Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Bệnh hen suyễn có chữa khỏi hoàn toàn được không? Biến chứng của hen suyễn


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Hen suyễn – Những tồn tại nhức nhối
  2. Bệnh hen suyễn có thể chữa khỏi hoàn toàn được không?
  3. Biến chứng của hen suyễn khi người bệnh điều trị không đúng cách
  4. Bước tiến mới trong chương trình kiểm soát hen triệt để

Hen suyễn là căn bệnh mạn tính diễn biến âm thầm nhưng để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho người bệnh. Nó làm giảm chất lượng cuộc sống, suy giảm thậm chí làm mất khả năng lao động của người bệnh, quá trình điều trị cũng kéo dài và vô cùng tốn kém. Khi được chẩn đoán mắc hen suyễn, băn khoăn lớn nhất của người bệnh chính là bệnh hen suyễn có chữa khỏi hoàn toàn được không? Biến chứng của hen suyễn là gì? Làm gì để thoát khỏi căn bệnh dai dẳng này? Hãy cùng tìm hiểu thêm qua nội dung bài viết sau.

 

Hen suyễn – Những tồn tại nhức nhối

 

Trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc hen suyễn, chi phí điều trị trung bình 500 USD cho mỗi người/năm. Tính riêng tại Việt Nam hiện có hơn 4 triệu người mắc bệnh hen (chiếm khoảng 5% dân số) với chi phí điều trị trung bình 301 USD/người/năm và ít nhất 3.000 người tử vong do bệnh hen suyễn mỗi năm.

 

Đáng báo động là tình trạng trẻ mắc hen suyễn hiện không ngừng gia tăng, có 6 – 8% số trẻ dưới 4 tuổi đang phải “chiến đấu” với căn bệnh này hàng ngày. Học sinh nội thành có gần 13% mắc hen.

 

Mặc dù hen suyễn là bệnh lý rất phổ biến và gây ra nhiều hệ lụy nhưng người bệnh thiếu kiến thức về bệnh lý và cách phòng bệnh, đánh giá thấp biểu hiện và mức độ nguy hiểm của hen suyễn, còn thiếu những thông tin cập nhật cần thiết.

 

Người bệnh chưa ý thức được việc chữa hen suyễn chủ yếu phải điều trị dự phòng kiểm soát bệnh chứ không phải là chữa cắt cơn. Hơn 60% số bệnh nhân lạm dụng thuốc cắt cơn, không có thói quen dùng điều trị dự phòng khiến bệnh ngày càng có xu hướng nặng lên, cơn hen tái đi tái lại dù đã dùng thuốc cắt cơn.

 

Đặc biệt nhiều người bệnh còn kỳ vọng vào việc điều trị “dứt điểm”, “hoàn toàn”, khỏi 100% mà không biết rằng, hen suyễn là căn bệnh mạn tính, cơn hen có thể trở lại nếu không điều trị dự phòng tốt.

 

Bệnh hen suyễn có thể chữa khỏi hoàn toàn được không?

 

Hen suyễn là bệnh mạn tính và cơn hen có thể trở lại nếu không điều trị dự phòng tốt, điều này có nghĩa là bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi hoàn toàn. Và dù không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể dễ dàng kiểm soát nếu bệnh nhân tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

 

Mục tiêu kiểm soát hen suyễn hiện nay bao gồm 6 mục tiêu chính: không có biểu hiện của hen; không nhập viện, không cấp cứu; không dùng thuốc cắt cơn; không nghỉ việc, không nghỉ học; lưu lượng đỉnh gần như bình thường (khoảng 80%); không có tác dụng phụ do thuốc.

 

Biến chứng của hen suyễn khi người bệnh điều trị không đúng cách

 

Kỳ vọng khỏi hoàn toàn, nghe theo “lời mách” mà bỏ phác đồ bác sĩ đã chỉ định chính là nguyên nhân khiến hen suyễn ngày càng khó kiểm soát theo thời gian. Thay vì dùng thuốc cắt cơn, dự phòng theo hướng dẫn thì người bệnh sẵn sàng đi theo những phương pháp điều trị không chính thống hay dùng các loại thực phẩm chức năng để chữa bệnh. Bệnh khi đã kéo dài và không được điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

 

- Biến dạng lồng ngực có thể gặp trong các trường hợp bị hen suyễn từ lúc còn nhỏ, lồng ngực căng tròn, xương ức nhô ra phía trước hoặc lồng ngực nở rộng ở phía trước.

- Biến chứng do điều trị thường vì người bệnh quá lạm dụng một số loại thuốc, do dùng nhiều loại thuốc corticoide gây nên hội chứng Cushing, loãng xương, nhiễm khuẩn dai dẳng, bệnh tâm thần - thần kinh; nếu dùng quá nhiều các loại thuốc như adrenalin có thể bị tử vong đột ngột hoặc mắc hội chứng phổi bị ức chế. 

- Biến chứng suy hô hấp mạn tính có thể dẫn đến suy tim do bệnh phổi, nếu một phế quản bệnh nhân bị tắc nghẽn nặng, người bệnh luôn luôn tím tái, khó thở và sau đó tim bị suy với các triệu chứng phù, đi tiểu ít, gan to... và bệnh nhân dễ bị tàn phế; biến chứng này thường gặp ở những người lớn tuổi, bị bệnh hen suyễn lâu năm nhưng không được điều trị chu đáo, không tuân thủ phác đồ điều trị.

- Với trẻ nhỏ, có thể xuất hiện biến chứng chậm phát triển thể chất. Khi ra khỏi cơn hen cấp tính, hầu như trẻ vẫn khỏe mạnh, chạy nhảy như mọi đứa trẻ bình thường. Tuy nhiên, nếu không có phác đồ cắt cơn hiệu quả hoặc trẻ không được điều trị theo kế hoạch phòng ngừa cơn tốt, mức độ cơn hen diễn ra nặng nề kèm theo tần suất nhiều lần trong ngày về lâu dài có thể làm tổn thương đến cấu trúc của phổi và đường dẫn khí. Hệ thống cây phế quản sẽ bị tắc nghẽn mạn tính, trẻ bị khó thở liên tục, ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ do đó ảnh hưởng đến sản sinh hormone tăng trưởng kết hợp với trẻ bị giảm khả năng hoạt động thể lực dẫn đến chậm phát triển thể chất.

 

Để hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu mà hen suyễn có thể gây ra, người bệnh cần làm tốt 3 vấn đề:

 

- Tránh xa các nguyên nhân gây khởi phát cơn hen.

- Biết cách dùng thuốc cắt cơn và xử trí cơn hen khi lên cơn hen cấp tính. Nắm được các dấu hiệu tăng nặng của bệnh để có thể đi cấp cứu kịp thời.

- Điều trị dự phòng theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc điều trị dự phòng không có tác dụng NHANH như thuốc cắt cơn nhưng lại vô cùng giá trị trong việc kiểm soát tình trạng viêm vốn có của đường thở. Dự phòng tốt thì người bệnh không cần dùng thuốc cắt cơn hen cấp tính, chức năng phổi gần về bình thường.

 

Cùng lắng nghe tư vấn của PGS.TS Phan Thu Phương – Giám đốc Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai để làm rõ hơn quan điểm về điều trị hen suyễn hiện nay:

 

 

Bước tiến mới trong chương trình kiểm soát hen triệt để

 

Chương trình kiểm soát hen suyễn triệt để (gọi tắt là GOAL – Gaining Optimal Athma Control) là một bước tiến mới trong chương trình phòng chống hen suyễn toàn cầu (GINA). Đây là mô hình kiểm soát hen suyễn mới nhất, hiệu quả nhất tại cộng đồng và gia đình theo hướng lấy điều trị dự phòng làm chủ yếu. Chương trình được đặt ra theo 6 mục tiêu: không có biểu hiện của hen; không nhập viện, không cấp cứu do hen suyễn; không dùng thuốc cắt cơn hen cấp tính; không nghỉ việc, không nghỉ học; lưu lượng đỉnh gần như bình thường (khoảng 80%); không có tác dụng phụ do thuốc. Toàn bộ tiêu chí đó phải được duy trì liên tục ít nhất 7-8 tuần (giai đoạn 1) và kéo dài đến tuần thứ 56 (giai đoạn 2), ngăn chặn khả năng tái phát hen trong một thời gian dài.

 

Để đạt được đủ 6 mục tiêu trên ngoài điều trị cắt cơn thì vai trò của điều trị dự phòng vô cùng quan trọng.

 

Điều trị dự phòng hen suyễn hiện nay có thể sử dụng các loại thuốc phối hợp điều trị hoặc Corticoid dạng khí dung (gọi tắt là ICS) theo phác đồ điều trị 4 bậc trong vòng 3 tháng hoặc dự phòng bằng thuốc hen thảo dược theo phác đồ 8 – 10 tuần.

 

Anh N.N.V bị hen cách đây 12 năm, đã điều trị nhiều nơi nhưng đều không có kết quả, bệnh ngày một nặng thêm, có thời kỳ phải ngồi xe lăn, sau khi được thường xuyên đo lưu lượng đỉnh và tự kiểm soát được căn bệnh của mình bằng thuốc dự phòng, 2 năm nay anh không phải nhập viện. Chị H.Hg (Thanh Xuân, Hà Nội) bị hen rất nặng phải nhập viện liên tục, một tháng có khi phải vào viện 2-3 lần, gần 3 năm nay kể từ khi điều trị dự phòng thường xuyên bằng thuốc hen thảo dược, bệnh tình của chị dần dần ổn định. Hơn 1 năm qua, chị chưa phải nhập viện và bắt đầu tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày – điều mà trước đây chị không thể làm được.

 

Thêm một tin vui mới cho các người mắc bệnh hen suyễn, nhất là đối với những người bệnh  nghèo, ngoài các thuốc dự phòng, thuốc hen thảo dược đã có trong danh mục bảo hiểm y tế cho bệnh nhân. Điều này sẽ giúp các bệnh nhân giảm bớt một phần khó khăn để tiếp tục yên tâm, kiên trì điều trị căn bệnh của mình.

 

Truy cập website https://www.benhhen.vn/ để biết thêm thông tin về bệnh hen suyễn hoặc gọi tới tổng đài 1800 5454 35 để được các bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị.

 

Xem đầy đủ tư vấn “Lời khuyên cho người bệnh hô hấp” từ 2 chuyên gia PGS.TS Phan Thu Phương – Giám đốc Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai; TS.BS Trần Thái Hà – Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Nguyên trưởng khoa Châm cứu dưỡng sinh, Nguyên trưởng khoa Lão – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương tại:

 

 

 

Xem thêm thông tin về thuốc Đông y điều trị dự phòng hiệu quả các bệnh hô hấp TẠI ĐÂY.

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát