Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Đề phòng 7 căn bệnh liên quan đến hen phế quản


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. 1. Viêm mũi dị ứng liên quan đến hen phế quản
  2. 2. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và hen phế quản
  3. 3. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
  4. 4. Béo phì và hen phế quản
  5. 5. Viêm xoang và hen phế quản
  6. 6. Chứng ngưng thở khi ngủ
  7. 7. Lo lắng và trầm cảm

Hen phế quản là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

 

Dưới đây là 7 bệnh lý thường liên quan đến bệnh hen phế quản:

 

1. Viêm mũi dị ứng liên quan đến hen phế quản

 

Viêm mũi dị ứng là bạn đồng hành phổ biến của bệnh hen phế quản. Cả hai tình trạng này đều có những con đường gây viêm cơ bản và các tác nhân kích thích từ môi trường tương tự nhau, như phấn hoa, mạt bụi và lông thú cưng. Khi bệnh nhân hen đồng thời mắc viêm mũi dị ứng sẽ khó chữa hơn nếu chỉ mắc hen hoặc mắc viêm mũi dị ứng.

 

Kiểm soát viêm mũi dị ứng cùng với bệnh hen phế quản là cần thiết để kiểm soát triệu chứng một cách toàn diện.

 

Thuốc điều trị với người mắc cả hen phế quản và viêm mũi dị ứng là corticoid, kháng leukotrien, kháng IgE và điều trị miễn dịch đặc hiệu. Giảm mẫn cảm là phương pháp điều trị hen đặc hiệu, làm giảm tình trạng dị ứng của người bệnh khi tiếp xúc với dị nguyên. Để giảm mẫn cảm, người ta đưa ra dị nguyên đã gây dị ứng vào bệnh nhân theo đường dưới da, dưới lưỡi hoặc viên uống với liều tăng dần làm giảm nhạy cảm cơ quan tiếp nhận dị nguyên, giảm giải phóng canxi, tăng cường kháng thể bao vây, tạo dung nạp tạm thời với dị nguyên làm giảm tình trạng dị ứng hoặc hen phế quản…

 

Giảm mẫn cảm có chỉ định tốt nhất cho bệnh nhân trẻ tuổi có viêm mũi nặng hoặc hen phế quản nhẹ xảy ra theo mùa hoặc đã phát hiện ra dị nguyên mà bệnh nhân vẫn phải làm việc, chung sống và sinh hoạt trong môi trường đó.

 

 

Viêm mũi dị ứng là bạn đồng hành phổ biến của bệnh hen phế quản.

 

2. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và hen phế quản

 

Mặc dù hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là những bệnh riêng biệt nhưng chúng có thể chồng chéo lên nhau, đặc biệt ở người lớn tuổi mắc bệnh hen phế quản lâu năm.

 

Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) được đặc trưng bởi sự hạn chế luồng không khí tiến triển, thường xuất phát từ việc hút thuốc hoặc tiếp xúc với các chất kích thích phổi. Hen phế quản và COPD cùng tồn tại, được gọi là hội chứng chồng chéo hen-COPD (ACOS), đặt ra những thách thức đặc biệt trong chẩn đoán và điều trị.

 

Yếu tố khởi phát liên quan tới ACOS (chồng chéo hen COPD)

- Hút thuốc lá

- Nhiễm virus

- Lông súc vật

- Không khí lạnh

- Bụi nhà, bụi công nghiệp

- Nấm mốc

 

Thuốc nào điều trị ACOS thường bao gồm:

- Thuốc cường beta 2 adrenergic

- Kháng cholinergic

- Glucocorticoid

- Kháng leukotriene

- Cromoglycat

- Thuốc phối hợp 2 trong một: LABA/ICS; cường beeta 2/kháng cholinergic...

 

3. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

 

Hen phế quản và GERD thường xảy ra cùng nhau. Trào ngược gây ra các triệu chứng hen phế quản hoặc làm trầm trọng thêm bệnh hen phế quản hiện có. Trào ngược axit từ dạ dày có thể gây kích ứng đường hô hấp, dẫn đến co thắt phế quản và ho.

 

Quản lý GERD thông qua điều chỉnh lối sống và dùng thuốc có thể giúp cải thiện đáng kể việc kiểm soát bệnh hen phế quản.

 

4. Béo phì và hen phế quản

 

Béo phì là một yếu tố nguy cơ rõ ràng đối với bệnh hen phế quản, vì trọng lượng cơ thể dư thừa có thể góp phần gây viêm và chèn ép cơ học đường thở. Bệnh hen phế quản nặng hơn và khó kiểm soát hơn ở những người béo phì. Các chiến lược quản lý cân nặng, như chế độ ăn kiêng và tập thể dục, là những thành phần thiết yếu trong việc chăm sóc bệnh hen phế quản cho những đối tượng này.

 

5. Viêm xoang và hen phế quản

 

Viêm xoang mạn tính - tình trạng viêm xoang kéo dài ít nhất 12 tuần, thường tồn tại đồng thời với bệnh hen phế quản. Viêm xoang có cơ chế viêm tương tự với bệnh hen phế quản và nhiễm trùng xoang có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen phế quản. Điều trị viêm xoang bằng thuốc hoặc trong trường hợp nặng cần phẫu thuật để cải thiện việc kiểm soát hen phế quản.

 

6. Chứng ngưng thở khi ngủ

 

Bệnh hen phế quản và chứng ngưng thở khi ngủ có mối quan hệ hai chiều. Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn được đặc trưng bởi sự ngừng thở trong khi ngủ. Bệnh hen phế quản có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ và làm trầm trọng thêm các triệu chứng ngưng thở khi ngủ, trong khi chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây ra các cơn hen phế quản về đêm.

 

Xác định và điều trị chứng ngưng thở khi ngủ là cần thiết để tối ưu hóa việc kiểm soát bệnh hen phế quản và sức khỏe tổng thể.

 

7. Lo lắng và trầm cảm

 

Bệnh hen phế quản có liên quan đến tỷ lệ lo lắng và trầm cảm cao hơn, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc tuân thủ điều trị và kết quả bệnh. Căng thẳng tâm lý cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen phế quản thông qua con đường thần kinh nội tiết. Việc tích hợp hỗ trợ sức khỏe tâm thần vào chăm sóc bệnh hen phế quản là rất quan trọng để giải quyết các bệnh đi kèm này, cải thiện sức khỏe tổng thể.

 

Hen phế quản thường tồn tại cùng với nhiều bệnh khác, có thể làm phức tạp việc điều trị và làm kết quả xấu đi. Việc xác định và giải quyết các bệnh đi kèm này là quan trọng để chăm sóc hen toàn diện, nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp điều trị đa ngành đối với căn bệnh này.

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát