Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

DS Đỗ Kim Xuyên chia sẻ về hen phế quản ở trẻ em - Nguyên nhân, dấu hiệu và những lưu ý khi điều trị và phòng bệnh


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Hen phế quản ở trẻ khác gì so với hen ở người lớn?
  2. Triệu chứng phân biệt hen phế quản ở trẻ nhỏ và các bệnh lý hô hấp khác
  3. Môi trường sống và những lưu ý giúp trẻ hạn chế tái phát cơn hen
  4. Điều trị hen cần đặc biệt lưu ý cách xử trí khi lên cơn hen cấp tính
  5. Điều trị dự phòng – chìa khóa vàng giúp kiểm soát hen ở trẻ
  6. Có thể phòng bệnh cho trẻ không? Trẻ mắc viêm phế quản có biến chứng sang hen phế quản?

Tỷ lệ trẻ nhỏ mắc bệnh hen phế quản/suyễn tại Việt Nam vẫn không ngừng tăng lên trong những năm qua. Tỷ lệ trẻ ở độ tuổi 12 – 13 mắc hen phế quản hiện cao nhất Châu Á, tính riêng tại TP Hồ Chí Minh, cứ 10 trẻ thì có 3 trẻ mắc hen/suyễn. Nhưng thực tế đáng lo ngại nhất hiện này là việc chẩn đoán hen phế quản ở trẻ thường chậm trễ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Điều này làm hạn chế cơ hội điều trị của trẻ, trẻ thường xuyên bị lên cơn khó thở, phải nhập viện – nghỉ học.  

 

Hen phế quản ở trẻ khác gì so với hen ở người lớn?

 

Hen phế quản/suyễn là bệnh lý viêm mạn tính của đường thở. Tình trạng viêm này làm cho đường thở trở nên rất nhạy cảm với các chất kích thích khác nhau. Khi tiếp xúc với các chất kích thích này, đường thở (chủ yếu là phế quản) sẽ phù nề, co thắt, chứa đầy chất nhầy nên bị tắc nghẽn khiến cho người bệnh có cơn ho, khò khè, khó thở.

 

Ở trẻ nhỏ, bệnh hen phế quản tương tự như ở người lớn, có 3 hiện tượng bệnh lý cơ bản là viêm, co thắt và gia tăng tính phản ứng của phế quản. Trong đó viêm là quá trình chủ yếu trong cơ chế bệnh sinh của hen phế quản. Đây là hiện tượng viêm theo cơ chế miễn dịch – dự ứng có sự tham gia của nhiều yếu tố khác nhau, gây ra tình trạng co thắt phế quản. Còn có sự gia tăng tính phản ứng phế quản là đặc điểm quan trọng trong bệnh hen phế quản. Sự biến đổi tính phảm ứng phế quản liên quan đến nhịp ngày đêm của sức cản phế quản và là cơ sở để giải thích sự xuất hiện cơn hen phế quản do gắng sức, do khói các loại, do không khí lạnh và do các mùi mạnh khác.

 

Các nguyên nhân gây ra bệnh lý hen ở trẻ cũng tương tự như ở người lớn là thay đổi thời tiết, dị nguyên đường hô hấp (bụi nhà, nấm mốc, lông súc vật, phấn hoa….); Dị nguyên thức ăn (dị ứng tôm, cua..); Thuốc và các loại hóa chất.

 

Mức độ nguy hiểm của bệnh hen đối với trẻ nhỏ cần được lưu tâm hơn vì các triệu chứng thông thường của bệnh hen như ho đờm cũng có thể gây tắc nghẽn đường thở gây tím tái, cực kỳ nguy hiểm.

 

Hen là bệnh có tính chất gia đình, di truyền và hoàn toàn không phải là bệnh lây lan, truyền nhiễm.

 

Triệu chứng phân biệt hen phế quản ở trẻ nhỏ và các bệnh lý hô hấp khác

 

Trẻ bị ho, khò khè kéo dài có phải bị hen phế quản? Con thường ho về đêm, hay nôn trớ có phải hen phế quản? Trẻ bị ho khi thời tiết thay đổi có phải là hen phế quản? Ho có phải là hen? Đây là những câu hỏi thường được các bậc phụ huynh đặt cho chuyên gia.

 

Chẩn đoán hen phế quản ở trẻ thường gặp khó khăn do trẻ chưa biết dùng hô hấp ký khi thăm khám. Chẩn đoán thường dễ dàng hơn khi trẻ đang lên cơn hen (Có triệu chứng ho, khò khè, khó thở, có cảm giác nặng ngực). Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào bác sĩ cũng có thể tiếp cận trẻ tại thời điểm trẻ lên cơn khó thở.

 

Với các bậc phụ huynh là người trực tiếp chăm sóc bé, cần nghi ngờ trẻ mắc bệnh hen khi có các dấu hiệu sau:

 

  • Trẻ bị ho tái đi tái lại nhiều lần (đặc biệt là ho về đêm), khò khè, khó thở xuất hiện hay nặng hơn khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố khởi phát (khi thay đổi thời tiết, khi trẻ gắng sức, hay khi ăn “trúng” một thức ăn nào đó,...).

  • Nếu như khò khè, khó thở là những gợi ý khá điển hình, thì triệu chứng ho tái đi tái lại là triệu chứng khá đặc biệt và thường bị bỏ sót. Có một số ít trẻ mắc hen chỉ biểu hiện bằng những cơn ho về đêm mà không hề có triệu chứng gợi ý nào khác và ban ngày trẻ lại hoàn toàn bình thường, đây được gọi là “hen dạng ho” – một thể khá đặc biệt của bệnh và thường bị bỏ sót. Trong trường hợp này, trẻ cần được đưa đến khám chuyên khoa hô hấp để có thể được chẩn đoán phù hợp.

 

Môi trường sống và những lưu ý giúp trẻ hạn chế tái phát cơn hen

 

Tránh và hạn chế cho trẻ tiếp xúc những nguyên nhân có thể làm khởi phát cơn hen:

 

- Không để thú vật (chó, mèo,…) trong nhà, diệt gián

- Không hút thuốc lá trong nhà và ở nơi gần trẻ

- Không để những chất nặng mùi trong nhà.

- Tránh dùng các loại thuốc xịt như nước hoa xịt phòng , thuốc xịt muỗi, côn trùng.

 

Nơi ngủ của trẻ cần được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, không nên trải thảm. Thường xuyên giặt khăn trải giường và chăn mền bằng nước nóng, phơi khô ngoài nắng. Không nên cho trẻ chơi thú nhồi bông cũng như không cho thú vật vào nơi trẻ ngủ.

 

Điều trị hen cần đặc biệt lưu ý cách xử trí khi lên cơn hen cấp tính

 

Cần nhận biết sớm các dấu hiệu cho biết một cơn hen đang đến: ho, khò khè, nặng ngực, khó thở, thức giấc về đêm. Khi cơn hen đến, cho trẻ dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh (dưới dạng hít hay xông).

 

Khi trẻ có những dấu hiệu sau cần cho trẻ đi cấp cứu ngay:

-  Thuốc cắt cơn không có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng ngắn , trẻ vẫn còn khó thở

-  Nói năng khó nhọc

-  Trẻ phải ngồi thở, co kéo vùng xung quanh xương sườn và cổ khi thở

-  Tím tái môi hay đầu ngón tay: Đây là dấu hiệu rất nguy kịch

 

Điều trị dự phòng – chìa khóa vàng giúp kiểm soát hen ở trẻ

 

Để phòng ngừa hen cần các bậc phụ huynh cần lưu ý những vấn đề sau: Cho trẻ tránh xa những nguyên nhân khởi phát cơn hen và dùng thuốc cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài các thuốc cắt cơn, các bác sĩ trẻ chỉ định thuốc dự phòng cơn hen cho trẻ. Thuốc phòng ngừa hiệu quả nhất hiện nay là những thuốc kháng viêm dùng dưới dạng hít hoặc thuốc thảo dược ngừa cơn. Thời gian dùng thuốc phải đủ dài (thường nhiều tháng) để có đủ khả năng cải thiện được tình trạng viêm đường thở.

 

Ngoài dự phòng cho trẻ theo Tây y, có thể cho trẻ dự phòng bằng thuốc Đông y. Hiện nay thuốc hen thảo dược là thuốc điều trị duy nhất đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị, không phải thực phẩm năng. Người bệnh có thể tham khảo thêm chia sẻ của Dược Sỹ Đỗ Thị Kim Xuyến - Nhà thuốc 149 Nguyễn Đức Cảnh, Hai Bà Trưng, Hà Nội để hiểu rõ hơn về bệnh lý hen ở trẻ và việc điều trị dự phòng hen ở trẻ bằng thuốc hen thảo dược đem lại hiệu quả ra sao:

 

 

Có thể phòng bệnh cho trẻ không? Trẻ mắc viêm phế quản có biến chứng sang hen phế quản?

 

Sự phát triển và diễn tiến kéo dài của bệnh lý hen phế quản là do sự tương tác gen - môi trường. Viêm phế quản tái đi tái lại có thể gây ra tình trạng viêm mạn tính đường thở, dưới tác động của các yếu tố môi trường, có thể gây ra bệnh lý hen phế quản. Vì vậy cần lưu ý các yếu tố sau để giảm nguy cơ mắc hen phế quản ở trẻ nói riêng và ở người có nguy cơ mắc hen nói chung:

 

Với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh:

 

- Tránh phơi nhiễm khói thuốc lá trong môi trường lúc mang thi và năm đầu đời

- Khuyến khích sinh qua âm đạo

- Khuyên nuôi con bằng sữa mẹ vì các lợi ích sức khỏe chung

- Nếu có thể, hạn chế sử dụng paracetamol và kháng sinh phổ rộng trong năm đầu đời

- Nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm các đợt khò khè lúc mới sinh

- Tiếp nhận bổ sung Vitamin D qua thức ăn hoặc ánh sáng mặt trời hoặc chỉ định của bác sỹ

 

Với người lớn cần đặc biệt hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, đặc biệt không hút thuốc lá, tránh viêm đường hô hấp trên tái đi tái lại, không lạm dụng kháng sinh và các thuốc chống viêm có tác tác dụng kéo dài.

 

Tham vấn y khoa: DS Đỗ Kim Xuyến - Ths.Bs Nguyễn Quỳnh Xuân

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát