Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Cách chữa hen suyễn hiệu quả


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Chữa hen suyễn - điều trị triệu chứng hay dự phòng tái phát?
  2. Chữa hen suyễn hiệu quả - cách nào?

Hiện nay trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc bệnh hen phế quản (hay còn gọi là hen suyễn), chi phí điều trị hen suyễn trung bình 500 USD cho mỗi người/năm. Tính riêng tại Việt Nam hiện có hơn 4 triệu người mắc bệnh hen suyễn (chiếm khoảng 5% dân số) với chi phí điều trị trung bình 301 USD/người/năm và ít nhất 3.000 người tử vong do hen suyễn mỗi năm. Đáng báo động là tình trạng trẻ mắc hen suyễn với tỷ lệ khoảng 6 – 8% số trẻ dưới 4 tuổi đang phải “chiến đấu” với căn bệnh này. Học sinh nội thành có gần 13% mắc hen suyễn. Tỷ lệ này thấp hơn trong số các học sinh ngoại thành nhưng vẫn ở mức xấp xỉ 10%….

 

Chữa hen suyễn - điều trị triệu chứng hay dự phòng tái phát?

 

Ngoài đối tượng trẻ em là đối tượng đáng báo động vì hen suyễn thì còn phải nhắc đến hen suyễn do nghề nghiệp ở nhiều nhóm độ tuổi khác. Đứng đầu trong danh sách những nghề nghiệp dễ mắc bệnh hen suyễn phải kể đến đó là: Nghề làm bánh, nghề giáo viên, thợ làm tóc, lính cứu hỏa và công nhân khai thác mỏ. Mặc dù hen suyễn rất phổ biến và gây ra nhiều hệ lụy nhưng những bệnh nhân mắc hen suyễn vẫn còn thiếu kiến thức về bệnh lý và cách phòng bệnh, đánh giá thấp biểu hiện và mức độ nguy hiểm của bệnh, còn thiếu những thông tin cập nhật cần thiết. 

 

Người bệnh chưa ý thức được việc chữa hen suyễn phải tập trung điều trị dự phòng là chính chứ không phải là chữa cắt cơn. 

 

Nhiều người mắc bệnh hen không tuân thủ chặt chẽ quy trình điều trị dự phòng kể cả khi đã được bác sĩ chỉ định điều trị. Chỉ đến khi bệnh ngày một nặng lên với tần xuất cơn hen suyễn cấp tính xuất hiện thường xuyên, thuốc cắt cơn kém đáp ứng theo thời gian hoặc gặp phải những tác dụng phụ do lạm dụng thuốc cắt cơn thì mới quay lại “phàn nàn” với bác sĩ rằng tại sao bệnh hen suyễn của tôi điều trị không hiệu quả. 
 

Đặc biệt nhiều người bệnh còn kỳ vọng vào việc điều trị “dứt điểm”, “hoàn toàn”, khỏi 100% mà không biết rằng, hen là căn bệnh mạn tính, cơn hen có thể trở lại nếu không điều trị dự phòng tốt. Và dù không thể khỏi hoàn toàn nhưng có thể dễ dàng kiểm soát nếu bệnh nhân tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

 

 

Chữa hen suyễn hiệu quả - cách nào?

 

Cách chữa hen suyễn hiệu quả nhất là điều trị dự phòng. Vậy tại sao phải điều trị dự phòng?

 

Phải điều trị dự phòng hen suyễn bởi hen suyễn là bệnh lý mạn tính của đường thở có sự tham gia của ba quá trình bệnh lý cơ bản: Viêm mạn tính đường thở, tăng đáp ứng của phế quản và co thắt, phù nề xuất tiết phế quản; trong đó viêm mạn tính đường thở là trung tâm. Kể cả khi không có triệu chứng điển hình của một cơn hen suyễn cấp tính như ho, khò khè, khó thở nặng ngực (phế quản tăng đáp ứng, co thắt phù nề và xuất tiết phế quản) thì đường thở vẫn bị viêm. Điều trị dự phòng là điều trị kiểm soát tình trạng viêm mạn tính này của đường thở, khi viêm mạn tính phế quản được kiểm soát thì các cơn suyễn cấp tính cũng sẽ hạn chế tái phát. 

 

Người bệnh hen suyễn cần nắm kỹ về các phương pháp điều trị dự phòng, kiểm soát hen; biết cách xử trí khi lên cơn hen suyễn cấp tính để giảm thiểu nguy cơ dẫn đến các biến chứng như: viêm phế quản, khí phế thũng, tâm phế mạn tính, suy hô hấp, ngừng hô hấp kèm tổn thương não, xẹp phổi, tràn khí màng phổi,...

 

Thuốc Tây y chữa hen suyễn hiệu quả chủ yếu là thuốc giãn phế quản và chống viêm, tập trung điều trị triệu chứng là chính và được xếp thành 2 nhóm điều trị dự phòng và thuốc cắt cơn. Trong điều trị hen suyễn, các thuốc dạng hít, xịt nhìn chung được ưa chuộng hơn so với các thuốc dạng viên nén hoặc dạng lỏng đường uống. Các thuốc dạng hít tác động trực tiếp lên bề mặt và cơ của đường hô hấp, nơi mà các triệu chứng của hen suyễn bắt đầu. 

 

Tân dược có ưu thế trong điều trị dự phòng và cắt cơn, tiện sử dụng. Nhưng nhược điểm lớn của thuốc tân dược là gây ra những hậu quả xấu do việc lạm dụng thuốc giãn phế quản, thuốc chống viêm hay chống dị ứng.Ví dụ như Corticoid có tác dụng phụ gây loét dạ dày – tá tràng, loãng và xốp xương, ức chế miễn dịch và giảm sức đề kháng của cơ thể. Thuốc tân dược không giải quyết được tận gốc bệnh, nên cơn hen thường tái phát, nếu kiểm soát không tốt, bệnh sẽ có xu hướng nặng lên.

 

Thuốc đông y cũng đang là một lựa chọn quan trọng để chữa hen và ngăn ngừa hen bên cạnh thuốc tân dược. Theo y học cổ truyền, nguyên nhân sinh bệnh hen là do công năng của ba Tạng Tỳ – Phế – Thận không được điều hòa và suy yếu gây nên, trong đó: chức năng tạng Phế kém dẫn đến việc điều khí rối loạn gây nên hiện tượng khó thở;  đờm do tạng Tỳ suy yếu mà sinh ra, đờm ở phế quản sẽ làm tắc nghẽn gây khó thở đối với người bệnh; tạng Thận không nạp khí nên khí ngược lên gây khó thở, cò cử.

 

Thuốc Đông y điều trị hen theo nguyên lý của y học cổ truyền thường dựa trên kinh nghiệm và bài thuốc dân gian truyền lại, ít độc hại, tập trung chủ yếu vào nguyên nhân và giải quyết tận gốc bệnh. Mục đích của điều trị theo y học cổ truyền là điều trị toàn diện và mang tính tổng thể cao, đem lại sự cân bằng cho toàn thân, tăng sức đề kháng của cơ thể, đồng thời quan tâm đến bài trừ nguyên nhân bệnh, vì thế hen suyễn mới chữa trị hiệu quả được.

 

Một trong những bài thuốc hay được sử dụng trong điều trị hen mạn tính là bài “Tiểu Thanh Long Thang” của Trương Trọng Cảnh có lịch sử hơn 1500 ứng dụng trong thực tế điều trị. Bài thuốc là sự kết hợp giữa các vị “Quân” “Thần” “Tá” “Sứ”, phối hợp và bổ trợ công dụng lẫn nhau có tác dụng điều hòa, phục hồi các chức năng Tạng Tỳ - Phế - Thận suy yếu, cho hiệu quả cao trong bệnh hen suyễn mạn tính, viêm phế quản mạn tính.


Với công nghệ bào chế hiện đại, hiện nay bài thuốc cổ phương Tiểu thanh long thang đã được ứng dụng trong bào chế thuốc hen thảo dược – dạng cao lỏng và viên hoàn vừa tiện dùng, vừa giữ đảm bảo được công năng của bài thuốc, khắc phục được nhược điểm lớn nhất của điều trị bằng thuốc y học cổ truyền là phải sắc thuốc vất vả, không tiện dùng, đặc biệt với cuộc sống bận rộn, hối hả ngày nay.


Điều trị hen mạn tính bằng thuốc y học cổ truyền mang lại những ưu thế nổi trội rõ rệt, thuốc vừa có tác dụng trực tiếp vào gốc bệnh, nâng cao sức đề kháng, phòng chống dị ứng lại cho hiệu quả cao và an toàn. Thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng. 

 

Bác sĩ hô hấp 1800 5454 35

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát