thể bệnh này, cơn hen xuất hiện vào mùa lạnh, trời lạnh. Bệnh nhân sợ lạnh, chân tay lạnh, ăn chất sống lạnh (ốc, cá mè…) dễ lên cơn hen. Thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh cơn dễ bùng phát. Đờm khạc trong loãng.

Để điều trị bệnh hen phế quản thể hàn cần: Ôn bổ nguyên khí – Trừ đàm – Định suyễn

Bác vẫn có thể dùng thuốc hen thảo dược bào chế từ bài Tiểu thanh long, gia giảm thêm bởi trong bài thuốc này kết hợp khéo léo giữa thuốc bổ nguyên khí với thuốc chữa hen rất tài tình.

Ngũ vị tử, Cam thảo giúp ôn bổ nguyên khí, nâng cao sức đề kháng, làm ấm tỳ Thận dương, ôn phế nạp khí.

Ma hoàng, Hạnh nhân, Bán hạ làm tiêu đàm định suyễn.

Chính vì thế mà chữa được bệnh hen như của bác rất hiệu quả lại an toàn, bác có thể an tâm sử dụng.

Thuốc hen thảo dược điều trị hen phế quản tận gốc lại an toàn nên bác có thể an tâm sử dụng.”

Câu hỏi 48: Thưa Bác sỹ Thảo, tại sao điều trị hen phế quản bằng thuốc hen thảo dược theo nguyên lý của y học cổ truyền có thể chữa được tận gốc bệnh nhưng lại đòi hỏi người bệnh phải kiên trì?

Người cao tuổi bị hen phế quản mãn tính, sức khỏe và các cơ quản nội tạng vốn suy yếu từ lâu nên khả năng đáp ứng thuốc chậm. Bệnh nhân cần kiên trì điều trị đủ đợt và đủ liều lượng theo hướng dẫn, chắc chắn bệnh sẽ được cải thiện.

Câu hỏi 49: Có nhiều cách chia nhóm hen phế quản, có thể chia thành (1) Hen dị ứng và (2) hen không dị ứng. Trong 2 nhóm hen này, hen dị ứng gặp nhiều hơn, vậy hen dị ứng là gì ?

·         Hen dị ứng là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng hen suyễn xuất hiện trên người có cơ địa dị ứng hoặc gia đình người đó có người bị dị ứng.

·         Cơ địa dị ứng bao gồm tình trạng viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, chàm da, dị ứng thức ăn.

·         Tuy nhiên, hen có thể xuất hiện trên cả những người không có cơ địa dị ứng. Trong trường hợp này người ta gọi là hen không dị ứng.

Câu hỏi 50: Có thể gọi hen phế quản là một loại dị ứng hay không và vai trò của phòng & chống dị ứng đối với việc điều trị hen phế quản ra sao thưa bác sỹ?

·         Chính xác, hen là một bệnh dị ứng. Tiếp xúc với dị ứng nguyên sẽ khởi phát cơn hen trên người bệnh hen. Phòng ngừa tiếp xúc với dị ứng nguyên đương nhiên là một biện pháp phù hợp về mặt lý thuyết để tránh cơn hen cấp.

·         Tuy nhiên trên thực tế việc này có nhiều điểm khó khả thi. Thứ nhất, trong môi trường có vô vàn loại dị ứng nguyên khác nhau và người bệnh sẽ không có cách nào biết được đầy đủ là bản thân dị ứng với loại nào mà tránh cả.

·         Vì thế lời khuyên hữu ích là nếu bạn biết bản thân dị ứng với thứ gì thì nên tránh tiếp xúc với thứ đó. Ví dụ nếu bạn dị ứng với hải sản là tôm, cua thì tránh không ăn tôm cua. Bạn dị ứng với lông chó mèo thì tránh nuôi chó, mèo trong nhà.

·         Và không quên điều trị kiểm soát hen cho thật tốt, vì đây là cách tốt nhất để giải quyết tình trạng viêm đường thở và giảm phản ứng của cơ thể đối với dị ứng nguyên.

Câu hỏi 51: Xin bác sỹ cho biết thêm một số tác nhân gây dị ứng và kích ứng cơn hen thường gặp nhất?

·         Yếu tố kích phát cơn hen thường gặp nhất chính là thay đổi thời tiết và nhiễm siêu vi đường hô hấp trên.

·         Những yếu tố gây dị ứng khác thường gây kích phát cơn hen là: thức ăn có tính dị ứng cao như tôm cua, cá biển, thịt bò, thịt gà. Phấn hoa cũng được xem là một trong các yếu tố gây dị ứng quan trọng. Khói thuốc lá không phải là chất gây dị ứng nhưng lại là một yếu tố gây kích phát cơn hen thường gặp vì thế phải tránh tiếp xúc tối đa.

Câu hỏi 52: Viêm mũi dị ứng là một bệnh dị ứng khá phổ biến hiện nay. Xin bác sỹ cho biết viêm mũi dị ứng có thể biến chứng thành hen phế quản hay không? Và bệnh nhân vừa bị hen phế quản, vừa bị viêm mũi dị ứng thì cần chú ý những gì khi điều trị?


·         80% bệnh nhân hen có viêm mũi dị ứng và 40% bệnh nhân viêm mũi dị ứng có hen. Viêm mũi dị ứng như vậy thực sự là phổ biến và rất hay kèm theo hen.

·         Viêm mũi dị ứng và hen là hai biểu hiện khác nhau của cùng một bệnh dị ứng hô hấp. Trong đó viêm mũi dị ứng là dị ứng đường hô hấp trên, hen suyễn là dị ứng đường hô hấp dưới. Như vậy có bệnh nhân ban đầu chỉ biểu hiện bằng viêm mũi dị ứng sau này có thêm biểu hiện hen suyễn nữa chứ không phải là viêm mũi dị ứng biến chứng thành hen suyễn.

·         Viêm mũi dị ứng dù không gây ra hen suyễn nhưng lại làm hen suyễn nặng thêm lên dễ vào cơn hen cấp.

Về mặt điều trị, khuyến cáo điều trị hiện nay cho rằng trước một người viêm mũi dị ứng phải kiểm tra xem họ có bị hen không bằng cách cho đi đo hô hấp ký, ngược lại trước một người bị hen phải kiểm tra xem họ có bệnh viêm mũi dị ứng không bằng cách khám kỹ tai mũi họng. Nếu có cả hai bệnh thì phải điều trị đồng thời vừa hen suyễn, vừa viêm mũi dị ứng bằng các thuốc phù hợp.

Câu hỏi 53: Như chúng ta đã biết thì có khoảng 80% trẻ em và 50% người lớn bị hen phế quản đều có dị ứng. Xin ông cho biết tại sao tỷ lệ này lại cao như vậy?

Hen phế quản là do các tạng Phế Tỳ Thận suy yếu, Phế lại chủ bì mao, nên hen phế quản liên quan nhiều đến dị ứng.

Câu hỏi 54: Khi điều trị tận gốc hen phế quản để cơn hen không tái phát thì việc ngăn ngừa yếu tố dị ứng đóng vai trò như thế nào?

Theo Đông Y, dị ứng là do rối loạn công năng hoạt động của các tạng phủ gây ra khi bị tà khí tấn công.

Hen phế quản là do chức năng các tạng Tỳ, Phế, Thận suy yếu.

Vì thế, điều trị hen phế quản đồng thời phải quan tâm tới việc điều trị từ bên trong, tức là cân bằng – điều hòa hoạt động các tạng phủ, nâng cao chức năng của các tạng này, sức đề kháng tăng lên, chống chọi được với « ngoại tà » từ bên ngoài.

Khi đã điều trị được cái gốc bên trong thì cơ thể theo đó mà khỏe mạnh lên, cơn hen không tái phát nữa.

Câu hỏi 55: Khái niệm chống dị ứng có vẻ như thân thuộc với Tây y hơn là Đông y. Vậy liệu thuốc Đông y, mà cụ thể là thuốc hen P/H – thuốc thảo dược hiện có trên thị trường có tác dụng phòng chống dị ứng hay không thưa Lương Y ?


Tất nhiên là có thì mới chữa được tận gốc hen phế quản. Cơ chế tác động của thuốc hen thảo dược là tập trung vào 3 tạng Tỳ - Phế - Thận. Các vị thuốc thảo dược như:

-          Ma hoàng, Tế tân giúp Phế ngăn chặn ngoại tà, làm thông phế khí.

-          Bán hạ, Hạnh  nhân, Cam thảo : kiện Tỳ tiêu đờm.

-          Ngũ vị tử : Nạp thận khí, điều hoà ngũ tạng, phục hồi nguyên khí.

Khi sức đề kháng mạnh lên thì chống lại các tác nhân gây bệnh, bao gồm cả dị ứng.

Câu hỏi 56 :  « Tôi bị hen phế quản mãn tính đã lâu. Trước là do bị cảm lạnh mà thành hen phế quản. Điều trị bệnh đã đỡ chút ít nhưng về sau mỗi khi bị nhiễm lạnh lại lên cơn hen không dứt được, càng ngày càng nặng. Một nǎm trở lại đây, mỗi lần lên cơn hen lại so vai ngửa cổ mà hít thở, trông rất thảm hại. Đặc biệt tôi còn bị dị ứng với các chất tẩy rửa, mỗi lần ngửi thấy mùi là tôi bị lên cơn khó thở. Tôi phải làm sao mới điều trị dứt điểm được căn bệnh khổ sở này?

Thời tiết & chất tẩy rửa, hay khói bụi khí độc là những yếu tố kích ứng cơn hen thường gặp ở bệnh nhân hen phế quản.

Để điều trị dứt điểm dứt điểm căn bệnh khổ sở của bạn. Bạn phải trị tận gốc (bao gồm cả dị ứng)

Xưa kia, ông cha ta vẫn dùng thảo dược để chữa bệnh hen dạng này rất tốt. Ngày nay, y học khuyến khích sử dụng thuốc thảo dược. Trên thị trường có nhiều loại thuốc bào chế sẵn.

Bạn có thể tìm mua thuốc hen thảo dược dạng cao lỏng, bào chế theo bài thuốc “Tiểu thanh long thang” gia giảm thêm để điều trị. Các vị trong thuốc hen thảo dược giúp Bổ phế, bình suyễn trị ho, có tác dụng tuyên phế, thanh nhiệt, trừ đờm, giảm gánh nặng cho phế, giúp tạng phế dần hồi phục.

 

(Còn tiếp)


Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát