Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Bệnh hen có chữa dứt điểm được không


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Hen phế quản có nguy hiểm không?
  2. Bệnh hen có chữa dứt điểm được không?
  3. Nguyên tắc xử trí hen phế quản hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới

Hen phế quản là bệnh lý mạn tính với các triệu chứng ho, khò khè, khó thở tái đi tái lại ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sống của người bệnh, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Bệnh hen có chữa dứt điểm được không là băn khoăn các bác sĩ chúng tôi thường xuyên nhận được từ bạn đọc. Xin mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung bài viết sau để hiểu thêm về vấn đề này.

 

Hen phế quản có nguy hiểm không?

 

Theo các bác sĩ chuyên khoa hô hấp thì bệnh hen phế quản cực kỳ nguy hiểm bởi khi đường dẫn khí bị kích ứng, các cơ hô hấp dần thu hẹp sẽ ngăn cản không khí đi vào phổi dẫn đến nghẹt thở và bệnh nhân có thể tử vong.

 

Nhưng thực tế cho thấy, không phải người bệnh nào cũng quan tâm đúng mức. Dịch tễ học về hen phế quản cho thấy tỷ lệ mắc hen ở độ tuổi trẻ em và người trung tuổi, cao tuổi tương đối cao. Ở trẻ em, thường được các bậc phụ huynh quan tâm nhiều hơn do hen phế quản có thể ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển ở trẻ, bản thân trẻ chưa đủ kiến thức để chủ động dự phòng các cơn hen cấp tính nguy hiểm tái phát bất cứ khi nào nên các bậc phụ huynh có thể ưu tiên điều trị dự phòng và kiểm soát hen cho trẻ từ sớm. Tuy nhiên ở người trung và cao tuổi thì việc điều trị chưa được quan tâm đúng mức vì cho rằng cứ hết khó thở là hết bệnh, chỉ cần dùng thuốc khi lên cơn hen cấp tính, hết cơn hen rồi thì không cần điều trị nữa. Chính nhận thức sai lầm này đã khiến nhiều người bệnh gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

 

Hen kéo dài và khôngđược điều trị đúng cách, không được điều trị dự phòng sớm có thể gây ra các biến chứng: tràn khí phế nang do ho, ép ngực hoặc do cố gắng lấy sức để thở. Hoặc về lâu dài còn gây ra khí phế thủng, suy tim phải…vừa khó thở do viêm đường hô hấp vừa suy tim phải nên rất dễ dẫn đến tử vọng.

 

 

Hen là bệnh lý mạn tính ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sống của người bệnh (Ảnh minh họa)

 

Tính riêng tại Việt Nam, hen suyễn hàng năm đã “cướp đi” mạng sống của gần 3000 người và con số này sẽ còn gia tăng cùng với những tác động của ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. Vậy bệnh hen có chữa dứt điểm được không?

 

Bệnh hen có chữa dứt điểm được không?

 

Câu trả lời là KHÔNG. Nếu ai đó cam kết chữa khỏi bệnh 100% bệnh hen, không khỏi hoàn tiền, bạn hãy tham vấn ngay với bác sĩ theo dõi điều trị của mình.

 

Theo các chuyên gia hô hấp, hen phế quản (hay còn gọi là hen suyễn) là căn bệnh mạn tính, mạn tính có nghĩa là kéo dài, không thể chữa dứt điểm. Tại sao như vậy?

 

 

Hen là bệnh lý mạn tính với tình trạng viêm tồn tại nhiều năm ở hầu hết bệnh nhân.

Chồng lên trên tình trạng viêm mạn tính này là các đợt viêm cấp tính tương ứng với các đợt kịch phát hen

 

Điều đầu tiên bạn cần biết là căn bệnh này đã gây ra những gì cho hệ thống hô hấp của bạn.

 

Hen phế quản là bệnh lý có đặc điểm là viêm mạn tính niêm mạc phế quản làm tăng phản ứng của phế quản thường xuyên với các tác nhân kích thích, dẫn đến co thắt lan tỏa cơ trơn phế quản. Sự co thắt phế quản không cố định, thường có thể phục hồi tự nhiêu hoặc sau khi dùng thuốc giãn phế quản.

 

Trên lâm sàng, hen phế quản biểu hiện với các triệu chứng như thở khò khè, khó thở, nặng ngực và ho. Bệnh biến đổi theo mùa, nặng lên khi tiếp xúc với yếu tố nguy cơ hoặc thay đổi thời tiết. Các triệu chứng này có liên quan với sự biến đổi của luồng không khí thở ra do tình trạng tắc nghẽn đường thở (phù nề niêm mạc, co thắt cơ trơn, tăng tiết đờm).

 

Ở bệnh nhân khi không có các triệu chứng của bệnh thì không có nghĩa bệnh đã “biến mất”: giữa đợt kịch phát, niêm mạc đường thở vẫn bị viêm, khi có đủ các yếu tố tác động thì lúc này các triệu chứng xuất hiện trở lại. Điều này cũng lý giải tại sao nhiều người bệnh trong một thời gian nhất định (khoảng vài tháng, thậm chí có người vài năm) có thể không xuất hiện triệu chứng bệnh nhưng khi cơ thể tiếp xúc thường xuyên các tác nhân kích thích, sức khỏe giảm thì các triệu chứng lại xuất hiện trở lại.

 

Các yếu tố khiến tình trạng viêm vốn luôn tồn tại sẵn có ở bệnh nhân hen phế quản nặng lên thường gặp nhất phải kể tới:

- Dị nguyên

- Nhiễm khuẩn hô hấp

- Hít thuốc lá thụ động

- Ô nhiễm không khí

- Thay đổi thời tiết

- Gắng sức

- Yếu tố tâm lý

 

Để người bệnh hoàn toàn không tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ này là điều vô cùng khó khăn, vậy nên việc điều trị dứt điểm hoàn toàn bệnh hen là không thể. Người bệnh nên xác định “sống chung với lũ” và điều trị dự phòng sớm nhất có thể để phòng những biến chứng nguy hiểm.

 

 

Người bệnh không thể hạn chế tiếp xúc hoàn toàn với các yếu tố dị nguyên nên điều trị dứt điểm hen phế quản là không thể

 

Nguyên tắc xử trí hen phế quản hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới

 

Mục tiêu dài hạn và quan trọng của điều trị hen là đạt được mức độ kiểm soát triệu chứng tốt, giảm thiểu nguy cơ các đợt kịch phát (cơn hen) tái phát trong tương lai, duy trì chức năng phổi và hạn chế tác dụng phụ của thuốc điều trị. Với mỗi bệnh nhân sẽ cần cụ thể hóa mục tiêu điều trị này tùy theo mức độ tiếp cận phác đồ điều trị chuẩn của Bộ Y tế.

 

Người bệnh cần thay đổi nhận thức về quan điểm điều trị hen: HEN KHÔNG THỂ CHỮA KHỎI VĨNH VIỄN; người bệnh không được lạm dụng thuốc cắt cơn (chỉ sử dụng thuốc cắt cơn mỗi khi lên cơn hen phế quản) và điều trị dự phòng hen sớm để giảm nguy cơ trong tương lai.

 

Để làm tốt những mục tiêu này, trong suốt quá trình điều trị, người bệnh cần có sự theo dõi và đồng hành của bác sĩ chuyên khoa. Khi đã có phác đồ điều trị và kế hoạch điều trị phù hợp thì việc theo dõi điều trị diễn ra xuyên suốt theo chu kỳ liên tục đánh giá – điều trị - đánh giá lại – điều chỉnh điều trị để phù hợp với bệnh nhân về cả kiểm soát triệu chứng lẫn nguy cơ trong tương lai.

 

Làm ngay bài đánh giá kiểm soát hen và gọi cho chúng tôi qua số 1800 5454 35 để được cung cấp thêm những thông tin hữu ích trong phòng và điều trị hen phế quản.

- Bảng câu hỏi trắc nghiệm ACT và so sánh với tiêu chuẩn GINA trong đánh giá mức độ kiểm soát hen phế quản ở người lớn: https://www.benhhen.vn/form-khao-sat-1.html

- Bảng câu hỏi trắc nghiệm ACT và so sánh với tiêu chuẩn GINA trong đánh giá mức độ kiểm soát hen phế quản ở trẻ từ 4 – 11 tuổi: https://www.benhhen.vn/form-khao-sat-2.html

- Bảng câu hỏi trắc nghiệm CAT và so sánh với tiêu chuẩn GINA trong đánh giá mức độ kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người lớn: https://www.benhhen.vn/form-khao-sat-1.html

 

Tổng đài bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị 1800 5454 35 / zalo 0916 561 338

 

Thuốc hen P/H – Thuốc điều trị dự phòng hen phế quản đã được Bộ Y tế cấp phép, không phải thực phẩm chức năng.

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

Ban hang online
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát