Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3
Đông y điều trị hen

Sự trở lại của Đông y truyền thống: Kỳ 1- Thuốc y học cổ truyền điều trị các bệnh mạn tính


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Sự khác biệt giữa bệnh cấp tính & bệnh mạn tính
  2. Thế mạnh của tân dược và thuốc y học cổ truyền trong điều trị các bệnh mạn tính
  3. Sử dụng Tân dược trong điều trị bệnh mạn tính có gây gánh nặng cho gan?
  4. Những băn khoăn về về thuốc y học cổ truyền
  5. Kết hợp Đông, Tây y trong điều trị bệnh mạn tính để cho hiệu quả cao nhất

Nền Y học cổ truyền Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử với hàng trăm vị thuốc dân gian đã được công nhận từ nguồn dược liệu vô cùng phong phú đa dạng của Việt Nam. Cùng với sự du nhập của tân dược, sự tiện lợi và tác dụng nhanh chóng của nó đã khiến cho thuốc y học cổ truyền trong một khoảng thời gian dài ít được nhân dân tin dùng.

 

Nhưng những mặt trái của tân dược (tác dụng phụ, tập trung điều trị triệu chứng) đã khiến cho y học cổ truyền “có cơ hội trở lại”. Và hiện nay, cùng với y học hiện đại, y học cổ truyền (YHCT) đã và đang góp phần không nhỏ vào việc cứu sống rất nhiều người bệnh, đặc biệt là các bệnh mạn tính.

 

Không chỉ “trở lại” bởi sự tin dùng của người dân, mà ngay cả các cơ quan ban ngành trực thuộc hệ thống y tế Việt Nam cũng đã từng bước đưa YHCT vào hệ thống y tế quốc gia, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe người dân.

 

Sự khác biệt giữa bệnh cấp tính & bệnh mạn tính

 

Bệnh mạn tính là bệnh tiến triển dần dần và kéo dài, thời gian bệnh từ 3 tháng trở lên. Bệnh mạn tính thường gặp bao gồm những bệnh không truyền nhiễm như viêm khớp, bệnh hen suyễn, ung thư, bệnh tiểu đường và các bệnh do virus gây ra như viêm gan siêu vi C và HIV/AIDS....

 

Trong y học, trái ngược với mạn tính (kinh niên) là cấp tính, khi bệnh khởi phát nhanh với cường độ cao.

 

Thường những bệnh mạn tính mới tạo thành nguyên nhân chính gây tử vong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gần 38 triệu người chết mỗi năm vì các bệnh mạn tính.

 

Về đặc tính của bệnh thì với bệnh cấp tính khi bệnh được chẩn đoán chính xác và được điều trị đúng, hiệu quả thì bệnh khỏi và không tái phát hoặc ít tái phát ở điều kiện sống bình thường.

 

Bệnh mạn tính thì khác. Cho dù dùng thuốc hiệu quả, các triệu chứng bệnh đã hết, bệnh khỏi, nhưng trong điều kiện sống bình thường bệnh hay tái phát, bùng phát trở lại sau một thời gian và đòi hỏi các đợt điều trị mới.

 

Cuộc sống của người mắc bệnh mạn tính là chuỗi xen kẽ các khoảng thời gian khỏi bệnh và thời gian bệnh tái phát, phải điều trị. Theo thời gian, khoảng thời gian khỏi bệnh ngày càng ngắn, khoảng thời gian bệnh tái phát ngày càng dài.

 

Mục đích điều trị bệnh mạn tính là kéo dài các khoảng thời gian khỏi bệnh, rút ngắn khoảng thời gian bị bệnh.

 

Thế mạnh của tân dược và thuốc y học cổ truyền trong điều trị các bệnh mạn tính

 

Thường thì loại thuốc nào có tác dụng nhanh thì tác dụng lại ngắn, loại thuốc nào có tác dụng chậm thì tác dụng lại lâu dài.

 

Trong điều trị bệnh mạn tính, thế mạnh của tân dược là tác dụng nhanh, thậm chí 1 số thuốc có tác dụng tức thì, nhưng tác dụng lại ngắn, thiên về điều trị triệu chứng, ít tác động được đến nguyên nhân để ngăn ngừa bệnh tái phát.

 

Do vậy bệnh tái phát và phải điều trị nhiều đợt nên thuốc dễ bị nhờn, bệnh dần kháng thuốc, làm giảm hiệu quả của thuốc, bệnh tái phát ngày càng thường xuyên, thời gian mỗi đợt điều trị ngày càng dài, khoảng thời gian khỏi bệnh ngày càng ngắn, tác dụng phụ của thuốc thêm trầm trọng và chi phí điều trị ngày càng tăng. Không hiếm trường hợp thuốc bị nhờn hoàn toàn và trở nên vô dụng, bệnh trở thành vô phương cứu chữa, người bệnh phải khổ sở sống chung với bệnh suốt đời.

 

Với bệnh mạn tính thuốc y học cổ truyền thường cho tác dụng chậm, có khi phải mất nhiều tuần, nhiều tháng mới thấy tác dụng rõ rệt, phải kiên trì dùng trong thời gian dài và dùng cho hết đợt điều trị, ngay cả các triệu chứng bệnh đã hết.

 

Nhưng thế mạnh không thể tranh cãi của thuốc y học cổ truyền là thuốc ít bị nhờn, ít tác dụng phụ, không chỉ điều trị triệu chứng mà quan trọng hơn là điều trị căn nguyên sinh bệnh, có tác dụng lâu dài và nhất là giúp làm bệnh không tái phát hoặc ít không tái phát. Nhờ vậy làm giảm nhiều chi phí chữa bệnh mạn tính, cải thiện rõ rệt chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

 

 

Thuốc Đông Y

 

Sử dụng Tân dược trong điều trị bệnh mạn tính có gây gánh nặng cho gan?

 

Như đã nói ở trên, điều trị các bệnh mạn tính thường phải sử dụng thuốc kéo dài và thường xuyên. Trên lâm sàng nếu sử dụng tân dược kéo dài có thể gây hại cho gan bởi phần lớn chất chuyển hóa qua gan. Khi bắt buộc phải sử dụng tân dược trong thời gian dài, bác sĩ sẽ theo dõi chức năng gan và hướng dẫn điều trị cho bệnh nhân.

 

Các thuốc YHCT nguồn gốc từ thiên nhiên, có sự an toàn nhất định. Bộ Y tế có danh mục thuốc độc (vị thuốc YHCT có độc tính), trong quá trình sử dụng phải chế biến, bào chế theo đúng quy trình của bộ, khi sử dụng dược liệu này phải tuân thủ các quy định bào chế của Bộ Y tế. Người dân và người bệnh không nên lo lắng về việc thuốc  YHCT có hại cho gan. Trong quá trình điều trị bệnh, bác sĩ sẽ quy định liều lượng thế nào, hàm lượng ra sao và thời gian sử dụng, trừ trường hợp người bệnh tự ý tăng liều hay dùng thuốc không biết nguồn gốc thuốc thì có hại.

 

Những băn khoăn về về thuốc y học cổ truyền

 

Thuốc cổ truyền là những thuốc có thành phần dược liệu, kết hợp các thành phần dược liệu khác nhau từ những bài thuốc cổ phương, được sử dụng điều trị từ đời này qua đời khác, thuốc đúc kết từ kinh nghiệm dân gian, hoặc bài thuốc gia truyền, hoặc kinh nghiệm của thầy thuốc dựa trên sự phối hợp nguyên lý YHCT để điều trị cho người bệnh.

 

Thuốc y học cổ truyền là những thuốc sử dụng lâu đời và đã được chứng minh trong quá trình điều trị từ thế hệ này qua thế hệ khác; những bài thuốc còn được lưu truyền đến nay luôn được coi là vốn quý vì trong suốt quá trình phát triển của dân tộc, những những thuốc không có hiệu quả đều sẽ bị đào thải.

 

Có nhiều ý kiến cho rằng hiện nay, các loại thuốc y học cổ truyền được bào chế từ dược liệu không an toàn, thường bị ngâm tẩm nhiều hóa chất, điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể như gan thận, điều này có đúng không?

 

Thực tế trước đây, Bộ Y tế nghiên cứu và phát hiện ra một số dược liệu lưu hành trên thị trường bị tẩm chất màu, hoặc bị giả mạo bằng một chất khác, những vấn đề này đã được khuyến cáo cho các bệnh viện và người dân để phát hiện ra dược liệu bị nhuộm màu hoặc giả mạo.

 

Còn với các thuốc y học cổ truyền thành phẩm được sản xuất bài bản bằng các công trình nghiên cứu, qua các công ty, được kiểm soát chất lượng dược liệu chặt chẽ bởi các cơ quan ban ngành liên quan thì hoàn toàn có thể an tâm về chất lượng đầu vào của dược liệu. Bởi nếu cách đây 5-6 năm nguồn gốc dược liệu chúng ta không thể kiểm soát được, như các dược liệu được nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng đến nay, dược liệu nhập về Việt Nam phải có giấy tờ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ và kiểm nghiệm mới được nhập khẩu. Bộ Y tế đã ban hành văn bản quy định về vấn đề này. Thời gian gần đây, chất lượng dược liệu đã được nâng lên qua việc kiểm soát nguồn gốc. Nguồn gốc ở đây có 2 vấn đề là nguồn gốc dược liệu từ nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc và nguồn gốc dược liệu từ nuôi trồng trong nước. Về nguồn gốc dược liệu từ nước ngoài, chúng ta có thể kiểm soát qua hải quan, còn dược liệu trong nước chúng ta đã có quy hoạch thành các vùng trồng. Chính phủ có nhiều ưu đãi về thuế, đất đai để phát triển thị trường dược liệu trong nước.

 

Thêm một điểm nữa là các thuốc y học cổ truyền thành phẩm có trong danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế thì đều phải tuân thủ các bước kiểm định nghiêm ngặt. Quan trọng hơn là vấn đề điều trị, nếu thuốc không có tác dụng và không an toàn thì riêng việc được cấp số đăng ký đã là không thể chứ chưa nói đến việc được người bệnh tin tưởng sử dụng lâu dài trong việc điều trị bệnh.

 

Tuy nhiên cũng nên nhìn nhận thêm một góc độ, đó là các thuốc y học cổ truyền có chất lượng tốt cũng không tránh được một tỷ lệ nhỏ bị phản ứng thuốc. Có những trường hợp bệnh nhân dùng thuốc y học cổ truyền điều trị bệnh rất tốt nhưng có thể bị dị ứng, nổi mẩn, rối loạn tiêu hóa, những phản ứng này do cơ địa của người bệnh, nhưng chưa có trường hợp nào bị suy gan hay suy thận do dùng thuốc y học cổ truyền.

 

Kết hợp Đông, Tây y trong điều trị bệnh mạn tính để cho hiệu quả cao nhất

 

Trong y học hiện đại có một số phác đồ điều trị khéo léo kết hợp các thuốc tân dược tác dụng nhanh nhưng ngắn hạn (khi ngưng dùng là hết tác dụng) để giảm nhanh các triệu chứng của các đợt cấp kết hợp với các thuốc tân dược có tác dụng chậm nhưng kéo dài (còn có tác dụng sau một thời gian ngưng thuốc). Các bệnh mạn tính như viêm xoang, hen phế quản, COPD.... thì phác đồ điều trị này là chuẩn chung của Tổ chức Y tế thế giới.

 

Vậy câu hỏi đặt ra là, tại sao không kết hợp thế mạnh của thuốc Y học cổ truyền: ít bị nhờn, ít tác dụng phụ, tác dụng lâu dài và giúp làm bệnh không tái phát hoặc ít tái phát với thế mạnh của tân dược là tác dụng nhanh, làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu để đưa ra một phác đồ tối ưu điều trị bệnh mạn tính? Ví dụ như điều trị viêm xoang hay hen phế quản thì cùng với thuốc y học cổ truyền điều trị chủ đạo (tác dụng chậm nhưng lâu dài, giúp ngăn ngừa tái phát) kết hợp với thuốc tân dược điều trị triệu chứng giảm nhanh các đợt cấp. Khi triệu chứng bệnh giảm rõ rệt và đợt điều trị ngắn bằng tân dược đã hết thì ngưng dùng thuốc tân dược và chỉ tiếp tục dùng thuốc y học cổ truyền cho hết đợt.

 

Ví dụ 1: Với bệnh thoái hóa đốt sống cổ mạn tính, cùng với thuốc y học cổ truyền điều trị chủ đạo (tác dụng chậm nhưng lâu dài, nhất là ngăn ngừa hiệu quả bệnh tái phát), ngay từ giai đoạn đầu ta cho bệnh nhân dùng bổ sung thuốc kháng viêm, giảm đau để nhanh chóng làm giảm triệu chứng đau mỏi vai gáy. Khi đau đã giảm rõ rệt, thuốc y học cổ truyền đã phát huy tác dụng (ví dụ sau 1 tháng) thì ta ngưng cho dùng thuốc kháng viêm, giảm đau mà chỉ tiếp tục dùng thuốc y học cổ truyền.

 

Ví dụ 2: Với bệnh viêm mũi dị ứng gây hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, cùng với thuốc y học cổ truyền điều trị viêm mũi dị ứng có tác dụng lâu dài, nhưng tác dụng chậm (sau 2 tuần mới có tác dụng), ngay từ đầu ta cho dùng kèm thuốc kháng histamine để nhanh chóng làm giảm các triệu chứng khó chịu, khi các triệu chứng giảm thì ta ngưng dùng kháng histamine và dùng cho hết đợt thuốc y học cổ truyền.

 

Ví dụ 3: Với bệnh hen phế quản, cùng với thuốc y học cổ truyền điều trị tình trạng viêm vốn có của phế quản giúp tình trạng viêm này giảm dần, giảm kích ứng với các tác nhân gây khởi phát các đợt cấp (cơn hen phế quản); còn khi có các cơn hen phế quản thì dùng tân dược có tác dụng giãn phế quản nhanh. Dần dần thuốc y học cổ truyền có tác dụng thì đợt cấp cũng thưa dần, hạn chế phải dùng tân dược, tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

 

Phát huy thế mạnh của thuốc y học cổ truyền để đẩy lùi các bệnh mạn tính là hiện rõ ràng đang là bài toán khó cho những người làm thuốc.

 

Nền Y học cổ truyền Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử với những bài thuốc cổ phương cả nghìn năm tuổi, những thuốc y học cổ truyền bảo tồn được những tinh túy của những bài thuốc cổ phương ấy đã hiếm và là vốn quý thì tại sao lại không được bảo tồn, duy trì và phát huy? Đó không chỉ là băn khoăn của riêng một người làm thuốc mà còn là câu hỏi đặt chung cho cả một thế hệ tiếp nối đang nỗ lực duy trì và bảo tồn những giá trị truyền thống.

 

>> Đón đọc Sự trở lại của Đông y truyền thống: Kỳ 2- Bảo tồn các dạng bào chế truyền thống của thuốc y học cổ truyền

-----------------------------

Tài liệu tham khảo: 

1. Ward, BW; Black, LI (ngày 29 tháng 7 năm 2016). “State and Regional Prevalence of Diagnosed Multiple Chronic Conditions Among Adults Aged ≥18 Years - United States, 2014.”. MMWR. Morbidity and mortality weekly report 65 (29): 735–8. PMID 27467707. doi:10.15585/mmwr.mm6529a3.
2. Noncommunicable diseases. Fact sheet”. World Health Organisation.
3. "The Revival and Development of Vietnamese Traditional Medicine: Toward Keeping a Nation in Good Health".

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát