Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Hưởng ứng ngày hen toàn cầu năm 2024


Ngày Hen Toàn cầu được khởi xướng bởi tổ chức Global Initiative for Asthma (GINA) (Tổ chức Sáng kiến Toàn cầu về Hen Phế quản), một tổ chức được phối hợp thành lập bởi Tổ chức Y tế Thế giới vào năm 1993. Ngày Hen Toàn cầu được tổ chức vào ngày thứ 3 của tuần đầu tiên tháng 5 hằng năm (năm nay là ngày 7/5/2024) nhằm tăng cường nhận thức về bệnh Hen phế quản trên toàn cầu.

 

Mỗi năm GINA sẽ chọn một chủ đề, chuẩn bị địa điểm và phân bổ nguồn lực cũng như vật lực của Ngày Hen Toàn cầu. GINA cũng duy trì Trung tâm Ngày Hen Toàn cầu trên mạng internet, nơi mọi nguồn lực và vật lực có sẵn để tải xuống và một danh sách hoàn chỉnh những hoạt động hưởng ứng Ngày Hen Toàn cầu trên toàn thế giới được cập nhật một cách đều đặn.

 

Ngày Hen Toàn cầu đầu tiên được tổ chức năm 1998 với sự tham gia của hơn 35 quốc gia, nơi diễn ra các hoạt động chính là Barcelona, Tây Ban Nha. Số thành viên tham gia vẫn gia tăng qua từng năm, và ngày này đã trở thành một trong những ngày hội giáo dục nhận thức về hen phế quản quan trọng nhất.

 

 

“Asthma education empowers” (Trao quyền giáo dục về bệnh hen phế quản) là chủ đề của ngày hen toàn cầu 2024

 

Trong không khí của Ngày Hen Toàn cầu 2024, Tổ chức Sáng kiến Toàn cầu về Hen phế quản (GINA) đã chọn: “Asthma education empowers” (Trao quyền giáo dục về bệnh hen phế quản) làm chủ đề của năm nay. GINA nhấn mạnh sự cần thiết trong việc thúc đẩy người mắc bệnh hen phế quản được trang bị những kiến thức phù hợp nhằm quản lí được bệnh của họ, cũng như biết lúc nào cần phải tìm sự trợ giúp y tế. Chuyên gia y tế kêu gọi tăng cường hơn nữa trong nhận thức về tỉ lệ mắc và tử vong có thể tránh được do bệnh hen phế quản và đồng thời công khai những bằng chứng cho thấy sự hiệu quả của việc kiểm soát hen phế quản, từ đó có thể cung cấp những thông tin trực quan và tin cậy cho bệnh nhân.

 

Hen phế quản là trong những bệnh không truyền nhiễm phổ biến nhất toàn cầu, gây ảnh hưởng cho xấp xỉ 260 triệu người và chịu trách nhiệm cho hơn 45.000 ca tử vong mỗi năm trên thế giới, đa phần trong số đó có thể phòng tránh được. Hiện khoảng 3,9% dân số Việt Nam, tương đương 4 triệu người mắc bệnh.

 

Các vấn đề chung cần được giáo dục là chẩn đoán dưới mức hoặc thiếu chính xác; sử dụng không đúng mức thuốc chống viêm dạng hít chứa corticoid và việc lạm dụng cũng như bị phụ thuộc quá mức vào thuốc cường beta 2 tác dụng ngắn dạng hít (SABA); nhận thức kém về những ca bệnh yêu cầu đánh giá chuyên môn và quản lí chuyên sâu. Tại những quốc gia thu nhập nhập trung bình thấp, sự thiếu thốn của các loại thuốc hít và đặc biệt là thuốc hít chứa corticoid là nguyên nhân chủ yếu gây ra 90% số ca tử vong do hen xảy ra tại các quốc gia này.

 

Những nhà hoạch định chính sách và công nghiệp dược phẩm kêu gọi nâng cao nhận thức về tỉ lệ mắc bệnh có thể phòng tránh được liên quan đến căn bệnh phổ biến này bất chấp sự tồn tại của các phương pháp điều trị kiểm soát hiệu quả cao và tăng cường nỗ lực để đảm bảo rằng các loại thuốc xịt, hít thân thiện với môi trường được cung cấp ở tất cả các quốc gia, “Không ai bị bỏ lại phía sau”.

  

Ngoài việc bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán đúng bệnh, kê đúng thuốc và người bệnh tuân thủ điều trị thì việc giáo dục cho bệnh nhân các biện pháp không dùng thuốc cũng rất quan trọng, nhằm kiểm soát tốt cũng như tránh tăng nặng thêm bao gồm:

 

+ Cai thuốc lá và tránh tiếp xúc khói thuốc lá, ngày nay cần cai cũng như tránh cả thuốc lá điện tử hay thuốc lá nung nóng. Ngay lần khám đầu tiên, động viên người bị hen hút thuốc cai thuốc, tránh phơi nhiễm khói thuốc trong môi trường. Đánh giá những bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá trên 10 năm để tìm COPD hoặc chồng lấp hen – COPD, vì tình trạng này cần các phương pháp điều trị bổ sung.

+ Hoạt động thể chất: khuyến khích người bệnh hen tham gia các hoạt động thể chất phù hợp với tình trạng bệnh, thể trạng một cách đều đặn, cung cấp cho bệnh nhân lời khuyên về phòng ngừa và xử trí cơn co thắt phế quản do vận động.

+ Tránh tiếp xúc với các dị nguyên có thể khởi phát tình trạng bệnh như: bụi, phấn hoa, khói, lông động vật...

+ Tìm hiểu kĩ trước khi sử dụng nhằm tránh bất kì loại thuốc nào có thể khiến tình trạng hen trở nặng. Dặn bệnh nhân luôn công khai tình trạng hen mỗi khi đi khám các bệnh lí khác.

+ Tiêm vắc xin phòng cúm hằng năm.

+ Giảm cân đối với những bệnh nhân hen bị béo phì.

+ Thực đơn lành mạnh: tăng cường rau xanh, trái cây.

+ Tập thở: tập thở có thể bổ sung lợi ích vào liệu pháp hen dùng thuốc đối với các triệu chứng và chất lượng cuộc sống.

+ Tránh chất ô nhiễm không khí cũng như các điều kiện thời tiết bất lợi.

 

Tổng đài tư vấn sức khỏe 1800 5454 35

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát