Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Chuyển mùa, dự phòng cơn hen phế quản bùng phát


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Chuyển mùa khiến các cơn hen cấp tính thường xuyên tái phát
  2. Biểu hiện của hen phế quản cấp tính
  3. Khi nào có cơn hen cấp tính mới là tái phát “BỆNH”?
  4. Cần làm gì để dự phòng và kiểm soát cơn hen?

Hen phế quản (hen suyễn) là bệnh lý mạn tính đặc trưng bởi tình trạng đường dẫn khí bị thu hẹp, tiết nhầy gây co thắt phế quản khiến người bệnh khó thở. Các đợt tăng nặng của hen phế quản có thể khởi phát bởi các yếu tố thời tiết như chuyển mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường, độ ẩm cao, mưa giông, sấm sét...

 

Chuyển mùa khiến các cơn hen cấp tính thường xuyên tái phát

 

Theo các bác sĩ, trẻ em, người già và đặc biệt những bệnh nhân hen phế quản là những đối tượng cực “nhạy” với thời tiết chuyển mùa đông xuân hay xuân hè (thời tiết nồm ẩm).

 

Những ngày chuyển mùa, với nền nhiệt thay đổi nhanh trong ngày và độ ẩm cao khiến đường hô hấp của của bệnh nhân hen phế quản vốn đã nhạy cảm nay càng dễ dàng bị virus, vi khuẩn tấn công gây tình trạng bội nhiễm. Thống kê tại các cơ sở y tế, tỷ lệ bệnh nhân hen phế quản tái phát các đợt cấp và trẻ mắc hen bội nhiễm tăng mạnh trong những ngày chuyển mùa.

 

Hầu hết các ca bệnh đến khám và nhập viện đều do bệnh lý hen phế quản tiến triển nặng với các đợt cấp ho, khò khè, khó thở, nặng ngực kèm theo sổ mũi, sốt. Ở trẻ nhỏ thì có biểu hiện bỏ bú, khó thở, ho do tắc đờm. Đặc biệt là những trẻ có tiền sử mắc hen suyễn trước đó, thời tiết này khiến tình trạng ho, rít vì hen rất nặng nề. Có những bé, cả một mùa đông không phải dùng xịt dự phòng hen, nhưng thời điểm giao mùa xuân hè này, dùng liên tục vẫn có cơn ho, rít và các cơn hen cấp tính xuất hiện với tần suất ngày càng tăng mạnh.

 

 

Những ngày chuyển mùa, với nền nhiệt thay đổi nhanh trong ngày và

độ ẩm cao khiến đường hô hấp của của bệnh nhân hen phế quản trở nên nhạy cảm hơn (Ảnh minh họa)

 

Những đối tượng như béo phì, người hút thuốc lá (kể cả hút thuốc lá thụ động); người có mẹ hút thuốc trong thời kỳ mang thai, người thường xuyên tiếp xúc với khói bụi và các chất gây ô nhiễm, hóa chất độc hại hoặc bụi trong các nhà máy xí nghiệp và người sinh thiếu cân non tháng; dù trước đó chưa có tiền sử bệnh lý hen nhưng vốn tiềm ẩn các yếu tố nguy cơ thì có thể khởi phát các cơn hen cấp tính vào thời điểm giao mùa.  

 

Biểu hiện của hen phế quản cấp tính

 

Cơn hen phế quản cấp tính thường xuất hiện với các dấu hiệu như mệt mỏi, đau đầu, khó thở tăng dần. Cá biệt cũng có trường hợp bệnh nhân hen suyễn lên cơn co thắt dữ dội, suy hô hấp cấp và tử vong. Người bệnh khó thở khi thở ra, hoảng hốt, vã mồ hôi lạnh, co kéo cơ hô hấp và đặc trưng nhất là tiếng cò cử hay tiếng thở khò khè (khò khè thường gặp nhiều ở trẻ em). Những bệnh nhân mắc hen bậc 3, bậc 4 thường có các cơn hen cấp tính nghiêm trọng, thở rất nặng nhọc, ngực như có cảm giác bó chặt, chèn ép và thường phải ngồi dậy, bám vào thành giường để thở. Người bệnh có tiền sử hút thuốc lá có thể gặp phải tình trạng ho nhiều với đờm trắng, dính hoặc đặc quánh kèm theo; hoặc sốt cao và ho khạc đờm vàng nếu có nhiễm khuẩn (bội nhiễm).

 

Các trường hợp hen nặng, nghe phổi bệnh nhân thấy đầy tiếng ran (ran rít hoặc ran), người bệnh thường kém đáp ứng với thuốc giãn phế quản. Nếu không được can thiệp sớm bởi các bác sĩ, diễn biến của cơn hen sẽ nặng dần lên, chuyển thành nguy kịch với các dấu hiệu như mạch chậm rời rạc, tụt huyết áp, hôn mê, thở ngáp, nghe phổi “im lặng”. Có các dấu hiệu này đồng nghĩa với việc bệnh nhân sắp tử vong.

 

Khi nào có cơn hen cấp tính mới là tái phát “BỆNH”?

 

Không phải lên cơn hen cấp tính thì người bệnh mới mắc bệnh và cần điều trị. Người bệnh cần nhận thức được rằng hen phế quản là bệnh mạn tính được đặc trưng bởi 3 cơ chế:

- Viêm đường thở mạn tính (luôn tồn tại ngay cả khi các cơn hen cấp tính không xuất hiện)

- Đường thở phản ứng cao với các loại kích thích khác nhau (tình trạng viêm mạn tính nặng lên)

- Tắc nghẽn các đường thở tự hồi phục được hoặc dưới tác dụng của thuốc (khi đường thở bị viêm và tiếp xúc với các loại kích thích gây phản ứng quá mức + tắc nghẽn đường thở).

 

 

Đường thở bị viêm mạn tính là tình trạng "thường trực" ở bệnh nhân hen suyễn (Ảnh minh họa)

 

Vì hen được đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn tính đường thở nên kể cả khi không có cơn hen thì bệnh vẫn đang diễn tiến thầm lặng. Cơn hen cấp tính chỉ được coi như một “biến cố cấp tính” diễn ra trên nền bệnh mạn tính. Nếu người bệnh không nhận thức được điều này mà chỉ tập chung điều trị khi có các cơn khó thở thì bệnh ngày càng khó kiểm soát.

 

Theo một nghiên cứu được thực hiện tại nhà thuốc năm 2020 từ 14 tỉnh thành phố ở Việt Nam cho thấy có đến 68% bệnh nhân đã mua từ 3 bình thuốc cắt cơn trở lên trong năm vừa qua. Người bệnh lạm dụng các thuốc cắt cơn trong điều trị mà không biết rằng việc sử dụng 3 bình thuốc cắt cơn/năm có thể tăng gấp 2 lần nguy cơ nhập viện. Sử dụng thuốc cắt cơn quá mức liên quan đến các kết cục xấu như tăng phản ứng quá mức đường thở, giảm đáp ứng giãn phế quản có thể dẫn đến tăng nguy cơ nhập cấp cứu và có thể tăng nguy cơ tử vong.

 

Năm 2020, Bộ Y tế đã ban hành “Hướng dẫn quốc gia về chẩn đoán và điều trị hen phế quản người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, trong đó cũng đã cảnh báo việc sử dụng thường xuyên hoặc quá mức thuốc cắt cơn có thể làm tăng nguy cơ nhập viện và gây tử vong cho người bệnh.

 

Để hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc cắt cơn và giúp người bệnh kiểm soát tốt tình trạng bệnh, bệnh nhân cần duy trì việc dùng thuốc điều trị dự phòng ngay cả ở những bậc hen nhẹ nhất (theo hướng dẫn của GINA và Bộ Y tế VN).

 

Cần làm gì để dự phòng và kiểm soát cơn hen?

 

Tuy không tuyệt đối, nhưng việc dự phòng sự xuất hiện của cơn hen cấp tính là điều hoàn toàn có thể. Việc đầu tiên cần làm đối với những người có nguy cơ cao bị hen (tính chất gia đình, cơ địa dị ứng...) là nên tránh tiếp xúc với những chất dễ gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất, khói thuốc lá.

 

Người bị hen suyễn do gắng sức hoặc do thuốc tuyệt đối không vận động quá sức hoặc dùng lại những thứ thuốc mà trước đó đã khiến người bệnh khởi phát cơn hen.

 

Người bị hen suyễn do nghề nghiệp tốt nhất nên chuyển đổi môi trường làm việc cho hợp lý hơn.

 

Dự phòng các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên cũng cần thiết ở bệnh nhân hen và việc này càng nên được chú ý vào thời điểm giao mùa.

 

Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, luyện tập thể lực nhẹ nhàng, chế độ dinh dưỡng tốt cũng góp phần đáng kể vào việc ngăn ngừa sự khởi phát của cơn hen cấp tính.

 

Duy trì phác đồ thuốc DỰ PHÒNG bao gồm thuốc giãn phế quản có tác dụng kéo dài, corticoide dạng hít hoặc uống theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc để dự phòng cơn hen. Có thể cân nhắc thay thế các thuốc dự phòng Tây y bằng các thuốc dự phòng đông y như thuốc hen P/H để giảm thiểu tác dụng phụ khi dùng thuốc kéo dài.

 

Tổng đài bác sĩ miễn cước 1800 5454 35 / zalo 0916 561 338

 

Quang Nghị

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát