Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Những điều cần biết về bệnh hen phế quản


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Hen phế quản dễ tái phát khi gặp các yếu tố nguy cơ
  2. Làm gì để chẩn đoán hen phế quản
  3. Điều trị hen phế quản
  4. THUỐC HEN PHÚC HƯNG

 

Hen phế quản là bệnh lý mạn tính có thể tái đi tái lại, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa hay khi người bệnh bị viêm đường hô hấp trên. Bệnh diễn biến nhanh trong các cơn cấp tính và có thể gây tử vong nếu không theo dõi và xử trí kịp thời.

 

Hen phế quản dễ tái phát khi gặp các yếu tố nguy cơ

 

Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường thở, làm tăng tính đáp ứng đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm) gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí thì thở ra, làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, thường xảy ra ban đêm và sáng sớm, có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc.

 

Các triệu chứng điển hình của hen phế quản thường xuất hiện khi người bệnh lên cơn hen cấp tính. Có rất nhiều tác nhân có thể gây khởi phát cơn hen, cụ thể:

+ Các tác nhân dị ứng:

- Dị nguyên đường hô hấp: Thường là bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, khói thuốc lá, các con bọ sống trong chăn nệm… Cũng có thể là những chất trong công nghiệp như: bụi kim loại, khói xăng dầu, hơi sơn…

- Dị nguyên thực phẩm: Các loại hải sản (tôm, cua, cá, sò…), trứng, thịt gà, lạc.

- Thuốc: Aspirin, penicillin…

- Tác nhân nhiễm khuẩn: Các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan… là một trong những nguyên nhân gây ra cơn hen ở bệnh nhân có cơ địa dị ứng.

 

+ Các tác nhân không dị ứng như các yếu tố tâm lý: Tình trạng lo âu, căng thẳng, sang chấn tâm lý…

Những người có cơ địa dị ứng hay tiền sử gia đình có người mắc hen phế quản là đối tượng nguy cơ có thể mắc hen phế quản.

 

 

Đường thở ở bệnh nhân hen phế quản (Ảnh minh họa: www.benhhen.vn)

 

Làm gì để chẩn đoán hen phế quản

 

Người bệnh sẽ được thăm khám một cách chi tiết, khai thác các yếu tổ về tiền sử, diễn biến của các triệu chứng để đưa ra chẩn đoán. Cụ thể:

- Người bệnh được đánh giá các triệu chứng lâm sàng: Bệnh nhân thường vào viện vì các triệu chứng của một cơn hen phế quản cấp.

- Khám lâm sàng: Căn cứ vào lý do vào viện của bệnh nhân cùng các triệu chứng khai thác được, từ đó định hướng chẩn đoán và tiến hành khám lâm sàng. Việc này không chỉ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh mà còn giúp loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự như phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phế quản mạn tính…

- Đo chức năng hô hấp: Bệnh nhân sẽ được sử dụng hô hấp kí, đo lưu lượng đỉnh trước và sau khi sử dụng thuốc giãn phế quản. Nếu chức năng phổi cải thiện sau khi dùng thuốc giãn phế quản thì bệnh nhân có khả năng bị hen phế quản.

- Chẩn đoán hình ảnh: X-Quang ngực hay CT Scan đế đánh giá những bất thường.

- Một số xét nghiệm khác: Xét nghiệm Methacholin, xét nghiệm NO, xét nghiệm bạch cầu ưa acid trong đàm… có thể hữu ích trong một số trường hợp.

 

Điều trị hen phế quản

 

Hen phế quản khó có thể khỏi hoàn toàn. Mục tiêu dài hạn của điều trị hen là kiểm soát tốt triệu chứng và duy trì khả năng hoạt động bình thường. Giảm thiểu nguy cơ trong tương lai gồm tử vong do hen, đợt cấp, giới hạn luồng khí dai dẳng và tác dụng phụ của thuốc.

 

Điều trị hen là chu trình liên tục bao gồm: Đánh giá mức độ của bệnh nhân, điều chỉnh thuốc và đánh giá đáp ứng, có thể tăng bậc hoặc giảm bậc điều trị hen.

 

Thuốc điều trị hen được chia thành 3 loại chính:

- Thuốc kiểm soát hen phế quản dài hạn (thuốc dự phòng): Là các thuốc dùng duy trì để điều trị bệnh hen giúp làm giảm nguy cơ đợt cấp và hỗ trợ chức năng hô hấp nhờ tác dụng kiểm soát tình trạng viêm đường thở. Hiện nay có nhiều thuốc kiểm soát hen hiệu quả như Symbicort, Seretide… Đông y: thuốc hen Phúc Hưng.

- Thuốc cắt cơn hen tác dụng nhanh: là các thuốc dùng để cắt cơn hen và giảm triệu chứng, khi bệnh nhân có cơn khó thở hoặc đợt cấp hen. Giảm nhu cầu hoặc không cần dùng thuốc cắt cơn hen là mục tiêu quan trọng của điều trị hen. Các thuốc cắt cơn hen thường gặp gồm Ventolin, Berodual…

- Thuốc điều trị phối hợp đối với hen nặng: Đây là các thuốc được xem xét khi bệnh nhân có triệu chứng hen dai dẳng và/hoặc vẫn còn đợt cấp dù đã tối ưu hóa điều trị bằng liều cao của thuốc dự phòng, thuốc cắt cơn và đã phòng tránh các yếu tố nguy cơ.

 

Sự lựa chọn phương pháp điều trị cụ thể tùy thuộc vào tuổi, triệu chứng, yếu tố khởi phát, bậc hen và các yếu tố kiểm soát bệnh. Bệnh nhân cần được theo dõi và tái khám, để có thể đánh giá mức độ kiểm soát hen trên bệnh nhân, từ đó có những điều chỉnh phù hợp về kế hoạch điều trị trong thời gian tiếp theo.

 

Xem thêm thông tin về thuốc dự phòng của y học cổ truyền (Thông tin dành cho cán bộ Y tế):

 

Thuốc đông dược

 

THUỐC HEN PHÚC HƯNG

 

(Sản xuất tại nhà máy đạt thực hành sản xuất tốt của tổ chức y tế thế giới GMP - WHO)

 

Điều trị hen phế quản, viêm phế quản mãn tính, bệnh tâm phế mãn.

Phòng ngừa cơn hen tái phát.

 

 

Thành phần: Lọ 250ml

Mỗi lọ chứa 250ml cao lỏng (1:1) được chiết xuất từ 266,5g dược liệu đã qua chế biến gồm:

Tô tử (Fructus Perillae frutescensis): 40g

Bán hạ nam chế (Rhizoma Typhonii trilobati praeparata): 34g

Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae): 17g

Quế (Vỏ thân, vỏ cành) (Cortex Cinnamomi): 8,5g

Tiền hồ (Radix Peucedani): 34g

Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae): 28g

Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis): 14g

Đương quy (Radix Angelicae sinensis): 40g

Lá táo (Folium Ziziphus mauritiana): 34g

Sinh khương (Rhizoma Zingiberis recens): 17g

Tá dược: Natri benzoat, đường kính, nước tinh khiết: Vừa đủ 250ml

 

Tác dụng: Giáng khí, bình suyễn, ôn hóa đàm thấp.

 

Chỉ định:

- Hen phế quản, viêm phế quản mãn tính, bệnh tâm phế mãn.

- Các trường hợp ho suyễn, tức ngực, đờm nhiều, khó thở.

- Phòng ngừa cơn hen tái phát.

 

Cách dùng – Liều dùng: Ngày uống 2 lần, sau bữa ăn.                                                                                                                                                                                                                                                                               

Trẻ dưới 6 tuổi: mỗi lần 10ml.

Trẻ từ 6 - 14 tuổi: mỗi lần 20ml.

Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn: mỗi lần 30ml.

 

Chống chỉ định:

Phụ nữ có thai, người tiểu đường.

Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc:

Thận trọng khi dùng thuốc cho người tăng huyết áp.

 

Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai.

Phụ nữ cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ cho con bú, chỉ nên dùng thuốc nếu lợi ích vượt trội so với nguy cơ.

 

Website: www.phuchung.vn

https://www.facebook.com/benhhenphequan

Liên hệ: 1800 5454 35

Công ty TNHH Đông dược Phúc Hưng

Số 96 - 98 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội.

Số giấy xác nhận: 3e/2023/XNTT/YDCT

ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG.

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát