Cụ Nguyễn Thế Trường bị hen phế quản từ nhỏ, bệnh nặng dần theo tuổi tác (hiện chưa có thuốc đặc trị khỏi bệnh). Đôi lúc còn trẻ mà đã định "chết quách đi" khỏi khổ mình, khổ cả nhà. Nhờ mầy mò, kiên trì tự tập luyện, cụ không chỉ hết bệnh, mà còn là nhà yoga số một Việt Nam, đóng góp nhiều công tích với xã hội nhờ sức khỏe, tuổi thọ...
Sự khó thở đặc trưng
Khí trời khi ta thở (hô), hít (hấp) dù qua mũi hay miệng đều xuống khí quản (ống sụn dài 10 - 14 cm, rộng 12 - 14 mm tùy người cao thấp). Cuối ống tẽ đôi thành hai phế quản đi vào phổi, lại phân thành 5 phế quản thùy, rồi lại chia tiếp ra các nhánh tiểu thùy v.v... cuối cùng là dày đặc các ống túi phổi (các phế nang). Qua hít khí vào các ống túi to nhỏ chằng chịt này, oxy được hacmoglobin trong máu thu nạp vào hồng cầu thải ra carbondiocid cũng từ phế nang khi thở ra do sự nới lỏng và sức ép từ các cơ hoành, cơ bụng cùng nội tạng.
(Ảnh minh họa)
Hai lá phổi với hệ thống phế quản to nhỏ và hàng triệu phế nang co giãn tốt có sức chứa lượng không khí không nhỏ. Song, không khí ở đâu cũng có hại, vi trùng, khói và đủ loại khí độc, nhiều khi lại là thức ăn đồ uống "không sạch", không hợp cơ địa... đưa vào cơ thể, tác động tới bộ máy hô hấp. Thêm vào đó không khí ô nhiễm làm cho ho, sổ mũi, hắt hơi, cảm cúm, ớn sốt dễ lẫn với các tiền triệu chứng hen phế quản (BronchialAsthma) dẫn đến ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mắt mũi, ho từng cơn, bồn chồn, hoảng sợ, đầy bụng...
Hiệp hội lồng ngực cùng Hội các thầy thuốc về hô hấp Mỹ và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa hen phế quản khác với hen tim, là tổn thương đặc trưng do các cơn khó thở gây tắc nghẽn một phần hay toàn bộ đường hô hấp, có thể phục hồi giữa các cơn. Theo Giáo sư Phungenda Sinha Giám đốc Viện yoga Paina Ấn Độ, sự tắc thở hoặc biến chứng của hen suyễn làm giảm phế nang dễ dẫn tới đứt mạch máu ở phổi, gây nguy hiểm.
Thực hiện kết hợp với ăn ngủ
Cụ Thế Trường xác định chữa bệnh hen bằng tự tập luyện, yêu cầu tiên quyết là phải làm chủ được bản thân áp dụng các biện pháp kết hợp ăn uống, lối sống vận động kích hoạt cơ thể nói chung và vùng bệnh cần chữa.
Ăn uống đủ dinh dưỡng, cân bằng, chủ yếu rau quả tươi, ngũ cốc. Bữa tối ăn xong hai giờ sau mới đi ngủ. Không ăn no quá 85% mỗi bữa. Ăn chậm, nhai kĩ, uống nước nhiều sau nửa giờ, 10-12 cốc mỗi ngày. Tránh các món ăn, đồ uống dễ bị dị ứng, bị kích thích mạnh, các gia vị nóng như ớt, hạt tiêu... dễ dị ứng lên cơn ho, hen do một số loài hoa, cây cỏ, lông thú vật, thảm trong nhà, bụi, khói, khí v.v... Ngủ đủ giấc 6-8 giờ/ ngày, tránh gây căng thẳng, bực bội, giận dỗi.... Giữ nếp sống sạch sẽ, ngăn nắp để tránh cảm giác ngột ngạt, bức bối, khó chịu....
Các thế tập yoga và tác động
Cố gắng công phu tập luyện trình tự các thế:
1. Tập hít - nín - thở: Tập nằm dễ hơn, không tốt bằng đứng. Nằm ngửa, thẳng người, đầu nhìn lên. Bàn tay úp sàn, cánh tay sát người. Chân duỗi thẳng cả hai bàn chân sát nhau. Hít vào mũi từ từ, "nghe" hơi vào mũi xuống ngực, bụng, dần dần phình bụng. Nín hơi, giữ hơi ở bụng, cảm giác hơi truyền lên đầu, căng tức ra tai, khắp mặt, đầu. Truyền xuống hai tay, chân, cảm giác như quả bóng xì hơi, nhẹ, dần từ chân, tay, khắp cơ thể để "thu gom" khí hư, khí dư, khí bệnh (CO2, "rác rưởi" là xác tế bào, cặn máu v.v...) thông xả qua hơi thở, qua da ra khỏi cơ thể. Có thể nhẩm đếm các thì: 4-12-8, hoặc mới tập ít đếm hơn, sau tăng dần: 4-16-12.
Tập đứng hai gót chân chụm, bàn chân mở. Tay buông áp đùi. Hít - nín - thở ba thì như nằm. Nguyên tắc chung là thả lỏng theo dõi hơi vào, "điều khí" vào mọi "ngõ ngách" ở thì nín, và từ từ "ép - lọc - thải rác rưỡi" ra ở thì thở ra để điều chỉnh, cân bằng, tăng hoạt lực, sinh lực nội tạng và toàn thân.
2. Vận tay - vai - ngực (Yjjayee asana): Đứng thẳng, chụm gót, mở bàn chân 45 độ, tay khép chặt hai bên. Bắt đầu: úp xuôi hai bàn tay. Hít vào tối đa, nhẹ, "nghe" từ từ nâng hai tay về trước ngang tầm vai, tập trung quán tưởng đang thu khí âm vào lòng bàn tay - huyệt lao cung. Nín hơi: nghiêng bàn tay đối nhau, đưa ra thẳng ngang vai. Nghĩ đang nén hơi dồn lên vùng phổi. Thở ra úp xuôi bàn tay thả xuống hai bên đùi. Xong một lượt, thu, xả khí âm.
Bước hai, ở vị trí ban đầu, ngửa bàn tay lên, từ từ đưa về trước ngang vai, quán tưởng đang thu dương khí vào Lao cung. Nín hơi: Xoay lòng bàn tay đối nhau đưa thẳng lên đầu. Nghĩ: dồn khí toàn cơ thể vào vùng bệnh phổi. Thở ra: thông xả khí thải ra huyệt Lao cung, tay vẫn ngửa, từ từ hạ dần về vị trí ban đầu. Xong quy trình bước hai thu khí dương. Nghỉ: điều hòa hô hấp ít phút, tập lại, 3 lượt, 2 lần/ngày.
Thế tập này tốt cho phổi, ngực nở, thêm chiều cao, phòng trị cả các bệnh vùng ngực, chứng mỏi vai, hay đau cổ. Người đã luyện nhiều, sau tập, đứng điều hòa hô hấp, cân bằng nội tạng, cơ thể, hào quang - rất tốt cho sức khỏe toàn thân.
Tổng hợp
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn